Bà bầu bị đi ngoài ra máu cần xử lý nhanh chóng

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
15 Tháng năm 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng bảy 2024

Số lần xem:
36571

Bà bầu đi ngoài ra máu là do đâu? Nguyên nhân, cách phòng tránh tình trạng và biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả nào có thể được áp dụng. Tất tần tật những câu hỏi băn khoăn này của các bạn sẽ được chúng tôi bật mí cụ thể trong bài viết ngay sau đây!

Bà bầu đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bà bầu đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

1. Bà bầu đi ngoài ra máu nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài có máu ở bà bầu. Nhất là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu rất dễ bị đi ngoài kèm theo máu tươi. Thực tế, ở các bà bầu, việc đi vệ sinh có kèm theo máu là biểu hiện do những tác động, ảnh hưởng đến từ hậu môn và trực tràng.

Nguyên nhân là khi mang thai. kích thước to dần và nặng hơn của thai nhi khiến cơ thể mẹ phải gồng gánh. Từ đó, các cơ quan vùng chậu sẽ chịu áp lực lớn. Đặc biệt, nếu mẹ bầu ăn uống xuề xòa, không khoa học, thiếu chất xơ,uống không đủ nước, ít ăn rau xanh…đã khiến cho tình trạng chảy máu tươi khi đi vệ sinh có thể xảy ra. Cụ thể, các nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu khi đi vệ sinh ở phụ nữ mang thai là do:

1.1. Táo bón

Đây là tình trạng xảy ra ở hầu hết tất cả mọi người, nếu không thực sự quan tâm và ăn uống không có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể, trong quá trình mang bầu, hormone progesterone có xu hướng tăng dần lên bởi thai nhi ngày càng lớn hơn. Cũng bởi vậy mà làm hoạt động của nhu động ruột giảm mạnh. Thêm nữa, do ăn uống thiếu khoa học, cung cấp cho cơ thể không đủ chất xơ, nước… Và lười vận động, thường xuyên nằm ỳ một chỗ khiến cơ thể trì trệ và bị bệnh táo bón.

Khi bị táo bón sẽ gây ra phân bị khô, cứng, khó được đẩy ra ngoài, nhất là bà bầu vốn dĩ đã có thể trạng yếu. Khi phân đi qua vùng niêm mạc ống hậu môn – trực tràng sẽ bị trầy vì bị va chạm, xước, dẫn đến chảy máu hậu môn. Chính vì thế mà gây ra hiện tượng bà bầu đi ngoài ra máu.

1.2. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ cũng là một tác nhân gây ra hiện tượng đi vệ sinh có kèm máu tươi ở bà bầu. Đây là chứng bệnh giãn tĩnh mạch trong và xung quanh trực tràng – ống hậu môn. Khi áp lực trong hậu môn tăng cao, do thai nhi ngày càng phát triển và nặng lên. Đồng thời, lượng máu ở vùng chậu giảm đi, sự lưu thông máu chậm kết hợp cùng chế độ ăn uống không đầy đủ, thiếu chất xơ. Chính những điều này khiến bệnh trĩ thường xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ.

Không những cảm thấy khó chịu và đau đớn khi đi ngoài ra máu, mẹ bầu còn có thể gặp các vấn đề phiền phức khác. Nhất là hiện tượng căng tức hậu môn, sa búi trĩ, hậu môn bị ngứa rát cực kỳ khó chịu. Hơn thế, các vùng này luôn rơi vào trạng thái ẩm ướt nên càng khó chịu, đau đớn hơn cho bệnh nhân.

1.3. Chảy máu trực tràng

Hiện tượng chảy máu trực tràng là một biểu hiện phổ biến ở hầu hết mọi người, nhất là ở phụ nữ có thai. Triệu chứng đặc trưng và dễ nhận ra nhất ở chứng bệnh này là đi ngoài ra máu.

Nếu mang thai mà mẹ bầu có mắc bệnh trĩ hoặc biến chứng từ bệnh Crohn cũng sẽ gây ra hiện tượng này. Hoặc cũng có thể mẹ bầu bị mắc một bệnh lý như viêm ruột, polyp hay ung thư đại trực tràng và gây ra hiện tượng đi đại tiện ra máu.

Các triệu chứng đi kèm với hiện tượng đại tiện ra máu ở các bà bầu có thể là: Trực tràng bị đau, căng tức, thường xuyên cảm thấy chóng mặt, choáng váng đầu óc. Nếu tình trạng này không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm như ngất xỉu.

1.4. Nứt kẽ hậu môn

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu khi đi vệ sinh ở các chị em mang thai. Nứt kẽ hậu môn là hệ quả của các bệnh nhân mắc bệnh trĩ hoặc táo bón. Nếu mẹ bầu mắc một trong hai chứng bệnh trên thì cũng sẽ gặp phải tình trạng bị đi vệ sinh kèm theo máu tươi.

Bệnh nứt kẽ hậu môn gây ra hiện tượng co giãn quá mức của các cơ quan xung quanh vùng ống hậu môn và khiến cho lớp niêm mạc cùng các mạch máu bị nứt ra. Khi đi đại tiện, do cần dùng sức rặn lớn mới đẩy phân ra ngoài được nên càng khiến cho các vết nứt này lớn hơn và chảy máu. Tình trạng này kéo dài không được xử lý đúng cách cũng gây ra tình trạng viêm nhiễm, lở loét nguy hiểm cho người mắc bệnh.

Những nguyên nhân khiến đi ngoài ra máu khi mang thai
Những nguyên nhân khiến đi ngoài ra máu khi mang thai

2. Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không?

Bà bầu là một trong những đối tượng có thể trạng và sức khỏe yếu cần được chăm sóc, bảo vệ tốt nhất. Có như vậy mới đảm bảo cho sức khỏe tốt của mẹ và sự phát triển an toàn, khỏe mạnh của bé. Vậy nếu mẹ bầu gặp vấn đề đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Nếu có thể mức độ nguy hiểm như thế nào?

Trả lời vấn đề này, nhiều chuyên gia sức khỏe cho biết, nếu tình trạng này chỉ diễn ra trong vòng từ 1-2 ngày là hết thì không có vấn đề gì lớn cả. Mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra kéo dài, thường xuyên, liên tục cũng như kèm theo các triệu chứng đau đớn nhiều hơn, dữ dội hơn. Hoặc máu càng ngày càng có xu hướng tăng về lượng thì cần phải có biện pháp xử lý nhanh chóng, bởi sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Cụ thể, tình trạng này sẽ ảnh hưởng như sau:

Đi ngoài ra máu khi mang thai nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

2.1. Tăng nguy cơ thiếu máu ở bà bầu

Khi đi đại tiện có kèm theo máu tươi liên tục, mẹ bầu sẽ bị mất một lượng máu lớn. Như vậy, thai nhi có thể không được cung cấp đầy đủ lượng máu để phát triển đầy đủ, khỏe mạnh. Dẫn đến thai có thể bị bị chậm lớn, phát triển chậm chạp, còi cọc hoặc suy dinh dưỡng nhẹ cân hơn những đứa trẻ khác.

Nguy hiểm hơn, khi bị thiếu máu trầm trọng mà không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến mẹ bầu bị sẩy thai, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa…và nhiều các bệnh nguy hiểm khác.

2.2. Gây viêm nhiễm

Nếu bà bầu không chăm sóc tốt cho bản thân, vệ sinh cơ thể không đảm bảo thì có thể gây ra viêm nhiễm. Nhất là khi đi ngoài có kèm theo máu mà mẹ bầu không biết cách vệ sinh cơ thể đúng đắn, khoa học, hợp vệ sinh.

Đặc biệt, cơ thể mẹ bầu sẽ có nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang bầu. Các cơ quan sinh dục có nguy cơ bị viêm nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách. Âm đạo có nguy cơ trở thành môi trường lý tưởng để có cơ hội sinh sôi, phát triển và gây bệnh cho mẹ. Từ đó cũng dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong bụng mẹ bầu.

2.3. Gây khó khăn trong sinh hoạt

Đây đều là những bệnh có thể khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, đau rát. Nhất là khi đi vệ sinh nặng. Bởi khi đi đại tiện, bệnh nhân bắt buộc phải rặn mạnh để đẩy các chất thải ra ngoài cơ thể. Điều này gây ra những đau đớn, khó chịu nhất định cho mẹ bầu.

2.4. Tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh ở hậu môn- trực tràng

Nếu mẹ bầu mắc phải hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện thì có thể đây là biểu hiện cơ thể mẹ đang có nguy cơ mắc các bệnh ở hậu môn – trực tràng. Nguyên nhân chính là do không được chăm sóc tốt trong quá trình mang bầu. Mẹ không được cung cấp đủ chất xơ, rau xanh, nước… từ đó dẫn đến các bệnh táo bón, trĩ…

Đồng thời, bé trong bụng mẹ bầu ngày càng lớn lên, nặng hơn và gây sức ép lên các vùng ở hậu môn, trực tràng. Chính vì vậy, nguy cơ khiến bệnh nhân sẽ mắc các bệnh ở hậu môn – trực tràng là rất lớn. Mẹ bầu cần được thõi, quan tâm và chăm sóc sức khỏe định kỳ, đều đặn. Có như vậy mới có thể phòng tránh và hạn chế mắc các bệnh này.

2.5. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Khi bị đi ngoài ra máu quá nhiều, mẹ bầu bị ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Chính những tác động này cũng sẽ khiến cho sự phát triển bình thường của trẻ gặp cản trở nghiêm trọng. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, nếu các mẹ bầu không được chăm sóc sức khỏe đúng cách trong thai kỳ, bị đi ngoài ra máu thường xuyên sẽ dẫn đến thai nhi bị ảnh hưởng trầm trọng như: Chậm lớn, còi cọc, phát triển không bình thường từ trong bụng mẹ, suy dinh dưỡng, thiếu cân…

Phụ nữ mang thai đi ngoài ra máu phải làm gì?
Phụ nữ mang thai đi ngoài ra máu phải làm gì?

3. Cách xử lý an toàn cho bà bầu bị đi cầu ra máu

Khi bị đi ngoài ra máu, mẹ bầu cần được chăm sóc sức khỏe, xử lý bằng các biện pháp an toàn. Các bạn có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

3.1. Giảm áp lực cho vùng bụng

Khi phụ nữ mang thai thì vùng bụng có sự chuyển biến nhiều nhất. Chính vì vậy, khi bị chảy máu khi đi vệ sinh nặng, các bạn cần làm giảm áp lực cho vùng này để hạn chế tình trạng này.

Thay vì ngồi bồn cầu khi đi vệ sinh, mẹ bầu có thể đi đại tiện bằng cách ngồi xổm. Điều này có thể hạn chế áp lực tại vùng bụng một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với các động tác thể dục, yoga nhẹ nhàng, hạn chế ngồi một chỗ trong thời gian quá dài. Giữ tâm trạng thư thái để hỗ trợ cho việc tiêu hóa tốt hơn.

3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống khoa học, đúng đắn sẽ giúp mẹ bầu có thể đảm bảo bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Đồng thời, hạn chế và ngăn chặn tình trạng chảy máu khi đi đại tiện xảy ra. Bởi lẽ, nguy nhân chủ yếu gây ra tình trạng mẹ bầu bị đi ngoài ra máu chủ yếu do ăn uống thiếu chất, không khoa học gây ra.

Các mẹ bầu nên bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh, các loại hoa quả…nhất là các loại quả như mâm xôi, đu đủ, táo, lê… Đây đều là các loại thực phẩm giàu vitamin, lợi tiêu hóa, nhu động ruột, nhuận tràng. Từ đó, có thể giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt hơn, thuận tiện đi đại tiện dễ dàng hơn.

3.3. Uống nhiều nước

Nước uống là thành phần quan trọng đối với cơ thể của chúng ta, nhất là đối với mẹ bầu. Việc bổ sung nước uống cho cả mẹ và bé cần được đảm bảo thường xuyên, liên tục. Nên uống từ 2-2.5 lít nước để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đồng thời, thường xuyên uống thêm các loại nước ép hoa quả, sinh tố để đảm bảo lượng nước.

3.4. Thiết lập thói quen đại tiện theo giờ

Nếu bạn bị đi ngoài ra máu trong quá trình mang bầu thì việc hình thành thói quen đi vệ sinh theo các giờ cố định sẽ giúp kiểm soát tốt hơn lượng máu đi ra ngoài. Nên đại tiện lúc sáng sớm, không nhịn đại tiện. Điều này sẽ giúp đào thải chất thải tốt hơn, cũng như bảo vệ tốt cho các hệ cơ quan tiêu hóa.

Đặc biệt, nếu nhịn đại tiện quá lâu không chỉ khiến phân trở nên khô cứng, khó đào thải hơn. Mà còn khiến cho tình trạng đi ngoài ra máu trầm trọng hơn. Cơ thể mẹ cũng có thể bị tích tụ khí độc dẫn đến nguy cơ cơ thể bị nhiễm độc, hoặc nhẹ là khó chịu, mệt mỏi.

3.5. Vệ sinh hậu môn

Nếu mẹ bầu bị bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn thì việc vệ sinh hậu môn thiếu sạch sẽ sẽ khiến nguy cơ hình thành các ổ apxe hình thành. Từ đó, khiến vùng hậu môn trở nên nóng rát, khó chịu, niêm mạc bị sưng đỏ hoặc chảy dịch…

Vì vậy, dù cho bị các bệnh trên hay không thì mẹ bầu cũng cần giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh hậu môn sạch sẽ, khô thoáng. Như vậy, các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ không có cơ hội gây bệnh cho chính bạn.

3.6. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị

Bạn có thể chọn bổ sung viên uống có thành phần tự nhiên, an toàn và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhanh chóng, hiệu quả, không lo tái phát nhờ có các thành phần như cao Diếp cá, cao Đương quy, Magie, Rutin, Meriva. Sản phẩm được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh trĩ nhờ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ như: chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa và các biến chứng của bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm nứt hậu môn. Sản phẩm còn giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch cũng như giúp tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên sử dụng sản phẩm chăm sóc da giúp làm mát và săn se da góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm hậu môn. Nên lựa chọn sản phẩm có chứa nano Curcumin, tinh dầu bạc hà kết hợp với các dược liệu như cao lá nhọ nồi, diếp cá, trầu không, thầu dầu tía để mang lại hiệu quả.

Tình trạng bà bầu đi ngoài ra máu cần được xử lý đúng đắn. Đồng thời, mẹ bầu cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên theo định kỳ để đảm bảo hạn chế tình trạng này xảy ra. Quan tâm, chăm sóc sức khỏe bà bầu đúng cách sẽ giúp mẹ có thể hạn chế tối đa đi ngoài ra máu và giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh hơn.

Bài viết liên quan: Đi ngoài ra máu sau sinh: Nỗi khổ của các bà mẹ

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA