Sau sinh đi cầu ra máu nguy hiểm như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
25 Tháng Mười Hai 2023

Lần cập nhật cuối:
2 Tháng Một 2024

Số lần xem:
7313

Rất nhiều chị em phụ nữ sau quá trình vượt cạn thành công lại gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu. Vấn đề này khiến các mẹ vô cùng lo lắng và stress bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Vậy hiện tượng đi ngoài ra máu sau sinh nguy hiểm như thế nào và cần điều trị ra sao?

Nhiều mẹ đừng nên chủ quan về tình trạng sau sinh đi ngoài ra máu
Nhiều mẹ đừng nên chủ quan về tình trạng sau sinh đi ngoài ra máu

1. Đi ngoài ra máu sau sinh do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các mẹ sau sinh đi cầu ra máu. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng nắm rõ được các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thực tế việc đi ngoài ra máu căn cứ vào từng trường hợp máu ít hay nhiều và các biểu hiện cụ thể đi kèm hoặc nhờ xét nghiệm cụ thể mới có thể phán đoán được nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân các bạn có thể biết về tình trạng đi vệ sinh cụ thể:

1.1. Thay đổi nội tiết tố

Ngay từ khi mang thai thì nội tiết tố bên trong người nữ giới đã có sự chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là sau sinh. Phụ nữ sau sinh thường sẽ có sự chuyển biến bất thường của nội tiết tố. Tình trạng này xảy ra là bởi, trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường xuyên cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé, nhất là các loại khoáng chất như: Canxi, sắt hoặc áp lực của thai nhi lên vùng khoang chậu…sẽ khiến cho việc đại tiện khó khăn.

Chính những điều này khiến cho các mạch máu ở khu vực hậu môn sưng lên. Đây cũng là nguyên nhân tác động khiến cho việc khi đi vệ sinh nặng dễ chảy máu ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, các chị em cũng đừng quá lo lắng, vì sau sinh đi ngoài ra máu cũng có thể là biểu hiện bình thường của cơ thể. Thông thường tình trạng trên sẽ tự động biến mất sau 1 đến 2 tháng. Nếu kéo dài hơn thời gian này thì các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám để nhanh chóng có cách chữa trị kịp thời.

Mẹ bị đi cầu ra máu sau khi sinh do thay đổi nội tiết tố
Mẹ bị đi cầu ra máu sau khi sinh do thay đổi nội tiết tố

1.2. Sa búi trĩ

Cũng có thể tình trạng chảy máu khi đi vệ sinh ở phụ nữ sau sinh bắt nguồn từ việc xuất hiện sa búi trĩ. Nguyên nhân là trong quá trình sinh nở thường ở phụ nữ, thường chị em phải rặn đẻ thật mạnh để con được đẩy ra bên ngoài. Quá trình này có thể khiến cho việc ổ bụng chịu áp lực lớn, dễ gây ra việc xuất hiện các khóm sa búi trĩ. Vì vậy, gây ra hiện tượng chảy máu khi đi vệ sinh nặng.

1.3. Kiêng khem quá mức

Sau sinh, để nhanh chóng lấy lại vóc dáng mà nhiều chị em thường thực hiện kế hoạch kiêng khem quá mức, sai sách. Nhất là việc lười vận động, ăn ít rau xanh, chất xơ, ăn quá nhiều thịt, uống ít nước…khiến cho cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, không được đảm bảo các dưỡng chất cần thiết. Chính vì vậy, dễ gây ra hiện tượng táo bón trầm trọng và gây ra việc đi vệ sinh ra máu.

1.4. Tác dụng phụ của thuốc

Đại tiện ra máu sau sinh do tác dụng phụ của thuốc
Đại tiện ra máu sau sinh do tác dụng phụ của thuốc

Trải qua quá trình sinh nở đau đớn, hầu hết các chị em đều cần có sự hỗ trợ của các loại thuốc gây mê, gây tê, giảm đau, kháng sinh,… để làm dịu sự đau đớn ấy. Tuy nhiên, điều này lại gây ra tác dụng phụ là có thể khiến các chức năng của ruột bị tổn thương. Từ đó, gây ra hiện tượng chảy máu khi đi ngoài ở các chị em phụ nữ sau sinh.

1.5. Bệnh trĩ

Như các bạn đã biết, phụ nữ sau sinh rất dễ bị mắc bệnh trĩ. Bởi vì, trải quá trình rặn để sinh nở ổ bụng và khoang chậu chậu tăng lên. Chính những áp lực này đã gây ra và dẫn đến hiện tượng tụ máu ở vùng hậu môn và tĩnh mạch trĩ sa giãn. Gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, chính chế độ ăn uống, kiêng khem bất hợp lý sau sinh cũng khiến cho bệnh trĩ có nguy cơ xuất hiện cao hơn.

1.6. Polyp hậu môn

Polyp hậu môn có các biểu hiện gần giống như bệnh trĩ, đều có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy vùng hậu môn. Đặc biệt, sau sinh chị em thường trải qua quá trình vượt cạn mệt mỏi, đồng thời có quá trình dinh dưỡng không thật sự tốt cho bản thâm. Chính vì vậy, nếu mắc polyp hậu môn cũng sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nhân đi cầu bị chảy máu. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, bụng đau.

Mẹ sau sinh đi đại tiện ra máu do bị polyp hậu môn
Mẹ sau sinh đi đại tiện ra máu do bị polyp hậu môn

1.7. Ung thư trực tràng

Không chỉ do các nhân đã kể ở trên, nếu bị ung thư trực tràng thì sau sinh chị em đi cầu cũng sẽ thấy hiện tượng chảy máu. Nguyên nhân là do bị ung thư gây ảnh hưởng đến ruột già và trực tràng. Khi chịu tác động như vậy dẫn đến hiện tượng viêm, kích ứng và dẫn đến phản ứng của cơ thể là chảy máu.

Từ những nguyên nhân trên có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng sau sinh chảy máu khi đi cầu. Mỗi biểu hiện bệnh này đều khá khó phân biệt, đòi hỏi chị em sau sinh cần được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thật tốt. Thường xuyên theo dõi, thăm khám cần thiết để đảm bảo không bị mắc những bệnh đáng tiếc. Từ đó, có kế hoạch chăm sóc, chữa trị bệnh sớm nhất để mau chóng khỏi bệnh.

2. Đi ngoài ra máu sau sinh nguy hiểm không?

Các chuyên gia y tế hàng đầu khuyến cáo rằng, đi cầu ra máu, nhất là chị em sau sinh gặp phải vấn đề tiềm ẩn nguy cơ về những căn bệnh, bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, các chị em cần chăm sóc bản thân chu đáo. Thường xuyên được thăm khám theo định kỳ để đảm bảo không mắc các bệnh nguy hiểm.

Đi ngoài ra máu sau sinh nguy hiểm như thế nào?
Đi ngoài ra máu sau sinh nguy hiểm như thế nào?

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi sau sinh thực sự là một tình trạng nguy hiểm nếu là biểu hiện của một bệnh lý về tiêu hóa. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như:

2.1. Mất máu quá nhiều

Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì về lâu dài chị em có thể bị mất máu nhiều dẫn đến thiếu máu. Do thiếu máu thể trạng của chị em sẽ yếu, kém hơn bình thường. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, sức đề kháng giảm sút dẫn đến việc các loại vi khuẩn, các bệnh khác có cơ hội tấn công. Điều này rất nguy hiểm bởi lẽ, cơ thể mẹ sau sinh vốn dĩ rất yếu nên nếu bị thiếu máu có thể dẫn đến nhiều vấn đề khó lường trước.

Để hạn chế vấn đề này, sau sinh các mẹ cần được quan tâm đúng cách, bổ sung chất dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng… . Đặc biệt, các mẹ cần suy nghĩ thoải mái, có tâm thế vui vẻ và không suy nghĩ quá nhiều. Tránh làm những việc nặng nhọc, nhất là khi đi vệ sinh cần rặn nhẹ nhàng…

2.2. Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nguy hiểm hơn là tình trạng sau sinh đi cầu ra máu kéo dài có thể gây ra viêm nhiễm, bội nhiễm và nhất là nhiễm trùng đường tiêu hóa. Nhiễm trùng đường tiêu hóa sẽ dẫn đến cả “bộ máy” làm nhiệm vụ tiêu hóa, cung cấp năng lượng để nuôi cơ thể bị tê liệt. Như vậy, dần dần cơ thể bệnh nhân sẽ ngày càng suy yếu, mệt mỏi, không còn sức lực, rất nguy hiểm.

3. Điều trị và phòng ngừa đi ngoài ra máu tươi sau sinh

Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa việc đi cầu ra máu tươi? Chắc hẳn đây là câu hỏi bất kỳ chị em nào cũng đều băn khoăn. Đừng lo lắng, chỉ cần chị em sau sinh được chăm sóc chu đáo, thường xuyên được quan tâm, thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ là có thể máu chóng phát hiện tình trạng bệnh. Từ đó, có thể đề ra các biện pháp chăm sóc sức khỏe và hướng điều trị kịp thời.

Các biện pháp điều trị và phòng ngừa đi cầu ra máu sau sinh
Các biện pháp điều trị và phòng ngừa đi cầu ra máu sau sinh

Một vài biện pháp nhỏ dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong việc hỗ trợ và điều trị dứt điểm sau sinh đi cầu ra máu tươi:

3.1. Thay đổi chế độ ăn uống

Việc ăn uống có tác động tiên quyết đến toàn bộ hoạt động của cơ thể. Sau sinh, cơ thể mẹ còn rất yếu ớt, cần có thực đơn ăn uống phù hợp. Để đảm bảo vừa có sữa để cung cấp cho bé, vừa lợi cho việc phục hồi của mẹ, không gây béo và các căn bệnh nguy hiểm khác.

Các mẹ nên ăn nhiều chất xơ, nhiều rau xanh để dễ dàng tiêu hóa hơn. Các chị em sau sinh cũng được khuyến khích nên ăn nhiều trái cây, hoa quả để bổ sung các loại vitamin tốt cho sức khỏe, dễ tiêu hóa cũng như đi ngoài. Các mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, nhiều chất béo, hạn chế đồ ăn cay nóng, các chất kích thích gây bất lợi cho cơ thể…

Đảm bảo cơ thể mẹ luôn được cung cấp từ 2 lít nước trở lên. Đặc biệt, nếu khó tiêu hóa, các chị em có thể áp dụng cách pha nước ấm với một chút chanh và mật ong. Hỗn hợp nước uống đơn giản, dễ kiếm, dễ thực hiện này sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng. Hạn chế việc khó đào thải và xảy ra tình trạng chảy máu khi đi cầu.

Mẹ sau sinh thay đổi chế độ ăn uống nhằm cải thiện đi ngoài ra máu
Mẹ sau sinh thay đổi chế độ ăn uống nhằm cải thiện đi ngoài ra máu

3.2. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt bất hợp lý cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng sau sinh chảy máu khi đi vệ sinh nặng. Các bạn cần xây dựng và thay đổi kế hoạch sinh hoạt của bản thân sao cho khoa học và hợp lý hơn. Cần kết hợp giữa việc nghỉ ngơi và ngủ nghỉ đúng giờ giấc. Hạn chế vận động mạnh hoặc ngồi ỳ một chỗ.

Nên có thói quen ngủ sớm, đúng giờ giấc, không thức quá khuya. Ban đầu, các mẹ có thể luyện tập thể thao, vận động nhẹ nhàng để cơ thể không bị trây ỳ. Một số môn thể thao các chị em có thể luyện tập như: Đi bộ, tập yoga…

Đặc biệt, chị em hãy đảm bảo rằng việc vệ sinh cơ thể luôn được đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh. Sau khi đi vệ sinh cũng cần lau khô, rửa tay sạch sẽ để hạn chế đến tối đa việc viêm nhiễm của cơ thể.

Ngoài ra, nếu tình trạng chảy máu khi đi cầu xuất hiện thường xuyên, liên tục trong nhiều ngày thì chị em cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị nhanh chóng.

3.3. Mẹo dân gian giảm đau sau đại tiện cho chị em sau sinh

Mẹo dân gian giảm đau khi đại tiện ra máu cho chị em sau sinh
Mẹo dân gian giảm đau khi đại tiện ra máu cho chị em sau sinh

Một vài mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp các chị em cải thiện tình trạng sau sinh chảy máu khi đi cầu như:

  • Dùng đá lạnh: chườm lên búi trĩ có thể hỗ trợ làm co búi trĩ nhanh chóng, hiệu quả hơn. Nhờ vậy, các mẹ sẽ không cảm thấy đau đớn, nhanh chóng hết khó chịu và cảm thấy thoải mái hơn.
  • Uống nước ấm: Nước ấm có thể làm giảm nhanh chóng cảm giác đau đớn, khó chịu khi đại tiện ra máu. Mỗi ngày, các chị em đều có thể dùng nước ấm để ngâm rửa hậu môn sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh. Sau đó, dùng khăn lau lại sạch sẽ và khô ráo.
  • Có thể nằm tư thế nghiêng về một bên: Tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp đều không có lợi cho búi trĩ. Vậy nên, khi nằm các mẹ có thể nằm nghiêng về một bên, tốt nhất là nghiêng về bên trái để hạn chế tình trạng ứ máu tại hậu môn dẫn đến việc đi vệ sinh ra máu.
  • Dùng gối chỗ O: Các mẹ có thể ngồi trên gối chữ O để làm giảm áp lực lên búi trĩ. Từ đó giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa hiện tượng búi trĩ xung huyết căng phồng…

3.4. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị

Các mẹ có thể chọn bổ sung viên uống có thành phần tự nhiên, an toàn và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhanh chóng, hiệu quả, không lo tái phát nhờ có các thành phần như cao Diếp cá, cao Đương quy, Magie, Rutin, Meriva. Sản phẩm được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh trĩ nhờ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ như: chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa và các biến chứng của bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm nứt hậu môn. Sản phẩm còn giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch cũng như giúp tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên sử dụng sản phẩm chăm sóc da giúp làm mát và săn se da góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm hậu môn. Nên lựa chọn sản phẩm có chứa nano Curcumin, tinh dầu bạc hà kết hợp với các dược liệu như cao lá nhọ nồi, diếp cá, trầu không, thầu dầu tía để mang lại hiệu quả.

Trên đây là những điều các mẹ nên biết về vấn đề sau sinh đi cầu ra máu. Để hạn chế tình trạng sau sinh gặp vấn đề đi cầu ra máu tươi, các mẹ nên có thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Đặc biệt, sau sinh các chị em cũng cần được mọi người thân trong gia đình quan tâm, chăm sóc đúng cách để họ khỏe mạnh, nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA