Viêm tiểu phế quản và viêm phế quản khác nhau thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
16 Tháng tám 2024

Lần cập nhật cuối:
11 Tháng chín 2024

Số lần xem:
37

Thời tiết chuyển mùa hay không khí ô nhiễm là thời điểm nhạy cảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Trong đó có bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phế quản. Ba mẹ nên phân biệt viêm tiểu phế quản khác viêm phế quản thế nào để bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Sau khi phân biệt được hai bệnh này, các bậc phụ huynh có thể tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho con em mình đồng thời tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Những điều cần biết về viêm tiểu phế quản và viêm phế quản
Những điều cần biết về viêm tiểu phế quản và viêm phế quản

1. Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là một bệnh về đường hô hấp, trong đó niêm mạc của phế quản trong phổi bị viêm. Niêm mạc phế quản khi bị kích thích sẽ sưng và dày lên, bài tiết nhiều chất nhầy và làm tắc phế quản. Do đó khi trẻ bị viêm phế quản thường sẽ có triệu chứng ho, ho có đờm kèm theo thở khò khè, khó thở.

2. Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm cấp tính của các phế quản nhỏ hay còn gọi là tiểu phế quản. Các tiểu phế quản này có đường kính dưới 2mm và không có sụn nâng đỡ. Sau khi nhiễm trùng, chúng xẹp xuống nên rất dễ dẫn đến hẹp và tắc nghẽn đường thở. Đây cũng là lý do trẻ bị viêm tiểu phế quản thường có các biểu hiện như thở khò khè, khó thở, dấu hiệu sẽ nặng hơn nếu trẻ bị thiếu oxy để thở.

3. Điểm giống nhau của viêm phế quản và viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản và viêm phế quản là tình trạng liên quan đến tình trạng viêm, nhiễm trùng trong đường thở. Đây đều là hai loại bệnh có tỷ lệ mắc cao đối với trẻ nhỏ và có thể gây ra những hậu quả nặng nề nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do hai bệnh này có nhiều triệu chứng giống nhau nên ba mẹ khó phân biệt được chính xác. Các phụ huynh hãy cùng theo dõi những đặc điểm dưới đây để biết được liệu viêm tiểu phế quản giống với viêm phế quản ở những điểm gì nhé.

3.1. Thời điểm mắc bệnh

Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản giống nhau ở thời điểm mắc bệnh
Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản giống nhau ở thời điểm mắc bệnh

Trẻ có thể bị viêm tiểu phế quản hoặc viêm phế quản vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên thời điểm mà trẻ dễ bị nhiễm bệnh nhất là khi gặp thời tiết lạnh đột ngột. Ví dụ như vào mùa đông hoặc lúc chuyển mùa từ nóng sang lạnh.

3.2. Đối tượng mắc bệnh

Viêm tiểu phế quản và viêm phế quản đều có thể bắt gặp ở bất kỳ ai. Nhưng đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp khá cao là trẻ suy dinh dưỡng hoặc sinh non vì sức đề kháng của những trẻ này tương đối yếu. Ngoài ra những trẻ có tiền sử bệnh tim, phổi, suy dinh dưỡng cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao. Do đó cha mẹ nên lưu ý để có thể chăm sóc và phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho con khi còn sớm.

3.3. Triệu chứng lâm sàng

Viêm tiểu phế quản hay viêm phế quản đều có triệu chứng lâm sàng giống nhau
Viêm tiểu phế quản hay viêm phế quản đều có triệu chứng lâm sàng giống nhau

Khi bị viêm phế quản hay viêm tiểu phế quản, trẻ đều sẽ gặp phải các triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện như: Sốt 38 – 40 độ, thở nhanh, thở khò khè, sổ mũi, ho khan hoặc ho có đờm. Đồng thời trẻ cũng sẽ có các biểu hiện đi kèm như mệt mỏi, biếng ăn, bỏ bú, không muốn chơi đùa.

3.4. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính của bệnh viêm tiểu phế quản hay viêm phế quản là do virus, đứng đầu là virus hợp bào hô hấp RSV. Do đó, cả hai bệnh này đều có thể lây truyền từ người này sang người khác qua con đường lây nhiễm trực tiếp như ho, hắt hơi, dịch tiết từ người bệnh hoặc lây nhiễm gián tiếp thông qua đồ dùng, vật dụng dùng chung trong gia đình.

3.5. Cách điều trị

Viêm phế quản hay viêm tiểu phế quản đều cùng chung 1 cách điều trị
Viêm phế quản hay viêm tiểu phế quản đều cùng chung 1 cách điều trị

Các bác sĩ cho biết, điều trị viêm phế quản hay viêm tiểu phế quản chủ yếu là điều trị triệu chứng bệnh. Cha mẹ cần chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con qua các bữa ăn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời việc đảm bảo đủ chất điện giải và nước trong cơ thể của bé cũng vô cùng quan trọng. Nguyên nhân nhiều nhất dẫn đến nhiễm bệnh là do virus. Vì vậy, cha mẹ cần hạn chế sử dụng kháng sinh để tránh nguy cơ tác dụng phụ của thuốc kháng sinh lên con em mình.

Để tăng thêm hiệu quả điều trị viêm tiểu phế quản và viêm phế quản cũng như phòng tránh nhiễm bệnh từ sớm, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm bộ xịt họng chiết xuất từ thảo dược như Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can,… Vì có thành phần từ thảo dược nên những bộ xịt họng này rất lành tính, dịu nhẹ có thể dùng cho trẻ em.

Bên cạnh đó, hãy kết hợp thêm với sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc cúm, viêm họng, viêm phế quản có thành phần chính như: Bột Đinh Hương, Bột nấm Đông trùng hạ thảo, Cao Cam thảo,…

Bộ sản phẩm sẽ hỗ trợ điều trị viêm họng, đau họng, ho rát họng, viêm đường hô hấp và tăng sức đề kháng. Các sản phẩm này có thể được dùng hàng ngày và phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.

4. Viêm tiểu phế quản khác viêm phế quản thế nào?

Viêm tiểu phế quản khác viêm phế quản như thế nào?
Viêm tiểu phế quản khác viêm phế quản như thế nào?

Mặc dù có nhiều điểm giống nhưng viêm tiểu phế quản và viêm phế quản vẫn có những đặc điểm khác nhau căn bản để ba mẹ có thể dễ dàng phân biệt như sau:

4.1. Vị trí

Viêm phế quản xuất hiện ở các phế quản có kích thước từ trung bình và lớn trong phổi. Trong khi đó viêm tiểu phế quản chỉ xuất hiện ở các phế quản nhỏ có đường kính dưới 2mm.

4.2. Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản thể hiện rõ rệt hơn. Tình trạng dịch nhầy nhiều hơn, gần với tai mũi họng hơn nên dễ lây lan. Còn triệu chứng của viêm tiểu phế quản thường không rõ ràng và chủ yếu gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nên khó diễn đạt cho ba mẹ biết. Dấu hiệu điển hình của viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ là ho và sốt nhẹ.

5. Phòng ngừa viêm phế quản và viêm tiểu phế quản như thế nào?

Các biện pháp phòng ngừa viêm tiểu phế quản và viêm phế quản
Các biện pháp phòng ngừa viêm tiểu phế quản và viêm phế quản

Để phòng ngừa viêm phế quản và các bệnh đường hô hấp khác cho con, ba mẹ cần lưu ý:

  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Cho trẻ bú mẹ trong những năm tháng đầu đời để bé có đủ chất dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giữ ấm cơ thể của trẻ khi trời lạnh.
  • Hạn chế cho bé ra ngoài nơi công cộng vào thời điểm giao mùa, trẻ ra đường phải được đeo khẩu trang kỹ lưỡng.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với người có triệu chứng ho, sổ mũi, cảm cúm…
  • Tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nơi ở, luôn giữ tay, chân bé và cả người trực tiếp chăm sóc bé luôn được sạch sẽ.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi vào chế độ ăn của bé sẽ giúp tăng sức đề kháng.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Bài viết trên đã giúp cho các bạn hiểu thêm về viêm tiểu phế quản và viêm phế quản khác nhau như thế nào. Từ những triệu chứng nêu trên có thể thấy bệnh viêm phế quản còn nghiêm trọng hơn bệnh viêm tiểu phế quản. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bệnh viêm phế quản tiến triển rất nhanh và dễ biến chứng sang các bệnh lý nguy hiểm khác, biến chứng thường gặp nhất là viêm phổi. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà nên tới thăm khác bác sĩ ngay để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Viêm phế quản do virus khác gì viêm phế quản do vi khuẩn?

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời