Vì sao thường xảy ra viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi, theo các chuyên gia tình trạng bệnh lý này do nhiều nguyên nhân gây ra, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để điều trị đúng cách, hạn chế ảnh hưởng không tốt của bệnh với người già nhé.
1. Vì sao tuổi càng cao càng dễ mắc viêm phế quản mạn tính?
Người già mắc viêm phế quản mạn tính thường thấy ho, khạc đờm kéo dài. Bệnh lý này xảy ra với nhóm người 55 tuổi trở lên, viêm nhiễm sinh ra tích tụ đờm nhầy làm chít hẹp, bó hẹp các ống phế quản, không phải do các bệnh hô hấp như lao phổi, áp-xe phổi, giãn phế quản,… gây nên. Bệnh được xác định là mãn tính khi kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm, xảy ra trong 2 năm liên tiếp. Những đối tượng dễ có nguy cơ mắc viêm phế quản mạn tính hơn cả do một số nguyên nhân như:
- Tuổi càng cao, chức năng đề kháng càng giảm
- Sự xâm nhiễm của các vi sinh vật có hại
- Đã từng hút hoặc hít nhiều khói thuốc, khói độc hại
- Có cơ địa dị ứng thể hiện ở bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản nhiễm khuẩn mạn tính,…
Viêm phế quản mãn tính ở trẻ em và người già là khá phổ biến nhưng nếu người già mắc viêm phế quản mạn tính thì sức khỏe sa sút, giảm chất lượng sống, nguy cơ biến chứng cao hơn nếu không điều trị đúng cách, kịp thời và triệt để.
2. Viêm phế quản mạn tính ở người già biểu hiện thế nào?
Biểu hiện của viêm phế quản mãn tính ở người già còn tùy vào từng giai đoạn bệnh như:
2.1. Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này người cao tuổi bị viêm phế quản thường có biểu hiện là ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nếu bệnh càng kéo dài thì gây ho càng nhiều, đờm ngày càng đặc hơn.
2.2. Ở giai đoạn muộn
Người bệnh viêm phế quản mạn tính thường có khó thở. Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy nặng ngực, dần dần sẽ thấy khó thở thực sự. Bệnh càng lâu và càng nặng thì sự thiếu hụt không khí càng nhiều, gây rối loạn chức năng hô hấp. Vì thế mà người bệnh thường xuyên mệt mỏi, sụt cân, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương với biểu hiện tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…
Viêm phế quản mạn tính ở người già thường được chia làm 2 loại là lành tính và ác tính. Trong đó viêm phế quản mạn tính lành tính chỉ xảy ra ở phần thân của các phế quản lớn (khí quản, phế quản gốc, thùy và phân thùy). Nếu hiện tượng viêm nhẹ thì ít khi gây suy hô hấp. Viêm phế quản mạn tính ác tính chiếm tỷ lệ khoảng 10%. Bệnh thường xảy ra ở các tiểu phế quản và gây nên hội chứng tắc nghẽn thở ra dẫn đến suy thở và rất dễ dẫn đến tâm phế mạn ở người cao tuổi.
Bác sĩ sẽ dựa vào các giai đoạn cụ thể với các triệu chứng lâm sàng mà chỉ định làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác bệnh từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả với người bệnh.
3. Chẩn đoán viêm phế quản mãn tính ở người già
Bác sĩ chẩn đoán viêm phế quản mãn tính ở người già qua các triệu chứng lâm sàng như ho, có đờm mủ kéo dài, khó thở kéo dài. Nhưng để khẳng định hơn nữa và để phát hiện các bệnh khác cũng có triệu chứng ho khạc đờm kéo dài như lao phổi, giãn phế quản, hen phế quản, ung thư phế quản… cần chụp lồng ngực, đo chức năng hô hấp, siêu âm, các xét nghiệm hóa sinh, nội soi phế quản. Nếu thực hiện chụp CT lồng ngực độ phân giải cao phát hiện các tổn thương rõ hơn, chính xác hơn. Trên phim lồng ngực có thể phát hiện được 3 hội chứng:
- Hội chứng phế quản: Thành phế quản dày, hình ảnh đường ray
- Hội chứng phế nang: Tăng sáng
- Hội chứng mạch máu: Mạch máu ở trung tâm to, ở ngoại vi thưa thớt
4. Phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính ở người già
Điều trị viêm phế quản mạn tính ở người già thường như sau:
- Điều trị các triệu chứng: Tăng cường lưu thông đường thở, giảm đờm và dịch tiết, giảm nhẹ những đợt cấp của bệnh, dùng kháng sinh hợp lý để tiêu diệt tình trạng nhiễm khuẩn,…
- Chỉ sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn có triệu chứng lâm sàng rõ ràng hoặc dùng kháng sinh dự phòng cho các đợt cấp của bệnh,…
- Người bệnh thường được kê thêm các loại thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm Corticoid,…
- Điều trị nội khoa kèm theo các bài tập phục hồi chức năng hô hấp của người cao tuổi.
Cùng với điều trị này thì người bệnh cần chú ý uống thuốc đầy đủ đúng liều, không hút thuốc, tránh hít khói thuốc lá để giảm thiểu các nguy cơ và làm chậm quá trình gây tổn thương, viêm nhiễm ở phổi. Có thể sử dụng máy tạo ẩm không khí để làm dịu cơn ho, giảm tích tụ đờm viêm trong họng. Người bệnh cần chú ý bổ sung đủ nước để giúp làm loãng dịch nhầy từ đó dễ dàng tống ra ngoài khi ho khạc. Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, tránh các loại đồ uống giải khát có ga, có nhiều đường vì sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, khó thở. Không nên ăn các loại thịt đỏ, đồ chế biến sẵn sẽ khiến triệu chứng viêm phế quản mạn tính ở người già nặng hơn. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo sẽ làm chướng bụng, đầy hơi khiến người già khó thở hơn.
5. Cách phòng bệnh viêm phế quản mạn tính ở người già
Để phòng bệnh viêm phế quản mạn tính, người cao tuổi cần:
- Người bệnh nên ngừng hoặc bỏ thuốc lá, thuốc lào.
- Giữ cho không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, choàng khăn, đeo khẩu trang, đi găng tay, chân khi ra đường để tránh gió lùa.
- Vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc xịt rửa có thành phần thảo dược.
- Đi khám ngay nếu thấy có các dấu hiệu viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) để được điều trị dứt điểm.
- Tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở như hít thở, đi bộ, chơi thể thao. Tùy sức khỏe và sở thích hãy chọn môn thể thao phù hợp, tránh gắng sức quá mà ảnh hưởng tới sức khỏe.
Viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi có thể khởi phát thành viêm phổi tắc nghẽn nếu như không điều trị đúng cách và kịp thời, do đó khi thấy có những dấu hiệu viêm phế quản hãy khám và điều trị ngay.
Bài viết liên quan: Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn: Triệu chứng và cách điều trị
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn