Viêm mũi ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
7 Tháng Ba 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
731

Viêm mũi ở trẻ nhỏ xuất hiện thường xuyên nhất là trong thời gian thay đổi thời tiết hoặc trời lạnh giá. Các bậc phụ huynh nên chủ động theo dõi và phòng ngừa để con nhỏ có một sức khỏe tốt nhất. Vậy viêm mũi ở trẻ em phải làm sao chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Viêm mũi ở trẻ em là như thế nào?
Viêm mũi ở trẻ em là như thế nào?

1. Trẻ bị viêm mũi, vì sao?

Trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng còn kèm, hệ hô hấp nhạy cảm vì vậy rất dễ gặp phải bệnh viêm mũi với những biểu hiện thường thấy như: Nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi nhất là trong giai đoạn thời tiết thay đổi.

Bệnh viêm mũi ở trẻ thường xuất hiện nhiều biểu hiện đi kèm như ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt… Các biểu hiện này khiến các bé rất khó chịu gây nên tình trạng quấy khóc, biếng ăn ở trẻ.

2. Triệu chứng điển hình của viêm mũi trẻ em

Bệnh viêm mũi ở trẻ em có những biểu hiện gì?
Bệnh viêm mũi ở trẻ em có những biểu hiện gì?

Khi trẻ bị viêm mũi, niêm mạc bên trong mũi bị kích thích dẫn đến tình trạng sưng viêm, tấy đỏ, tăng tiết dịch đường hô hấp. Vì vậy, lúc này các bé sẽ xuất hiện tình trạng chảy nước mũi, trong mũi có nhầy, màu vàng kèm ho. Ngoài ra, bệnh viêm mũi ở trẻ cũng xuất hiện các triệu chứng điển hình như các bệnh viêm đường hô hấp khác như:

  • Thường gây sốt, các bé sẽ có thể bị sốt nhẹ đến vừa. Nếu bị bội nhiễm các bé cũng có thể sốt cao đến 39 hoặc 40 độ C trong nhiều ngày. Vì vậy phụ huynh cần để ý và theo dõi kỹ càng.
  • Trẻ thường quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn, bứt rứt
  • Nhiều bé còn có biểu hiện nôn mửa và tiêu chảy khi bị viêm mũi.

Các triệu chứng của bệnh viêm mũi thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác nhất là cảm cúm. Vì vậy khi thấy những dấu hiệu ban đầu của bé, cha mẹ có thể đưa bé thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa để nắm rõ tình trạng bệnh và có cách xử trí tốt nhất.

3. Xử trí thế nào khi trẻ bị viêm mũi?

Khi trẻ bị viêm mũi, cha mẹ cần chăm sóc bé để giảm triệu chứng và giảm tổn thương niêm mạc mũi. Ngoài ra cũng giúp cho bé bớt khó chịu và sức khỏe được hồi phục. Khi trẻ bị viêm mũi, phụ huynh cần:

3.1. Chăm sóc khi trẻ bị viêm mũi

Hướng dẫn cách chăm sóc khi bé bị viêm mũi
Hướng dẫn cách chăm sóc khi bé bị viêm mũi

Hầu hết các bé khi bị viêm mũi không quá ảnh hưởng tới sức khỏe vì vậy cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà và nếu có triệu chứng nặng hơn có thể đưa bé đi khám bác sĩ. Để chăm sóc trẻ khi bị viêm mũi, cha mẹ nên:

  • Rửa mũi cho trẻ: Hãy sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé từ 3-4 lần/ngày. Điều này sẽ khiến dịch mũi loãng đi, giảm tình trạng sưng viêm và khó chịu. Khi bé được nhỏ nước muối, nước mũi sẽ dễ xì ra hơn. Với các bé chưa tự xì mũi được phụ huynh có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ.
  • Hạ sốt: Nhiều bé sẽ bị sốt từ nhẹ đến vừa khi bị viêm mũi. Lúc này cha mẹ cần thực hiện các biện pháp hạ sốt cho trẻ như lau người bằng nước ấm, bổ sung oresol bù nước, uống nhiều nước hơn. Khi các bé bị sốt cao có thể cho sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng lứa tuổi và chỉ định từ các bác sĩ.
  • Tránh để trẻ tự ngoáy mũi: Khi bị viêm mũi sẽ gây nên tình trạng ngứa mũi. Lúc này các bé sẽ thường đưa tay lên và ngoáy vào trong mũi. Việc ngoáy mũi này sẽ khiến niêm mạc của mũi bị tổn thương nặng và có thể dẫn đến bội nhiễm. Vì vậy, cha mẹ cần ngăn con ngoáy mũi khi bị viêm mũi.

3.2. Dùng thuốc điều trị viêm mũi cho trẻ

Sử dụng thuốc để điều trị viêm mũi cho trẻ nhỏ
Sử dụng thuốc để điều trị viêm mũi cho trẻ nhỏ

Viêm mũi ở trẻ em thường hay xuất hiện do virus hoặc bị kích ứng bởi điều kiện thời tiết. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp trẻ bị viêm mũi do dị ứng. Khi đó, cha mẹ cần ngăn không cho trẻ tiếp xúc với nguồn gây dị ứng như: phấn hoa, khói thuốc lá, lông vật nuôi, khói bụi… Khi cho bé ra ngoài đường nên đeo khẩu trang để tránh các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần đưa bé thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị viêm mũi. Lúc này các bác sĩ có thể kê đơn để bé sử dụng một số loại thuốc sau:

Thuốc uống: Một số loại thuốc thường dùng cho trẻ khi bị viêm mũi là:

  • Thuốc kháng histamin giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng như: loratadin, cetirizin, clorpheniramin,…
  • Thuốc kháng sinh nếu viêm mũi dị ứng có nhiễm khuẩn.
  • Thuốc cường giao cảm gây co mạch để thông mũi, trị nghẹt mũi.
  • Thuốc Glucocorticoid để điều trị viêm mũi xoang nặng và mạn tính, tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng.

Thuốc nhỏ hoặc xịt mũi: Một số triệu chứng viêm mũi của bé sẽ được cải thiện khi sử dụng các loại thuốc nhỏ hoặc xịt mũi như:

  • Thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi chứa NaCl giúp thông mũi, làm sạch, ngừa nhiễm khuẩn.
  • Thuốc glucocorticoid xịt mũi làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Cha mẹ cần lưu ý mua đúng loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho bé, không tự ý mua thuốc của người lớn cho con sử dụng vì có thể sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

4. Bác sĩ hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm mũi ở trẻ em

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm mũi ở trẻ em
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm mũi ở trẻ em

Bên cạnh cách điều trị viêm mũi ở trẻ em, cha mẹ cũng nên lưu ý những cách phòng ngừa cho bé tham khảo từ các bác sĩ chuyên khoa như sau:

  • Nên thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé hàng ngày. Nhất là sau thời gian đi ra ngoài tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Hãy sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để không khí luôn đầy đủ độ ẩm giúp mũi bé không bị khô.
  • Khi bé bị sổ mũi, tránh để trẻ tự ý quẹt mũi sẽ gây trầy xước và đau rát vùng mũi.
  • Nếu bé bị dị ứng với các dị nguyên cần hạn chế cho bé tiếp xúc với: thú nuôi, phấn hoa,… Ngoài ra, nên vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ, lau hút bụi thường xuyên nhất là trên chăn màn, gối của bé để tránh các hạt bụi mịn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.
  • Vệ sinh tốt vùng tai-mũi-họng cho bé nhất là khi thời tiết thay đổi. Bởi ba bộ phận này thông nhau. Nếu bé bị viêm họng có thể dẫn đến viêm mũi và viêm tai.
  • Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời lạnh cần giữ ấm vùng cổ và mũi cho bé. Tốt nhất là nên quàng khăn và đeo khẩu trang cho con để tránh cho bé bị nhiễm lạnh gây viêm mũi, viêm họng.

Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo sử dụng cho bé sản phẩm xịt mũi từ thảo dược lành tính như: dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, natri clorid, polysortbat, natri benzoat, tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não, nước tinh khiết vừa đủ. Sản phẩm có công dụng rất tốt để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của viêm mũi ở trẻ. Sản phẩm này hiện nay được rất nhiều phụ huynh tin dùng và được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Vì vậy các ông bố bà mẹ có thể tham khảo sử dụng để con giảm thiểu được tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi và viêm mũi.

Trên đây là những thông tin về viêm mũi ở trẻ em phải làm sao. Mặc dù bệnh viêm mũi ở trẻ rất phổ biến thế nhưng các phụ huynh cũng không nên chủ quan mà cần theo dõi và chăm sóc bé đúng cách để tránh những trường biến chứng xảy ra.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.