Viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
16 Tháng ba 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
526

Nguyên nhân chính gây ra viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh thường là do virus, môi trường xung quanh hay do trẻ mắc phải bệnh cảm lạnh thông thường. Bệnh sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu và từ đó dẫn đến quấy khóc, khó ngủ, bỏ bú,… Vây cụ thể, có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng viêm mũi ở trẻ sơ sinh và nên chăm sóc trẻ thế nào trong giai đoạn này?

1. Nguyên nhân gây viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm mũi ở trẻ sơ sinh
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm mũi ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh sẽ được chia thành hai dạng chính đó là do dị ứng và không do dị ứng. Các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Do dị ứng: Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng viêm mũi cấp tính ở trẻ nhỏ đó chính là dị ứng. Dị ứng là tình trạng mũi bị kích ứng và viêm do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, mạt bụi,… Các dị nguyên từ môi trường bên ngoài đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng. Do đó, ba mẹ cần quan sát môi trường sinh hoạt của trẻ để xem đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng và tìm cách kiểm soát để trẻ tránh xa nguyên nhân gây bệnh.
  • Do virus, vi khuẩn: Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được hơn 100 loại virus dẫn đến bệnh viêm mũi cấp tính ở trẻ. Phổ biến nhất trong số đó là nhóm virus Rhinovirus. Đây là nhóm virus phát triển vô cùng mạnh mẽ vào giai đoạn chuyển mùa và có nguy cơ lây lan từ người sang người rất cao. Thêm vào đó, virus sởi, cúm, bạch hầu cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, các yếu tố như thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột, trẻ thay đổi môi trường sống hoặc tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn, dị nguyên,… cũng là điều kiện thuận lợi gây viêm mũi ở trẻ sơ sinh.

2. Triệu chứng viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm mũi có những dấu hiệu nào?
Trẻ sơ sinh bị viêm mũi có những dấu hiệu nào?

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ sơ sinh có bị viêm mũi không qua những dấu hiệu lâm sàng như:

  • Ngứa mũi, chảy nước mũi: Đây là dấu hiệu mà bất cứ trẻ sơ sinh nào bị viêm mũi họng cũng gặp phải. Nước mũi chảy liên tục khiến bé sụt sịt, lấy tay lau mũi.
  • Thở khò khè: Dịch mũi chảy nhiều gây bít tắc mũi, bé bị thở khò khè khi ngủ, hơi thở nặng, càng ghé sát tai nghe càng rõ.
  • Trẻ dễ bị sốt nhẹ hay sốt cao 39-40 độ tùy vào tình trạng viêm sưng tại mũi họng.
  • Bé quấy khóc, nôn trớ, bỏ bú, chán ăn do cổ họng bị sưng đau.
  • Ho khan hoặc ho có đờm, sưng amidan.

3. Chăm sóc và điều trị viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Điều trị và chăm sóc cho bé sơ sinh bị viêm mũi bằng cách sử dụng thuốc
Điều trị và chăm sóc cho bé sơ sinh bị viêm mũi bằng cách sử dụng thuốc

Khi trẻ có triệu chứng viêm mũi, ba mẹ cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân, từ đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc điều trị viêm mũi cho trẻ sơ sinh gồm:

  • Bệnh viêm mũi do nhiễm khuẩn: Chủ yếu dùng thuốc kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn như Cefaclor, Augmentin, Zinnat, Ciprofloxacin… Việc dùng kháng sinh phải theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc cho bé uống để tránh gây nhờn thuốc, kháng thuốc.
  • Bệnh viêm mũi do dị ứng: Thuốc được dùng chủ yếu là nhóm kháng Histamin H1 thế hệ 2 như Cetirizin, Loratadin, Fexofenadin, Terfenadin… kết hợp với các thuốc gây co mạch như Pseudoephedrin để giúp tăng hiệu quả của thuốc kháng Histamin.
  • Đối với bệnh viêm mũi do cảm cúm: Các thuốc cảm cúm thông thường như decolgen có tác dụng hạ sốt giảm, đau, chống sung huyết, giảm sự tiết nước mũi.
  • Với các trường hợp bị nghẹt mũi có thể dùng thêm các thuốc xịt như Olopatadine, Azelastine, Xylometazolin, Oxymetazolin,… Tuy nhiên chỉ sử dụng các loại thuốc này khi thật sự cần thiết và không sử dụng liên tục quá 3 ngày. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi.
  • Thuốc hạ sốt: Nếu trẻ bị sốt thì dùng Paracetamol với liều 10 – 15 mg/kg mỗi lần dùng.
Nên lưu ý gì khi chăm sóc và điều trị viêm mũi cho trẻ sơ sinh?
Nên lưu ý gì khi chăm sóc và điều trị viêm mũi cho trẻ sơ sinh?

Cùng với đó, quá trình chăm sóc trẻ cũng rất quan trọng để giúp bé cải thiện các triệu chứng khó chịu cũng như ngăn chặn bệnh trở nặng hơn. Một số lưu ý để ba mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm mũi cấp đó là:

  • Dùng khăn giấy mềm để lau dịch mũi của trẻ thường xuyên. Bên cạnh đó, khăn giấy cũng chỉ nên sử dụng một lần để hạn chế tình trạng vi khuẩn quay ngược lại gây viêm nhiễm.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để làm loãng và làm sạch các dịch mũi đặc. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể hướng dẫn trẻ xì mũi ra ngoài hoặc dùng các dụng cụ hút mũi chuyên dụng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
  • Khi trẻ bị viêm mũi cấp tính, ba mẹ hay những người trông trẻ tuyệt đối không được sử dụng miệng để hút dịch mũi khiến trẻ khó thở, ngạt thở. Bên cạnh đó, điều này còn có thể khiến vi khuẩn từ miệng người lớn xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ.
  • Mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày để trẻ có thể bú nhiều sữa hơn, hạn chế tối đa tình trạng nôn trớ.

Hầu hết, bệnh viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường sẽ không trở nặng và sẽ diễn biến trong khoảng một vài ngày sau đó từ từ thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên, ba mẹ không nên quá chủ quan khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi cấp tính bởi nếu trẻ bị viêm mũi đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, thở nhanh, ho nhiều,… thì ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Bên cạnh đó, trong khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi, bên cạnh việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ, ba mẹ có thể tham khảo các sản phẩm thảo dược xịt mũi để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Các thành phần chính thường có trong các sản phẩm xịt mũi thảo dược được nhiều ba mẹ tin dùng đó là: natri clorid, polysortbat, natri benzoat, tinh dầu tràm, nước tinh khiết… Đây đều là các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính với trẻ nhỏ nên ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Cho đến nay, thảo dược xịt mũi được sản xuất tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào xuất hiện tác dụng phụ khi sử dụng.

4. Làm gì để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị viêm mũi cấp?

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi cho trẻ sơ sinh
Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi cho trẻ sơ sinh

Nếu không muốn con từ khi sinh ra đã thường xuyên gặp phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng cấp,… ngay từ khi sinh bé, cha mẹ hãy chủ động bảo vệ con bằng những cách sau:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nâng cao sức đề kháng.
  • Đảm bảo môi trường xung quanh trẻ đặc biệt là giường ngủ, gối, cũi của trẻ luôn sạch sẽ.
  • Mặc ấm cho trẻ khi trời lạnh, để thoáng mát khi trời nóng.
  • Tắm cho con hoàn toàn bằng nước ấm, lau người sạch sẽ trước khi mặc đồ cho con.
  • Dùng rơ lưỡi chuyên dụng, thấm nước muối sinh lý để vệ sinh họng cho con. Khi thực hiện mẹ nhớ nhẹ nhàng tránh cho vào quá sâu gây tổn thương niêm mạc họng.
  • Cho con đi tiêm phòng đầy đủ các mũi để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Ngay khi thấy con khó chịu, sụt sịt mẹ cần đưa con đi khám để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến cũng như cách điều trị, chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị viêm mũi cấp tính mà ba mẹ cần biết. Mong những thông tin này sẽ giúp được phần nào cho ba mẹ để bé được lớn lên khỏe mạnh.

Bài viết liên quan: Viêm mũi ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.