Viêm họng hạt ở trẻ em: Cha mẹ đừng chủ quan để rồi hối hận

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
28 Tháng Mười Một 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
782

Viêm họng hạt thuộc bệnh lý viêm đường hô hấp trên, xảy ra khá phổ biến ở trẻ. Viêm họng hạt ở trẻ em nếu mẹ không phát hiện, tiến hành điều trị ngay và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tai, mũi,… và khả năng phát triển của trẻ.

Giải mã hiện tượng viêm họng hạt ở trẻ nhỏ
Giải mã hiện tượng viêm họng hạt ở trẻ nhỏ

1. Viêm họng hạt trẻ em là gì?

Viêm họng hạt ở trẻ em là một dạng viêm họng mãn tính, tái phát nhiều lần ở vùng niêm mạc họng và amidan. Bệnh khiến các tế bào lympho sau họng phải hoạt động liên tục, phình to, tạo thành các hạt chặn ở cổ với kích thước khác nhau. Lúc này, viêm họng hạt khiến trẻ luôn có cảm giác đau rát, ngứa cổ họng, hoạt động nhai nuốt trở nên khó khăn hơn, trẻ đau khi ăn, sợ ăn, lười ăn, bỏ bữa.

2. Nguyên nhân gây viêm họng hạt ở trẻ em

Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng viêm họng hạt ở trẻ?
Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng viêm họng hạt ở trẻ?

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng hạt có rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do:

  • Sự tấn công của các tác nhân gây hại: Vi khuẩn, virus hoặc nấm là những tác nhân gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng tấn công, gây viêm nhiễm, bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Biến chứng do bệnh lý: Các bệnh lý như viêm mũi xoang mạn tính, viêm hô hấp cấp tái phát nhiều lần, viêm amidan mạn tính hoặc các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược thanh quản,…
  • Bất thường trong cấu trúc mũi xoang: Polyp mũi, lệch vẹo vách ngăn,…
  • Môi trường ô nhiễm: Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá hoặc thời tiết thất thường,…
  • Lối sống không lành mạnh: Vệ sinh răng miệng kém, thức ăn nhiều gia vị quá,…
  • Dị ứng: Phấn hoa, nấm mốc, bụi, lông vật nuôi,…
  • Cơ địa hoặc di truyền: Cơ địa nhạy cảm, một số bệnh di truyền, miễn dịch cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị viêm họng hạt.

3. Dấu hiệu trẻ bị viêm họng hạt

Biểu hiện dễ dàng nhận thấy khi trẻ bị viêm họng hạt
Biểu hiện dễ dàng nhận thấy khi trẻ bị viêm họng hạt

Trẻ bị viêm họng hạt có biểu hiện tương tự như viêm họng hạt ở người lớn. Thường trẻ sẽ có những biểu hiện sau đây giúp mẹ dễ dàng phát hiện ra.

  • Trẻ kêu đau họng, ngứa họng, đặc biệt là khi ăn trẻ ăn hoặc uống nước.
  • Khi trẻ ăn có cảm giác nuốt thức ăn khó, có gì đó vướng mắc ở cổ họng, khiến trẻ cảm thấy chán ăn, lười ăn, bỏ bữa,…
  • Bắt đầu phía sau thành họng có dấu hiệu sưng đỏ và xuất hiện các hạt đỏ màu trắng đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Bệnh ở giai đoạn đầu, trẻ có biểu hiện ho khan sau chuyển sang có đờm và khạc nhổ ra đờm.
  • Mới bị bệnh trẻ thường không sốt cao, họng có thể có hạch hoặc không. Nhưng nếu nặng có thể khiến cho trẻ bị sốt, thậm chí là co giật.
  • Trẻ quấy khóc nhiều hơn, bỏ bữa, bỏ chơi, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống,…

4. Viêm họng hạt ở trẻ lây lan như thế nào?

Sự lây lan của bệnh viêm họng hạt ở trẻ
Sự lây lan của bệnh viêm họng hạt ở trẻ

Viêm họng hạt ở trẻ là bệnh lý đường hô hấp có khả năng lây nhiễm, khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

  • Tiếp xúc trực tiếp: Bệnh dễ lây lan khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, nước bọt của người bệnh.
  • Tiếp xúc gián tiếp: Dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như cốc, bát, đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,…

Như vậy, nếu trẻ không cần thận tiếp xúc với nguồn bệnh thì có khả năng lây nhiễm rất cao. Đặc biệt với những trẻ có sức đề kháng yếu, đang có bệnh trong người thì việc lây nhiễm là khó tránh khỏi, bệnh chuyển biến nhanh.

5. Bệnh viêm họng hạt ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?
Viêm họng hạt ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?

Viêm họng hạt ở trẻ em không để lại biến chứng phụ nếu mẹ điều trị cho trẻ đúng cách. Ngược lại nếu mẹ chủ quan trước những hiểu hiện của trẻ, khiến bệnh tiến triển xấu có thể gây ra những biến chứng:

  • Viêm thanh quản.
  • Viêm xoang.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm amidan.
  • Viêm VA.
  • Áp xe cổ họng.

Một số trường hợp vi khuẩn gây bệnh có thể di chuyển đến những cơ quan xa và gây ra các biến chứng như viêm cầu thận và thấp tim.

6. Các chẩn đoán viêm họng hạt ở trẻ

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm họng hạt ở trẻ theo những cách nào?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm họng hạt ở trẻ theo những cách nào?

Các dạng viêm họng đều có những biểu hiện hoặc triệu chứng khá giống nhau, do đó cách tốt nhất để nhận biết dạng viêm họng hạt trẻ đang mắc phải là đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và làm các xét nghiệm.

  • Tìm dấu hiệu bệnh qua thăm khám: Bác sĩ sẽ hỏi trẻ về các triệu chứng và thời gian khởi phát bệnh, sau đó tiến hành khám tai mũi họng của trẻ. Thực tế, các biểu hiện của viêm họng hạt tương đối rõ ràng, do đó bác sĩ có thể xác định được tình trạng bệnh thông qua thăm khám lâm sàng.
  • Xét nghiệm chẩn đoán viêm họng hạt ở trẻ: Bác sĩ chỉ định soi nội thành quản để quan sát niêm mạc họng chi tiết hơn, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác. Trường hợp trẻ bị viêm họng hạt kéo theo các viêm nhiễm thuộc đường hô hấp dưới hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan khác, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện chụp X-quang phổi, CT scan, MRI,… để xác định chẩn đoán.

7. Cách điều trị viêm họng hạt ở trẻ em

Điều trị viêm họng nói chung và điều trị viêm họng hạt ở trẻ nói riêng có 3 cách mẹ có thể áp dụng đó là dùng thuốc Tây y, mẹo dân gian, thuốc Đông y. Cụ thể các cách đó như sau:

7.1. Điều trị viêm họng hạt ở trẻ bằng Tây y

Điều trị viêm họng hạt cho trẻ bằng Tây y
Điều trị viêm họng hạt cho trẻ bằng Tây y

Thuốc tân dược

Thuốc Tây y điều trị viêm họng hạt ở trẻ giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, có thể trẻ rất nhạy cảm, dễ kích ứng với thuốc, mẹ nên cho trẻ đi khám để được bác sĩ kê đơn phù hợp.

  • Thuốc kháng sinh: Một số thuốc phổ biến như Amoxicillin, Cefixime,… dùng với liệu trình 5 – 7 ngày cho trẻ.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Thuốc Paracetamol với liều 10 -15mg/kg/ngày dùng hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Thuốc ho, long đờm: Thuốc Bisolvon, Dextromethorphan,…

Phẫu thuật đốt hạt

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, bệnh viêm họng hạt ở trẻ có thể điều trị bằng tiểu phẫu khi trẻ gặp các biến chứng như viêm amidan, viêm VA,… Bác sĩ chỉ định đốt họng hạt bằng nitơ lỏng, đốt điện, nội soi cắt bỏ hạt,…

Tuy nhiên khi thực hiện thủ thuật xâm lấn này tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mẹ nên cần trọng cũng như tham khảo kỹ tư vấn của bác sĩ về phương pháp điều trị trên để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

7.2. Mẹo dân gian chữa viêm họng hạt ở trẻ

Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm họng hạt ở trẻ
Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm họng hạt ở trẻ

Trẻ nhỏ vốn dĩ hệ miễn dịch còn non yếu nên việc dùng thuốc Tây có thể giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng hạt nhưng lại gây ra những tác động không tốt tới sự phát triển của trẻ. Vì thế, các mẹo dân gian được được sử dụng để đẩy lùi những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng hạt ở trẻ.

Một số mẹo dân gian được áp dụng nhiều trong điều trị bệnh đó là:

  • Sử dụng bột nghệ: Bột nghệ có tác dụng giúp tiêu sưng, giảm đau và làm lành tổn thương niêm mạc, rất an toàn khi dùng điều trị viêm họng hạt ở trẻ. Cách thực hiện rất đơn giản, lấy một thìa bột nghệ hòa cùng 50ml nước ấm, sau đó cho trẻ uống từ 2 – 3 lần/tuần.
  • Hỗn hợp rau diếp cá và nước vo gạo: Kết hợp rau diếp cá và nước vo gạo mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị viêm họng hạt ở trẻ. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần xay nhuyễn rau diếp cá, sau đó lọc lấy nước rồi đem đun sôi với nước vo gạo và cho trẻ uống 2 lần/ngày. Duy trì từ 1 – 2 tuần sẽ đem lại hiệu quả tích cực.
  • Sử dụng nước chanh mật ong: Chanh và mật ong có tác dụng tăng sức đề kháng, kháng khuẩn và tiêu viên hiệu quả. Cho trẻ uống nước chanh với mật ong không chỉ giúp thông mũi, mát họng, tiêu đờm mà còn tăng cường sức đề kháng rất rốt.
  • Lá tía tô: Chữa viêm họng hạt cho trẻ em bằng lá tía tô là phương pháp dân gian đơn giản, hiệu quả, an toàn. Bởi lá tía tô không chứa các loại độc tố nào gây hại cho sức khỏe. Mẹ lấy 10 lá tía tô đem rửa sạch, nghiền lấy nước cốt thêm 1 thìa đường phèn, khuấy đều, uống từ từ.

7.3. Chữa viêm họng hạt ở trẻ bằng thuốc Đông y

Chữa viêm họng hạt ở trẻ bằng thuốc Đông y
Chữa viêm họng hạt ở trẻ bằng thuốc Đông y

Chữa viêm họng hạt ở trẻ em bằng thuốc Đông y được đánh giá khá an toàn, lành tính và hiệu quả. Thuốc đi sâu vào cơ thể, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh và cải thiện hệ miễn dịch của trẻ.

Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị: Kinh giới 16g, sinh địa 10g, bạc hà 8g, huyền sâm 8g, tang bạch bì 8g, cỏ nhọ nồi 8g, xạ can 4g.
  • Cách dùng: Đem sắc các vị thuốc với 1 lít nước cho đến khi cạn còn khoảng 1/3, chia thuốc thành 2 phần để dùng trong ngày. Uống khi bụng đói để phát huy tác dụng tối ưu.

Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị: Hà thủ ô, ké đầu ngựa, hoa ngũ sắc, bạch đồng nữ, dây vằng,… phơi khô.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 tháng đem nấu nước uống. Mỗi ngày bạn dùng 2-3 bát thuốc và dùng đều đặn trong 7-10 ngày.

Bài thuốc số 3:

  • Chuẩn bị: Thổ phục linh, thăng ma, tuyền hồ, xạ can, sinh địa, liên kiều, hoàng bá, cát cánh, ngưu bàng tử, kinh giới,…
  • Cách dùng: Bạn dùng các nguyên liệu đã chuẩn bị đem sắc với 1l nước cho đến khi cạn chỉ còn 1 bát con nước. Chắt thuốc để nguội và uống khi bụng đói.

8. Cách phòng tránh viêm họng hạt cho trẻ

Phòng ngừa viêm họng hạt cho trẻ như thế nào mới tốt?
Phòng ngừa viêm họng hạt cho trẻ như thế nào mới tốt?

Viêm họng hạt ở trẻ thuộc bệnh lý đường hô hấp có xu hướng tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Vì thế tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho trẻ, mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng của trẻ, rửa tay trước và sau khi ăn.
  • Vệ sinh mũi họng, xịt họng bằng các sản phẩm thảo dược chứa thành phần như Xuyên tâm liên, Hoàng liên, Hoàng cầm, Bách hộ, Xạ can, Húng chanh,… giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ lây nhiễm. 
  • Khi trẻ ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh khói bụi,… không cho trẻ tiếp xúc với các chất có khả năng gây dị ứng cao như lông mèo, phấn hoa, khói thuốc lá,…
  • Đảm bảo cho trẻ có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, tránh cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, sống, lạnh,…
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng sản phẩm thảo dược chứa Xuyên tâm liên, Thanh hoa hoa vàng, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ,… vừa có tác dụng ngăn ngừa bệnh, giảm các triệu chứng khi mắc, giảm nguy cơ bệnh tiến triển, tăng khả năng hồi phục sức khỏe nhanh.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng hạt ở trẻ em. Hi vọng qua bài viết, các mẹ đã có cho mình những kiến thức cần thiết để chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ một cách phù hợp.

Bài viết liên quan: Trẻ hay bị viêm họng tái đi tái lại nhiều lần là do đâu?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.