Viêm họng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ và có rất nhiều trường hợp trẻ hay bị viêm họng tái đi tái lại khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Gặp phải tình trạng này cha mẹ nên làm gì để trẻ khỏi hẳn viêm họng và không tái phát?
1. Tình trạng trẻ hay bị viêm họng tái đi tái lại nhiều lần
Bệnh viêm họng là bệnh lý khá phổ biến, ai cũng có thể mắc nhưng trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc nhất. Có thể chia viêm họng thành 2 thể bệnh là viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính:
- Viêm họng cấp: Là bệnh khá phổ biến, dễ xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào thời điểm giao mùa và nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu, phế cầu,…) hoặc do virus cúm, sởi, Adenovirus,… Ngoài ra, các yếu tố như thay đổi thời tiết, bụi bẩn, khói thuốc,… cũng làm tăng nguy cơ gây viêm họng cấp ở trẻ nhỏ.
- Viêm họng mãn tính: Là tình trạng viêm niêm mạc họng dai dẳng. Ở giai đoạn mãn tính, triệu chứng của bệnh khởi phát chậm nhưng kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh dễ tái phát và khó điều trị khỏi hoàn toàn. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của một số bệnh hô hấp, tiếp xúc với các chất gây dị ứng, giải phẫu mũi – xoang bất thường…
2. Tại sao trẻ hay bị viêm họng tái đi tái lại?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng tái đi tái lại ở trẻ nhỏ mà cha mẹ nên chú ý:
2.1. Điều trị chưa dứt điểm đợt viêm họng cấp
Đây là nguyên nhân hay gặp khiến trẻ nhỏ hay bị tái phát viêm họng, đồng thời khiến viêm họng cấp dễ tiến triển thành mãn tính hoặc gây ra các biến chứng như viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa cấp,… Cha mẹ nên cho trẻ đi khám lại bác sĩ đã khám và kê đơn điều trị cho trẻ để đánh giá tình trạng thực tế của trẻ đã hồi phục chưa hay còn tổn thương mũi họng nào không, nếu có thì kịp thời điều trị.
2.2. Yếu tố dị ứng
Trẻ hay bị viêm họng tái đi tái lại có thể do yếu tố dị ứng và đây là bệnh có tính chất tiền sử gia đình. Bé cũng có thể viêm họng tái phát do một số yếu tố tăng nguy cơ là sự thay đổi của thời tiết, môi trường sống ô nhiễm, sống gần các khu công nghiệp,…
2.3. Có quá nhiều chủng virus, vi khuẩn gây bệnh viêm họng
Theo thống kê, có khoảng 60 – 80% các ca bệnh viêm mũi họng là do virus và có tới 200 chủng virus, vi khuẩn khác nhau gây bệnh viêm mũi họng. Vì thế mà trẻ nhỏ có thể vừa mắc loại virus này, mới điều trị khỏi lại nhiễm tiếp một loại virus khác ngay ở thời điểm cơ thể chưa kịp hồi phục, sức đề kháng suy giảm sau đợt nhiễm bệnh trước. Một số trường hợp khác, viêm họng ở trẻ em do vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu beta tan huyết nhóm A,…) hoặc trẻ có thể bị viêm họng do nấm (khi sức đề kháng yếu).
2.4. Lây nhiễm
Trẻ hay bị viêm họng tái đi tái lại còn có thể do trẻ có tiếp xúc hay ở cùng thành viên trong gia đình bị bệnh, lây chéo từ người này sang người khác. Thói quen đóng kín cửa để tránh gió cho người bệnh sẽ khiến tác nhân gây bệnh càng dễ lây nhiễm hơn. Vì vậy nếu trong gia đình có người bệnh viêm họng thì cùng với việc điều trị, cha mẹ cần chú ý làm lưu thông không khí trong phòng và giữ gìn vệ sinh chung.
2.5. Những nguyên nhân khác
Trẻ có thể bị viêm họng tái phát do nhiều nguyên nhân khác, có thể kể đến:
- Thói quen xấu: Cha mẹ cho bé đi ra ngoài trời sau 8h tối nên dễ bị nhiễm lạnh hoặc đến những chỗ đông người nên dễ nhiễm bệnh từ người khác.
- Ảnh hưởng của viêm xoang mãn tính: Viêm xoang mãn tính khiến dịch tiết chảy xuống cổ họng. Virus và vi khuẩn trong dịch tiết gây viêm mãn tính ở hầu họng.
- Có bất thường ở cấu trúc mũi: Dị hình vách ngăn mũi có thể gây bất thường trong lưu thông dịch tiết, khiến dịch chảy ngược về phía sau thành họng, gây viêm họng tái đi tái lại ở trẻ.
3. Viêm họng tái phát ở trẻ có nguy hiểm không?
Viêm họng tái phát ở trẻ nhỏ có thể khiến trẻ bị viêm họng cấp chuyển sang viêm họng mãn tính. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến các biến chứng không mong muốn như có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm họng mãn tính gây áp xe thành họng, trào ngược dạ dày, viêm phế quản, gây viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cầu thận thậm chí có thể gây ung thư.
4. Trẻ hay bị viêm họng phải làm sao?
Với trường hợp trẻ bị viêm họng tái phát thì việc phòng bệnh là rất quan trọng. Cha mẹ nên chú ý:
- Vệ sinh răng miệng, mũi, họng cho trẻ thường xuyên mỗi ngày. Nên tập cho trẻ thói quen đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên cho trẻ súc họng bằng nước muối nhạt ấm hàng ngày.
- Trẻ hay bị viêm họng nên tắm bằng nước ấm kể cả trong những ngày hè. Khi tắm xong nên lau người trẻ khô trước khi mặc quần áo sạch. Đồng thời, không cho trẻ ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa khi vừa tắm xong.
- Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị viêm họng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai – mũi – họng ngay để nhanh chóng xác định bệnh, điều trị sớm từ những ngày đầu.
- Cha mẹ có thể kết hợp một số cách chữa trị tại nhà như dùng quất chưng đường phèn, trà bạc hà,… để giảm ho, ngứa rát cổ họng.
- Chú ý hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng mũi họng như phấn hoa, thuốc lá, hóa chất,…
- Tăng cường hệ miễn dịch của trẻ bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin C, kẽm,… sau khi hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa để giảm nấm mốc và các tác nhân gây dị ứng.
- Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống theo đơn thuốc cũ.
Cha mẹ có thể làm dịu cơn đau rát họng, khó chịu ở họng cho trẻ bằng xịt họng có thành phần thảo dược an toàn. Xịt họng này có thành phần chứa 100% thảo dược, gồm: Xuyên tâm liên, Hoàng liên, Hoàng cầm, Bách bộ, Xạ can, Húng chanh nên rất an toàn, có thể xịt nhiều lần trong ngày (hơn liều chỉ định) và dùng thường xuyên, lâu dài, sẽ có tác dụng tại chỗ, dùng để xịt họng, giảm sưng đau ngứa rát họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản. Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng. Ngăn ngừa các vấn đề như viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng,… Sản phẩm dùng được cho trẻ em trên 1 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Bài viết liên quan: Viêm họng cấp ở trẻ em: Điều trị và phòng ngừa như thế nào?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn