Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu: Nguyên nhân và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
10 Tháng năm 2024

Lần cập nhật cuối:
30 Tháng năm 2024

Số lần xem:
150

Bạn có từng lo lắng khi nhìn thấy nước tiểu của mình có màu hồng, đỏ hoặc nâu? Đây có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu ra máu, một căn bệnh phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp về bệnh lý này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách điều trị. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ra máu

Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu do đâu?
Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu do đâu?

Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu là tình trạng nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu do sự xuất hiện của máu. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan trong hệ tiết niệu, gây viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc, dẫn đến chảy máu.

Một số nguyên nhân phổ biến gây viêm đường tiết niệu ra máu đó là: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi thận, ung thư đường tiết niệu, chấn thương đường tiết niệu, viêm niệu đạo, bệnh lý tuyến tiền liệt, do sử dụng một số loại thuốc,… Tình trạng này thường có nguy cơ cao ở nữ giới hơn so với nam giới.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như quan hệ tình dục không an toàn, tiểu sử gia đình có người từng mắc bệnh này, tuổi tác,…

2. Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu tiểu ra máu

Chị em bị nhiễm trùng đường tiết niệu và ra máu có những biểu hiện nào?
Chị em bị nhiễm trùng đường tiết niệu và ra máu có những biểu hiện nào?

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết phổ biến của bệnh viêm đường tiết niệu ra máu mà bạn nên lưu ý:

  • Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu.
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần.
  • Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu, lưng và hai bên hông.
  • Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn và có cảm giác ớn lạnh.
  • Ở nữ giới có thể sẽ ra dịch âm đạo có màu hồng hoặc đỏ, cảm thấy đau khi quan hệ tình dục.
  • Ở nam giới sẽ đau khi xuất tinh, có thể có sưng hoặc đau ở tinh hoàn.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Các biến chứng nguy hiểm khi bị viêm đường tiết niệu và chảy máu
Các biến chứng nguy hiểm khi bị viêm đường tiết niệu và chảy máu

Nhìn chung, viêm đường tiết niệu ra máu có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng của bệnh có thể bao gồm:

  • Tổn thương niêm mạc trong đường tiết niệu khiến máu và mủ xuất hiện nhiều hơn.
  • Viêm bể thận do vi khuẩn từ bàng quang có thể di chuyển ngược lên thận và gây viêm nhiễm.
  • Sẹo trên niêm mạc đường tiết niệu, dẫn đến các vấn đề về đi tiểu, chẳng hạn như tiểu rắt và tiểu buốt.
  • Ở phụ nữ, viêm đường tiết niệu tái phát có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như tắc nghẽn buồng trứng, tăng khả năng sinh non, sảy thai,…
  • Làm giảm ham muốn của vợ chồng.
  • Khi bị viêm đường tiết niệu ra máu nặng, bệnh nhân sẽ sốt cao, nhịp tim nhanh,… Điều này rất nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiết niệu.

4. Phải làm gì khi bị viêm đường tiết niệu tiểu ra máu?

4.1. Sử dụng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu ra máu

Dùng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu ra máu
Dùng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu ra máu

Việc sử dụng kháng sinh để điều trị viêm đường tiết niệu tiểu ra máu cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, cụ thể:

  • Loại thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn loại kháng sinh phù hợp với nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Với những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu do lây qua đường tình dục sẽ cần kết hợp các loại thuốc kháng sinh dự phòng cùng với vợ/chồng.
  • Liều lượng: Cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng, giảm liều hoặc bỏ thuốc.
  • Thời gian sử dụng: Cần sử dụng thuốc đầy đủ theo liệu trình, ngay cả khi bạn đã cảm thấy đỡ hơn. Việc ngừng thuốc sớm có thể khiến vi khuẩn có cơ hội kháng thuốc và làm cho bệnh tái phát. Thông thường, bệnh nhân sẽ được kê đơn dùng kháng sinh trong 5 – 7 ngày.

4.2. Lưu ý cho người bị viêm đường tiết niệu ra máu

Một số lưu ý cần biết bên cạnh việc chữa trị viêm đường tiết niệu và ra máu
Một số lưu ý cần biết bên cạnh việc chữa trị viêm đường tiết niệu và ra máu

Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bị viêm đường tiết niệu ra máu:

  • Đi khám bác sĩ ngay khi có triệu chứng. Không nên tự ý mua thuốc về điều trị vì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Uống thuốc đầy đủ theo chỉ định, đi khám lại theo hẹn và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
  • Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng. Bởi một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc kháng sinh. Do đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn.
  • Ghi chép lại các triệu chứng của bạn để báo cho bác sĩ biết khi đi khám lại.
  • Áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh bệnh tái phát, chẳng hạn như uống nhiều nước, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và tránh quan hệ tình dục không an toàn.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm bộ sản phẩm uống kết hợp dung dịch vệ sinh có thành phần thảo dược để hỗ trợ phòng ngừa, điều trị bệnh. Trong đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn:

Sản phẩm uống có thành phần từ Immune Gamma cùng các loại thảo dược như: Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh,… Sản phẩm có tác dụng kháng viêm, giúp các loại vi khuẩn, virus hay nấm không sinh sôi phát triển được trong cơ thể, nhưng không tiêu diệt lợi khuẩn trong hệ sinh thái môi trường âm đạo. Đặc biệt, những thành phần này sẽ cộng hưởng với các loại kháng sinh Tây y, không gây kháng thuốc cho người dùng.

Gel vệ sinh với thành phần gồm nano bạc, tinh chất trà xanh, tinh dầu bạc hà. Những chất này có công dụng sát khuẩn, khử mùi, giúp khô thoáng và không gây nhiễm viêm âm đạo trở lại.

5. Phòng ngừa viêm đường tiết niệu ra máu

Các cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu kèm ra máu cần phải biết
Các cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu kèm ra máu cần phải biết

Để phòng ngừa viêm đường tiết niệu ra máu, người bệnh nên xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh như:

  • Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày giúp đào thảo độc tố ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu hiệu quả.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu lợi khuẩn như: sữa chua, phô mai,…
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đường, muối. Tránh xa các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lau chùi từ trước ra sau khi đi vệ sinh.
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục.
  • Không nên nhịn tiểu.
  • Tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ tái phát viêm đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu ra máu là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó có thể chủ động phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Blood in urine (hematuria). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/blood-in-urine/symptoms-causes/syc-20353432
  • [2] Is it Normal for a UTI to Cause Urinary Bleeding? https://www.healthline.com/health/bleeding-from-uti
  • [3] Is it normal to pee blood with an UTI? https://www.plannedparenthood.org/blog/is-it-normal-to-pee-blood-with-an-uti

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA

    Trả lời