Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
9 Tháng Năm 2024

Lần cập nhật cuối:
29 Tháng Năm 2024

Số lần xem:
1235

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là căn bệnh phổ biến ở nhiều thai phụ. Căn bệnh này để lại nhiều hệ luỵ và biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và thậm chí là tính mạng của cả mẹ và bé. Vậy căn bệnh này là gì và nguyên nhân phát bệnh từ đâu? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thông tin chi tiết nhé!

Nhiều mẹ vẫn còn chưa biết về bệnh viêm đường tiết niệu khi mang bầu
Nhiều mẹ vẫn còn chưa biết về bệnh viêm đường tiết niệu khi mang bầu

1. Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là tình trạng thai phụ bị viêm nhiễm trùng một trong những bộ phận thuộc hệ bài tiết như thận, bàng quang, niệu đạo… Đây là căn bệnh phổ biến ở nhiều người, đặc biệt phụ nữ có tỷ lệ mắc phải bệnh lý này rất cao. Bệnh viêm tiết niệu không có dấu hiệu rõ rệt cho đến khi tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Vì vậy, rất nhiều bệnh nhân đã lơ là bỏ qua thời điểm vàng để điều trị.

Bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu dù rất dễ điều trị nhưng nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Căn bệnh này để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, vô sinh… thậm chí là tử vong. Ở phụ nữ có thai, nhiễm trùng niệu đạo tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn sơ sinh.

2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai

Mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu do đâu?
Mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu do đâu?

Bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai được cho là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên do phổ biến gây nên căn bệnh này ở thai phụ:

  • Thai phụ trong thời gian mang bầu sẽ có sự gia tăng về số lượng cũng như nồng độ nội tiết tố. Lúc này, nước tiểu của phụ nữ mang thai thường có nhiều protein, đường… Đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển và lan rộng của vi khuẩn E.Coli.
  • Vệ sinh cá nhân không đúng cách hoặc quan hệ tình dục không an toàn khi mang thai là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Nếu thực hiện không đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn E.Coli xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm.
  • Niệu đạo của phụ nữ mang thai từ tuần thứ 6 trở đi thường mở rộng kéo theo đó thể tích bàng quang tăng lên. Thế nên trường lực bàng quang giảm dần khiến nước tiểu không thể đẩy hết ra ngoài. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và sinh sôi mạnh mẽ.
  • Theo thời gian, thai nhi càng lớn sẽ càng chèn ép lên đường tiết niệu và bàng quang. Vì vậy, lúc này nước tiểu sẽ rất dễ bị rò rỉ ra bên ngoài tạo nên môi trường ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của vi khuẩn.
  • Một số phụ nữ có liên cầu nhóm B ở vị trí ruột kết và âm đạo cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Trong quá trình phụ nữ mang thai, chúng sẽ xâm nhập vào đường tiết niệu gây ra tình trạng viêm nhiễm. Liên cầu nhóm B còn có khả năng cao lây truyền từ thai phụ sang thai khi khi sinh nở.

3. Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?

Các biến chứng nguy hiểm mà mẹ bầu có thể gặp khi bị viêm đường tiết niệu
Các biến chứng nguy hiểm mà mẹ bầu có thể gặp khi bị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là căn bệnh nguy hiểm đối với cả thai phụ lẫn thai nhi. Căn bệnh này nếu không được điều trị dứt điểm kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé sau này.

3.1. Biến chứng gây ra cho mẹ

Nếu bệnh nhân bỏ qua thời điểm vàng để chữa trị khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy thận, viêm bể thận và tổn thương thận vĩnh viễn. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn gây nguy hiểm trong quá trình sinh nở như khiến thai phụ thiếu máu, sinh non, suy hô hấp…

3.2. Biến chứng gây ra cho bé

Bệnh viêm đường tiết niệu ở mẹ cũng để lại nhiều di chứng đến thai nhi. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sảy thai, sinh non, thai lưu, nhiễm trùng sơ sinh…

Đặc biệt, bệnh nhiễm trùng sơ sinh rất nguy hiểm đối với sức khỏe của bé. Trong trường hợp này, nhiễm khuẩn E.Coli sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hại đến hệ tiêu hoá, suy thận, viêm màng não… thậm chí tử vong.

4. Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu

Triệu chứng thường thấy ở bà bầu mắc phải bệnh viêm đường tiết niệu
Triệu chứng thường thấy ở bà bầu mắc phải bệnh viêm đường tiết niệu

Các triệu chứng của bà bầu bị viêm đường tiết niệu bao gồm:

  • Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên xuất hiện nhưng lượng nước tiểu thải ra đều rất ít.
  • Lúc tiểu có cảm giác nóng rát, tiểu rắt, khó tiểu.
  • Lúc không đi tiểu thường cảm thấy buồn, khó chịu, ớn lạnh, một số trường hợp có thể thấy đau bụng dưới và có triệu chứng sốt nhẹ.
  • Trực tràng luôn có cảm giác bị đầy.
  • Thường xuyên bị đau lưng vùng dưới sườn, thường khó chịu ở bụng, bụng ì ạch. 
  • Nước tiểu có màu đục, có mùi khai bất thường, có thể có lẫn máu nếu bị viêm nhiễm nặng.

5. Chẩn đoán viêm đường tiết niệu khi mang bầu

Biện pháp chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu cho phụ nữ mang thai
Biện pháp chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu cho phụ nữ mang thai

Để phát hiện sớm bệnh viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu, các bác sĩ thường tiến hành thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm an toàn cho cả mẹ và bé như:

  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
  • Nếu vi khuẩn được tìm thấy nước tiểu của người bệnh, chúng sẽ được mang đi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và thử độ nhạy cảm với kháng sinh để giúp xác định loại thuốc phù hợp.
  • Nội soi: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để quan sát niệu quản của mẹ. Từ đó sẽ dễ dàng phát hiện được những bất thường ở đường tiết niệu của mẹ.
  • Xét nghiệm chức năng thận, Tổng phân tích máu, CRP, men gan.
  • Khám phụ khoa kiểm tra viêm nhiễm.

6. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Các cách điều trị viêm đường tiết niệu cho mẹ bầu hiệu quả
Các cách điều trị viêm đường tiết niệu cho mẹ bầu hiệu quả

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai thường tập trung vào tiêu diệt nguồn bệnh là các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Thế nên, thuốc kháng sinh là biện pháp hiệu quả và nhanh chóng nhất. Tùy theo tình trạng bệnh nặng hoặc nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh kéo dài từ 3 – 7 ngày. Nếu tình trạng nhiễm trùng quá nặng, thời gian sử dụng thuốc sẽ kéo dài lâu hơn.

Hiện nay, những loại thuốc như penicillin, ampicillin, erythromycin… được sử dụng phổ biến khi điều trị bệnh nhiễm trùng niệu đạo ở thai phụ. Bởi các loại thuốc này ít gây ra tác dụng phụ với người đang mang thai. Một số loại kháng sinh thường gặp khác như tetracycline, ciprofloxacin, sulfamethoxazole, trimethoprim… ít được kê đơn cho thai phụ. Bởi thành phần của các loại kháng sinh này ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhí khiến bé không thể phát triển bình thường.

Đây là căn bệnh có khả năng tái phát lại rất cao. Thế nên, dù đã chữa khỏi bệnh, các bác sĩ vẫn kê đơn uống thuốc định kỳ để ngăn chặn bệnh quay lại. Nếu tình trạng viêm niệu đạo quá nặng ảnh hưởng đến thận, bác sĩ sẽ kết hợp thêm phương pháp tiêm tĩnh mạch.

7. Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu cho mẹ bầu

Các biện pháp phòng ngừa viêm đường tiết niệu cho bà bầu tốt nhất
Các biện pháp phòng ngừa viêm đường tiết niệu cho bà bầu tốt nhất

Sinh hoạt khoa học và chế độ ăn uống hợp lý có thể ngăn ngừa sự xâm nhiễm của vi khuẩn và tránh được tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ đối với phụ nữ mang thai.

  • Uống đủ nước từ 1,5 đến 2 lít nước một ngày để làm loãng nước tiểu, góp phần loại bỏ các vi khuẩn có trong niệu đạo.
  • Không nên nhịn tiểu, nên đi khi cảm thấy buồn và đảm bảo tiểu sạch hoàn toàn.
  • Mặc đồ lót kích cỡ phù hợp, chất liệu thoáng mát giúp tăng khả năng thấm mồ hôi, tránh tạo môi trường ẩm mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi và phát triển.
  • Giữ vùng kín cả khu vực hậu môn để tránh tình trạng lây nhiễm với các vùng lân cận.
  • Sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh phụ nữ chất lượng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, đặc biệt là lúc mang thai. Hạn chế sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng,… các sản phẩm vệ sinh không rõ xuất xứ để tránh gây kích thích.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, ăn đầy đủ lượng rau xanh cần thiết để tăng đề kháng, bổ sung sữa chua hoặc men vi sinh vào thực đơn hằng ngày để tăng cường lợi khuẩn và cân bằng độ pH.
  • Cần tránh các thức ăn cay, nóng, thực phẩm lên men, hải sản để tránh kích thích, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,… hạn chế thức ăn chế biến sẵn để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.
  • Thai phụ nếu bị các bệnh viêm nhiễm âm đạo nên điều trị dứt điểm để tránh lây nhiễm sang các vùng khác.
  • Kiểm tra định kỳ sức khỏe thai nhi và kiểm tra nước tiểu để đảm bảo cơ quan tiết niệu luôn được bảo đảm an toàn.

Trên đây là những chia sẻ về viêm đường tiết niệu khi mang thai cũng như biến chứng và phương pháp điều trị căn bệnh. Hy vọng qua đó có thể cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về bệnh lý nguy hiểm này. Vì đây là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé. Thế nên, ngay khi thai phụ phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.

Bài viết liên quan: Mách chị em cách điều trị và phòng viêm đường tiết niệu sau sinh

Nguồn tham khảo

  • [1] Urinary tract infections (UTIs) during pregnancy. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/urinary-tract-infections-utis-during-pregnancy
  • [2] UTIs During Pregnancy. https://www.webmd.com/women/pregnancy-urinary-tract-infection

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA