Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại hay không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
14 Tháng Chín 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
585

Hiện nay tình trạng đau bụng kinh ở nữ giới diễn ra ngày càng nhiều. Những cơn đau này trở nên dai dẳng trong những ngày hành kinh khiến không ít chị em khó chịu và mệt mỏi. Vậy nên làm thế nào để có thể thoát khỏi tình trạng này? Nếu uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại hay không?

Thuốc giảm đau bụng kinh có hại không là thắc mắc của nhiều chị em
Thuốc giảm đau bụng kinh có hại không là thắc mắc của nhiều chị em

1. Tìm hiểu về chứng đau bụng kinh và thuốc đau bụng kinh

1.1. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là triệu chứng chị em thường gặp ở vùng bụng dưới mỗi khi tới kì kinh nguyệt.Ngoài ra, kèm theo đó còn còn có thêm các triệu chứng khác như đau lưng, mệt mỏi, toát mồ hôi lạnh, hạ huyết áp, buồn nôn,… Đây thực sự là nỗi sợ hãi mỗi khi kỳ kinh nguyệt đến ở nữ giới.

lý do dẫn đến tình trạng này là do sự co bóp mạnh của các cơ tử cung làm đau phần bụng dưới. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà cơn đau có thể kéo dài từ 1 – 2 ngày đầu kinh nguyệt hoặc lâu hơn. Các chuyên gia y tế phân loại đau bụng kinh thành đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Trong đó đau bụng kinh nguyên phát thường phổ biến hơn hẳn.

1.2. Thuốc đau bụng kinh là gì?

Mỗi người lại gặp phải những cơn đau bụng kinh khác nhau. Ở những trường hợp đau bụng kinh nhẹ thì không cần phải sử dụng đến thuốc. Tuy nhiên, ở một vài chị em phụ nữ tình trạng đau bụng kinh diễn ra rất nặng nề và dai dẳng. Nhiều phụ nữ có thể vật vã và không chịu nổi mỗi khi đến tháng. 

Chính vì vậy, thuốc chữ đau bụng kinh là loại thuốc giúp các chị em giảm thiểu các cơn co thắt vùng bụng dưới khi đến ngày đèn đỏ. Tất cả các loại thuốc chữa đau bụng kinh thường hoạt động theo hai cơ chế dưới đây:

  • Làm giãn cơ tử cung từ đó làm giảm các cơn co thắt tử cung. Kết quả là cơn đau bụng cũng được giảm bớt.
  • Giúp ức chế sự tổng hợp của prostaglandin. Prostaglandin là nguyên nhân gây ra các cơn co thắt ở tử cung.

2. Uống thuốc đau bụng kinh có giảm đau hiệu quả không?

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có thực sự mang lại nhiều hiệu quả?
Uống thuốc giảm đau bụng kinh có thực sự mang lại nhiều hiệu quả?

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh thường mang lại tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, các chị em phụ nữ cần có sự chỉ định từ các bác sĩ mới nên sử dụng các loại thuốc này để tránh tình trạng nhờn thuốc hoặc có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là sức khỏe sinh sản.

3. Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại hay không là điều mà nhiều chị em vô cùng thắc mắc. Bởi chu kỳ kinh nguyệt rất quan trọng đối với người phụ nữ. Thuốc đau bụng kinh chỉ nên uống khi có sự chỉ định từ các bác sĩ, các chị em không nên lạm dụng sử dụng trong thời gian kéo dài vì có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. 

Đặc biệt trong các loại thuốc giảm đau bụng kinh đều có tác dụng tạm dừng sản sinh prostaglandin. Đây được coi là một trong những hormone quan trọng được sản sinh trong chu kỳ hành kinh, giúp thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, khi các hormone này bị ức chế thường xuyên sẽ rất dễ khiến bệnh nhân mắc các bệnh về sinh sản. 

Một số loại thuốc giảm đau bụng kinh thường được các bác sĩ chỉ định như Mefenamic acid, Cataflam, Hyoscinum, Alverin,… Tuy nhiên, nếu chị em dùng các loại thuốc này quá thường xuyên sẽ làm mỏng nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, chị em hãy cẩn trọng khi sử dụng. Khi cơn đau đã giảm, bạn nên ngừng thuốc. Ngoài ra, hãy cố gắng nghỉ ngơi và chườm ấm bụng để giảm nhanh triệu chứng đau bụng kinh mỗi khi đến tháng.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau bụng kinh
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau bụng kinh

3.1. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau bụng kinh

Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau bụng kinh có thể khiến các chị em gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn, chóng mặt
  • Đau nửa đầu
  • Gây buồn ngủ vào ban ngày.

3.2. Tác dụng phụ ít gặp do uống thuốc đau bụng kinh

Ngoài các tác dụng phụ chính, chị em cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ ít gặp như khiến chức năng gan bị suy giảm bất thường.

3.3. Tác dụng phụ thuốc giảm đau bụng kinh rất hiếm gặp

Bên cạnh đó, một số loại thuốc đau bụng kinh nếu sử dụng nhiều cũng có thể xuất hiện các tác dụng phụ hiếm gặp như là:

  • Xuất hiện một số rối loạn về máu như: Giảm tiểu cầu trong máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hạt.
  • Da bị phồng rộp và bong tróc nhiều, trên da nổi phát ban dát sần, nổi mụn mủ hoặc mắc viêm da dị ứng.
  • Xuất hiện các phản ứng phù mạch.
  • Gây sưng dây thanh.
  • Rơi vào tình trạng suy gan cấp tính.

Xem thêm: Dị ứng thuốc đau bụng kinh – Nguy hiểm cần tránh

4. Cách giảm đau bụng kinh không dùng thuốc

Khi bị đau bụng kinh, nếu không có chỉ định của bác sĩ các chị em không nên sử dụng thuốc. Vì vậy, khi gặp phải các cơn đau bụng kinh kéo dài chị em phụ nữ có thể áp dụng một số cách ngăn ngừa cơn đau hiệu quả tại nhà. Cụ thể là:

Để tránh các tác dụng phụ của thuốc đau bụng kinh hãy thử cải thiện bằng cách khác
Để tránh các tác dụng phụ của thuốc đau bụng kinh hãy thử cải thiện bằng cách khác

4.1. Xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh

  • Hãy cố gắng xây dựng cho bản thân một lối sống sinh hoạt khoa học và điều độ. Đặc biệt là nên nghỉ ngơi đầy đủ trong những ngày “đèn đỏ”. Cố gắng tập thể dục thường xuyên và đều đặn mỗi ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe… 
  • Mỗi khi có những cơn đau vùng bụng dưới, các bạn hãy sử dụng những túi chườm ấm hoặc miếng dán nhiệt lên bụng cũng sẽ cải thiện đáng kể những cơn đau âm ỉ kéo dài.
  • Cố gắng giữ cho mình một tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng và stress trong những ngày hành kinh cũng sẽ giúp cơn đau được cải thiện.
  • Đặc biệt, hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung các thực phẩm giúp bổ máu trong chu kỳ như nhiều loại rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, hạn chế thức ăn không có lợi cho cơ thể như thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối…  Và nên bổ sung các thực phẩm có nhiều dưỡng chất như axit folic, sắt, canxi, kẽm omega3…

4.2. Liệu pháp giảm đau bụng kinh không cần thuốc

Bên cạnh việc xây dựng lối sống lành mạnh và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể thì một số liệu pháp bên ngoài làm giảm đau bụng kinh cũng là phương án tốt cho các chị em lựa chọn. Đó là :

  • Châm cứu: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng châm cứu giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Các bác sĩ sẽ sử dụng những cây kim và châm cứu lên vùng đau nhức giúp các cơn đau được cải thiện nhanh chóng
  • Bấm huyệt: Gần giống với châm cứu, bấm huyệt cũng liên quan đến việc kích thích các điểm nhất định trên cơ thể, nhưng với áp lực nhẹ nhàng trên da thay vì kim. Mặc dù nghiên cứu về bấm huyệt làm giảm đau bụng kinh còn hạn chế, nhưng dường như bấm huyệt có thể hiệu quả hơn các loại thuốc Tây trong việc giảm đau bụng kinh. 

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại hay không? Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ rất quan trọng nên nếu nhận thấy những bất thường trong chu kỳ chị em cần tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.