Uống thuốc giảm đau bụng kinh có bị vô sinh không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
29 Tháng Tám 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
713

Uống thuốc giảm đau bụng kinh là một cách thức được nhiều phụ nữ sử dụng khi có những cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kéo dài tiềm tàng gây nên những nguy hiểm đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Vậy liệu uống thuốc giảm đau bụng kinh có bị vô sinh hay không?

Nguy cơ gây vô sinh nếu uống thuốc đau bụng kinh liệu có thật?
Nguy cơ gây vô sinh nếu uống thuốc đau bụng kinh liệu có thật?

1. Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Đau bụng kinh là tình trạng chị em xuất hiện các cơn đau vùng bụng dưới mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này có thể lặp lại theo chu kỳ của từng người. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau bụng kinh này? Và vấn đề này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không? 

1.1. Nguyên nhân đau bụng kinh

Bệnh đau bụng khi “tới tháng”  xảy ra là do khi đến chu kỳ tử cung của người phụ nữ căng phồng lên, niêm mạc tử cung dày lên, chèn ép, gây nên những cơn đau vùng bụng dưới.

Bên cạnh đó, để  có thể giúp đẩy máu và mô ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Các cơn co thắt này được kích hoạt bởi hormone prostaglandin, có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giãn cơ và co thắt. Đây là thủ phạm chính gây đau vùng chậu trong những ngày “đèn đỏ”. Lượng prostaglandin càng cao thì cơn đau bụng càng nghiêm trọng.

Chứng đau bụng kinh ở nữ giới được các chuyên gia chia thành hai dạng, đó là:

  • Đau bụng kinh tiên phát: Thường gây nên những cơn đau nhẹ đến trung bình và thường xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên.
  • Đau bụng kinh thứ phát: Thường gây đau dữ dội vùng bụng dưới. Đây có thể là hệ quả của một rối loạn bệnh lý trong hệ sinh sản. Khiến các chị em đau quằn quại và có thể mất đi ý thức.
Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?
Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?

1.2. Đau bụng kinh có ảnh hưởng sinh sản không?

Với những người xuất hiện các cơn đau bụng kinh âm ỉ, chỉ kéo dài 1-2 ngày với biểu hiện căng ngực, chóng mặt, mệt mỏi thì đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường mà các chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mỗi chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ đều bị đau bụng quằn quại, vật vã và không thể chịu đựng được cần đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời. Vì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng đến sinh sản ở nữ giới như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung…

2. Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không?

Thuốc giảm đau bụng kinh là một giải pháp thích hợp của nhiều chị em phụ nữ khi gặp các cơn đau dai dẳng trong ngày “rụng dâu”. Bởi các loại thuốc này thường có tác dụng giảm nhanh, giảm mạnh các cơn đau và khá tiện lợi. Tuy nhiên, nếu liên tục sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Cụ thể như:

2.1. Gây vô sinh hiếm muộn

Vô sinh hiếm muộn là một trong những vấn đề rất nguy hiểm ảnh hưởng đến người phụ nữ nếu sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh kéo dài. Tuy chưa có một minh chứng nào cho thấy việc uống thuốc giảm đau gây vô sinh nhưng thường với những chị em quá lạm dụng thuốc chu kỳ kinh nguyệt sẽ dễ bị rối loạn. Ngoài ra, thuốc giảm đau còn khiến nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, dễ bị viêm nhiễm phụ khoa và lâu dần ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây vô sinh hiếm muộn.

Lạm dụng uống thuốc đau bụng kinh sẽ có nguy cơ vô sinh
Lạm dụng uống thuốc đau bụng kinh sẽ có nguy cơ vô sinh

2.2. Các tác dụng phụ khác khi uống thuốc giảm đau nhiều

Ngoài nguy cơ chính gây vô sinh hiếm muộn cho chị em, các loại thuốc giảm đau bụng kinh còn dễ dẫn đến một số tác dụng phụ khác. Cụ thể là: 

  • Phụ thuộc vào thuốc: Khi sử dụng trong một thời gian dài các loại thuốc giảm đau bụng kinh có thể khiến “gây nghiện” cho các chị em. Bởi theo nghiên cứu, trong các loại thuốc này có chứa chất an thần. Vì vậy, khi sử dụng nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị phụ thuộc vào thuốc và mỗi lần đến chu kỳ cơ thể phải cần có thuốc mới trở nên thoải mái. 
  • Nguy cơ tăng huyết áp: Theo hiệp hội tim mạch Mỹ, việc sử dụng thuốc giảm đau không chứa Aspirin có khả năng khiến phụ nữ bị cao huyết áp gấp đôi so với người 
  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Thuốc giảm đau giúp giảm đau hiệu quả và nhanh chóng nhưng cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị tắc tim mạch, suy tim, khó thở, mỡ máu. Dùng lâu dài sẽ mắc nhiều bệnh liên quan đến tim và não bộ.
  • Tổn thương gan: Trong thuốc giảm đau thường có chất gây suy gan cấp. Vì vậy, những phụ nữ sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh kéo dài đều có nguy cơ bị tổn thương gan, thậm chí là suy gan và dẫn đến tử vong khi quá liều.

3. Một số cách giảm đau bụng khi hành kinh

Thay vì sử dụng thuốc giảm đau mỗi khi đến kỳ, các chị em phụ nữ hãy cố gắng áp dụng các biện pháp giảm đau bụng kinh bên ngoài như:

Áp dụng các biện pháp khác để hạn chế nguy cơ vô sinh khi uống thuốc đau bụng kinh
Áp dụng các biện pháp khác để hạn chế nguy cơ vô sinh khi uống thuốc đau bụng kinh
  • Chườm ấm ở vùng bụng bằng túi chườm hoặc chai đựng nước nóng sẽ giúp  khí huyết có thể lưu thông, tránh máu kinh bị vón cục
  • Hãy cố gắng xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đúng giờ, không được mang vác các vật nặng trong khi đang có kinh.
  • Có thể áp dụng biện pháp massage vùng bụng bằng gừng tươi. Biện pháp này thực hiện rất đơn giản, các bạn chỉ cần gọt vỏ gừng, rửa sạch và giã nhuyễn đắp trực tiếp lên vùng bụng bị đau. Gừng sẽ giúp vùng bụng ấm hơn và các cơn đau được cải thiện.
  • Xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý, nhất là bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng trong chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Không được ăn thức ăn cay nóng, chua, chứa chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…)
  • Không nên ăn thức ăn lạnh như kem hoặc các loại nước đá vào những ngày có kinh
  • Bổ sung đầy đủ cho cơ thể 2 lít nước mỗi ngày và nên uống nước ấm để giảm đau bụng
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để giúp máu dễ lưu thông. Nên lựa chọn các bài tập nhẹ như yoga, đi bộ, đạp xe… sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn.
  • Tắm nước ấm mỗi ngày để tránh co thắt ở vùng bụng dưới và giúp cơ thể khỏe khoắn.
  • Hạn chế mang vác các vật nặng khi đang đến chu kỳ kinh nguyệt
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Bên cạnh đó, các bạn có thể bổ sung viên uống sắt có thành phần như sắt hữu cơ, acid folic, kẽm, Vitamin nhóm B, và dầu mè đen để giảm bớt nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trong quá hành kinh dài ngày.

Ngoài ra, các chị em cũng nên bổ sung sản phẩm chức năng giúp tăng cường nội tiết tố cho cơ thể. Chị em nên lựa chọn sản phẩm có thành phần chính là EstroG-100. Đây là một loại estrogen thảo dược được chiết xuất từ những dược liệu quý như: Đương quy, Tục đoạn, Cách tiêu sơn không chỉ an toàn mà còn có tác dụng mạnh gấp 3 lần các loại estrogen thảo dược khác. Cùng các nguyên liệu như Collagen, cao củ sắn dây, Curcumin… giúp bổ sung nội tiết tố nữ, cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da, giúp da sáng và căng mịn, giúp giảm thiểu tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.

Hy vọng những thông tin trên sẽ trang bị cho các chị em phụ nữ những kiến thức hữu ích để có thể giải đáp được liệu “Uống thuốc giảm đau bụng kinh có bị vô sinh hay không?” Dù với bất kỳ một loại thuốc nào khi các bạn lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân, chị em cần phải thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện sớm các bệnh liên quan đến sinh sản.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.