Đau bụng kinh có nên uống thuốc hay không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
29 Tháng Tám 2022

Lần cập nhật cuối:
1 Tháng Sáu 2024

Số lần xem:
1088

Cứ đến những ngày hành kinh ít nhiều chị em phụ nữ lại phải chịu đựng những cơn đau dữ dội. Nhiều phụ nữ tìm đến thuốc giảm đau như một cách để giải tỏa các cơn đau một cách nhanh chóng để giúp sinh hoạt và công việc không bị gián đoạn. Thế nhưng, đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau hay không?

1. Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Hiểu về nguyên nhân trước khi quyết định có nên uống thuốc đau bụng kinh không
Hiểu về nguyên nhân trước khi quyết định có nên uống thuốc đau bụng kinh không

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây đau bụng kinh ở nữ giới. Cụ thể đó là:

Đau bụng kinh nguyên phát: Đây là dạng đau bụng kinh sinh lý, không xác định được chính xác nguyên nhân và là dạng thường gặp nhất. Với mỗi chị em phụ nữ thì mức độ đau bụng kinh nguyên phát là khác nhau, hơn nữa cũng không giống nhau ở những kỳ kinh. Có những chị em hoàn toàn không có những triệu chứng đau hoặc chỉ đau nhẹ vùng bụng dưới khi đến kì. Tuy nhiên, đau bụng kinh nguyên phát cũng có thể gây nên những triệu chứng nghiêm trọng mà chị em cần cẩn trọng.

Đau bụng kinh thứ phát: Đây là dạng đau bụng kinh xuất phát từ các bệnh lý khác nhau như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… Những cơn đau này sẽ trở nên nghiêm trọng và kéo dài mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh thứ phát cần được thăm khám để tìm được nguyên nhân chính gây nên bệnh. Lúc này các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị để cải thiện các triệu chứng.

Khi gặp phải tình trạng đau bụng kinh dai dẳng dù để biết là đau bụng kinh nguyên hay thứ phát các chị em nên chủ động tìm gặp các bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh.

2. Bị đau bụng kinh có nên uống thuốc không?

Bị đau bụng kinh có nên uống thuốc không?
Bị đau bụng kinh có nên uống thuốc không?

Mỗi chị em lại có một mức độ đau bụng kinh khác nhau. Chính vì vậy, nếu chỉ gặp các cơn đau bụng kinh nhẹ và hoàn toàn có thể chịu đựng được thì các chị em không nên uống thuốc mà chỉ nên áp dụng các biện pháp giảm đau bên ngoài như chườm ấm.

Trong trường hợp gặp những cơn đau bụng dữ dội việc sử dụng thuốc giảm đau sẽ giúp những cơn đau cải thiện nhanh chóng. Thế nhưng các chị em không nên lạm dụng thuốc giảm đau bởi vì sẽ gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt là trường hợp đau bụng kinh do bệnh lý nếu dùng thuốc giảm đau nhiều sẽ không nhận thấy dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời.

3. Một số loại thuốc giảm đau bụng kinh

Một số loại thuốc giảm đau bụng kinh chị em có thể lựa chọn uống
Một số loại thuốc giảm đau bụng kinh chị em có thể lựa chọn uống

Thuốc đau bụng kinh cho phụ nữ thường mang lại tác dụng nhanh chóng thế nhưng chỉ hiệu quả trong vòng vài tiếng. Nếu cơn đau vẫn xuất hiện thì sẽ phải uống thêm. Các loại thuốc giảm đau bụng kinh sẽ làm giãn cơ tử cung, khi đó co thắt tử cung sinh lý sẽ giảm xuống khiến cơn đau không còn nghiêm trọng. Một số loại thuốc giảm đau thường được các bác sĩ chỉ định dùng cho phụ nữ khi đến tháng là:

  • Thuốc chống co thắt hướng cơ: Đây là loại thuốc mang tác dụng làm giãn cơ tử cung, giảm đau bụng kinh và có chứa một số thành phần như: alverine, dipropylene, drotaverine.
  • Nhóm thuốc ức chế prostaglandin: Đây là các loại thuốc thường sử dụng cho các chị em chưa quan hệ tình dục, đó là: Acid Mefenamic, Naproxen, Ibuprofen,…
  • Nhóm thuốc nội tiết sinh dục nữ: Đây là nhóm thuốc giúp bổ sung estrogen và progesterone như các loại thuốc tránh thai để giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

4. Các biện pháp giảm đau bụng kinh không cần uống thuốc

Thay vì thắc mắc có nên uống thuốc đau bụng kinh không thì hãy thử các biện pháp khác
Thay vì thắc mắc có nên uống thuốc đau bụng kinh không thì hãy thử các biện pháp khác

Cùng với việc sử dụng thuốc thì giảm đau bằng cách không uống thuốc sẽ mang lại hiệu quả an toàn hơn. Cụ thể đó là: 

  • Chườm nóng, tắm nước ấm: Khi bị đau bụng kinh, nhiệt độ cơ thể thường xuống thấp. Vì vậy, sử dụng biện pháp chườm ấm bụng hoặc tắm nước nóng sẽ giúp tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, khí huyết được đẩy ra ngoài thuận lợi và từ đó làm giảm cơn đau bụng kinh dai dẳng
  • Uống nước ấm: Ngoài chườm ấm bụng, uống nước ấm cũng là một biện pháp hữu dụng giúp giảm các cơn co thắt tử cung mỗi khi đến tháng. 
  • Massage: Chỉ cần thực hiện một vài động tác massage nhẹ nhàng vùng bụng theo hướng vòng tròn kim đồng hồ các chị em sẽ thấy những cơn đau bụng kinh sẽ không còn nữa. Tác dụng của việc massage là giúp cơ bụng giãn ra, từ đó giảm những cơn co thắt đột ngột kích thích dây thần kinh.
  • Châm cứu: Một vài nghiên cứu cho thấy sau khi thực hiện châm cứu, các thụ thể opioid trong cơ thể dễ hấp thu các chất giảm đau bụng kinh tự nhiên hơn, giúp cơ được thả lỏng và thư giãn trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh mỗi khi tới tháng. Hãy chú ý ăn theo chế độ như  ít dầu mỡ, nhiều chất xơ, nhiều hoa quả giàu Vitamin và khoáng chất tốt. Đặc biệt, các nhóm chất như Vitamin E, Vitamin B6, Vitamin B1, kẽm, Magie, Acid béo Omega – 3 có tác dụng rất tốt trong giảm đau bụng kinh, giảm sự căng cơ và phản ứng viêm.
  • Uống trà gừng, trà hoa cúc: Trà gừng hoặc hoa cúc chamomile là những thức uống có tác dụng làm giảm cơn đau bụng. Điều duy nhất bạn cần nhớ đó phải là một cốc trà nóng, bốc hơi sẽ làm ấm bụng và điều hòa các cơn đau bụng kinh.

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau hay không. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ mang lại kiến thức bổ ích nhất cho các chị em để giúp các cơn đau bụng kinh mỗi khi đến tháng không còn là nỗi ám ảnh.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.