Uống bia rượu đi ngoài ra máu: Hiểu để bảo vệ sức khỏe

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
22 Tháng Mười Hai 2023

Lần cập nhật cuối:
3 Tháng Một 2024

Số lần xem:
212

Trong xã hội hiện nay, việc thưởng thức đồ uống có cồn đã trở nên phổ biến, nhưng ít người biết rằng nếu lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng uống bia rượu đi ngoài ra máu – một vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe. Cần làm gì khi gặp phải tình trạng này sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Ít người biết đến hiện tượng đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia
Ít người biết đến hiện tượng đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia

1. Uống rượu bia đi ngoài ra máu là gì?

Uống rượu bia đi ngoài ra máu là tình trạng người bệnh bị đi ngoài ra phân lẫn máu sau khi uống rượu bia. Phân có thể lẫn những tia máu đỏ tươi hoặc phân đen và tình trạng này có thể xảy ra khi bạn uống một lượng nhỏ bia rượu nhưng thường là do uống nhiều rượu bia đi cầu ra máu. Một số biểu hiện có thể đi kèm là đau bụng, chướng bụng, buồn nôn và nôn, mệt mỏi.

2. Tại sao bị đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia?

2.1. Nhậu nhiều đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng ống hậu môn xuất hiện vết rách nhỏ với triệu chứng điển hình là gây đau rát và đi ngoài ra máu. Bạn thường trải qua các cơn đau rát vùng hậu môn kéo dài vài phút hoặc vài giờ, thậm chí còn bị đau sang ngày hôm sau. Bạn còn có thể gặp tình trạng đi ngoài ra máu đỏ tươi, máu nhỏ giọt hoặc thành tia. Đặc biệt sau khi uống rượu bia dấu hiệu này càng trầm trọng do rượu bia có tính nóng, háo nước nên làm tăng nguy cơ bị táo bón. Việc dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài khi bị táo bón làm nứt kẽ hậu môn và đi ngoài ra máu.

Uống rượu nhiều bị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn
Uống rượu nhiều bị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn

2.2. Uống bia rượu đi ngoài ra máu do bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một bệnh khá phổ biến hiện nay và thường gặp ở những người từ 30 tuổi trở đi. Bệnh xảy ra khi tĩnh mạch bao quanh hậu môn phình to, gây ứ huyết và tạo thành búi trĩ. Bệnh chia thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại, trong đó trĩ nội là tình trạng búi trĩ nằm phía bên trong hậu môn nên khó quan sát được và thường không gây đau, nhưng theo thời gian búi trĩ phát triển to hơn sẽ gây ra hiện tượng sa búi trĩ. Trĩ ngoại là búi trĩ nằm ở bờ ngoài hậu môn nên thường gây cảm giác vướng víu, khó chịu, đặc biệt là dễ phát hiện hơn so với trĩ nội. Bệnh trĩ thường có dấu hiệu như ngứa ngáy vùng hậu môn kèm theo đau rát, đại tiện ra máu, xuất hiện dịch nhầy khó chịu ở hậu môn, đại tiện rồi vẫn muốn đi tiếp.

Rượu bia là một trong những yếu tố làm cơ thể mất nước dẫn đến phân trở nên khô, cứng, gặp khó khăn khi di chuyển trong đại tràng và làm tình trạng đi ngoài ra máu trở nên tồi tệ hơn.

2.3. Uống rượu đi vệ sinh ra máu do xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng máu trong ống tiêu hóa chảy ra khỏi lòng mạch và đi ra ngoài. Tình trạng xuất huyết tiêu hóa có thể bắt gặp ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa từ thực quản đến hậu môn. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bạn có thể bị sốc do mất máu đột ngột, co giật, thiếu oxy lên não và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Dấu hiệu của bệnh là nôn ra máu (máu tươi, máu đen, máu cục) có thể lẫn thức ăn, đi ngoài ra máu, phân có màu đen như bã cà phê và có mùi thối. Biểu hiện thiếu máu là da xanh xao, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, hạ huyết áp,…

Uống rượu đi cầu ra máu do xuất huyết tiêu hóa
Uống rượu đi cầu ra máu do xuất huyết tiêu hóa

2.4. Uống rượu bị đi ngoài ra máu do viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng tổn thương khu trú hoặc lan tỏa do sự xâm nhập của vi khuẩn gây nên. Đây là một trong những bệnh lý liên quan đến tình trạng đi ngoài ra máu tươi sau khi uống rượu bia. Rượu bia là một trong những tác nhân làm viêm loét, tổn thương niêm mạc đại tràng. Nên nếu thường xuyên uống rượu bia có thể sẽ làm cho các phản ứng viêm xảy ra mạnh mẽ và gây ra các biến chứng không mong muốn như xuất huyết hoặc thủng đại tràng. Ngoài biểu hiện đi ngoài ra máu còn có các dấu hiệu khác như đau bụng âm ỉ, kéo dài, đôi khi đau quặn bụng, đau vùng hố chậu phải hoặc hố chậu trái, cảm giác mót rặn, đi ngoài không hết phân, chán ăn, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, đầy hơi, chướng bụng…

2.5. Nhậu xong đi cầu ra máu do polyp trực tràng

Polyp trực tràng là sự phát triển bất thường của một vài tế bào nhỏ có hình dạng tương tự khối u. Bệnh thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng nào nổi bật nên rất khó phát hiện, đặc biệt là các polyp nhỏ chỉ tình cờ phát hiện ra khi nội soi đại tràng do nguyên nhân khác. Việc uống rượu bia thường xuyên có thể là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của khối polyp, từ đó làm triệu chứng đi ngoài ra máu thêm trầm trọng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì tùy thuộc vào kích thích thước của polyp mà bệnh có thể tiến triển thành ung thư hay không.

2.6. Uống rượu nhiều bị đi ngoài ra máu do ung thư đại tràng

Uống rượu bị đi ngoài ra máu là do ung thư đại tràng
Uống rượu bị đi ngoài ra máu là do ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là một trong 4 bệnh ung thư phổ biến hiện nay nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ bệnh được chữa khỏi lên tới 90%. Một trong những dấu hiệu của bệnh là đi ngoài ra máu, máu đỏ tươi, nhỏ giọt, bao phủ lên phân và phân có lẫn nhầy. Bệnh ở giai đoạn cuối có thể gặp tình trạng sa trực tràng. Ngoài ra còn có các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa kéo dài (hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn), đau bụng âm ỉ, đôi khi có thể đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, phân lúc lỏng, lúc táo thất thường, tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, sụt cân không rõ lý do… Người có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng là người trên 50 tuổi, người có tiền sử bị polyp trực tràng, người mắc bệnh tiểu đường, có yếu tố di truyền…

3. Cần làm gì khi uống bia đi cầu ra máu?

3.1. Ngừng sử dụng rượu bia

Bạn nên ngừng sử dụng rượu bia vì nó gây ra tác hại cho sức khỏe người dùng. Nhất là khi xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia, thì bạn nên ngừng sử dụng chúng ngay lập tức, tránh xảy ra các biến chứng nghiêm trọng khác. Vì nếu cứ sử dụng niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương nặng nề, thậm chí gây chảy máu ồ ạt và đe dọa đến tính mạng.

Biện pháp khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu do bia rượu
Biện pháp khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu do bia rượu

3.2. Thăm khám tại các cơ sở y tế

Bạn cần đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và xử lý kịp thời khi thấy các dấu hiệu sau:

  • Máu chảy nhiều, lượng lớn, thậm chí thành tia.
  • Đau bụng dữ dội, lan ra sau lưng.
  • Sốt, sụt cân nhanh chóng.
  • Các biểu hiện thiếu máu: da xanh, nhợt nhạt, chóng mặt, mệt mỏi.

Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng sau để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến đại tiện ra máu sau khi uống rượu bia như:

  • Nội soi đại tràng là xét nghiệm thường được chỉ định để đánh giá tình trạng viêm hoặc tắc nghẽn đại tràng.
  • Xét nghiệm công thức máu để đánh giá tình trạng mất máu.
  • Chụp X-quang để giúp đánh giá, tầm soát khối u và tình trạng viêm, loét đường tiêu hóa.
  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT) hoặc xét nghiệm hóa miễn dịch trong phân (FIT) để kiểm tra, tìm kiếm máu trong phân.

4. Chế độ ăn uống cho người uống rượu bia nhiều đi ngoài ra máu

4.1. Các thực phẩm nên ăn nhằm cải thiện tình trạng này

Nên ăn gì để cải thiện hiện tượng đi cầu ra máu khi uống rượu bia?
Nên ăn gì để cải thiện hiện tượng đi cầu ra máu khi uống rượu bia?
  • Bổ sung đầy đủ nước: Đây là biện pháp đơn giản giúp làm giảm tình trạng phân khô, cứng, tránh cọ xát với niêm mạc đường ruột. Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp hạn chế tối đa tình trạng uống rượu bia đi ngoài ra máu.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru và hạn chế tình trạng táo bón. Bơ, cà rốt, khoai lang, diếp cá, mồng tơi, thanh long, vừng đen,… là những thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên bổ sung.
  • Thực phẩm mềm: Cháo loãng, súp, canh, đồ ăn hầm nhừ,… giúp hạn chế tối đa tổn thương niêm mạc ruột và tình trạng phân khô, cứng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Magie: Khoáng chất Magie tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu cho thể. Ngoài ra, Magie còn làm tăng nhu động ruột và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Một số thực phẩm chứa nhiều Magie là ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, rau dền, hải sản,…
  • Thực phẩm chứa vitamin C: Vitamin C là một chống oxy hóa giúp giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là khi cơ thể có tổn thương hoặc vết rách ở hậu môn, đại tràng,… Chanh, cam, bưởi, ổi,… là những loại trái cây giàu vitamin C mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

4.2. Các thực phẩm không nên ăn

Không nên ăn gì khi bị đi ngoài ra máu do rượu bia?
Không nên ăn gì khi bị đi ngoài ra máu do rượu bia?
  • Các đồ ăn cay, nóng có thể làm gia tăng tình trạng táo bón và khiến tình trạng đi ngoài ra máu thêm trầm trọng.
  • Các loại thịt giàu protein như thịt bò, thịt dê, thịt trâu,… cũng là một trong những thực phẩm cần tránh. Bởi vì, hàm lượng lớn protein khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn và gây nên tình trạng táo bón.
  • Chuối tiêu xanh, đu đủ xanh chứa một lượng không nhỏ hoạt chất pectin, làm phân trở nên khô, cứng và gây khó khăn trong việc đi ngoài.
  • Socola và đồ ngọt làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm chạp, phân giữ lại trong đường ruột trong thời gian dài, từ đó làm tăng khả năng bị táo bón và đi ngoài ra máu.

Uống bia rượu vượt quá mức có thể gây đi ngoài ra máu, là dấu hiệu rõ ràng cho sự ảnh hưởng tiêu cực của đồ uống có cồn đối với niêm mạc dạ dày và ruột non. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ nhắc bạn kiểm soát lượng uống và biết cách chăm sóc đúng đắn, kịp thời để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

>> Xem thêm: Cắt trĩ xong đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA

     

    Trả lời