Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh – Cách nhận biết và khắc phục hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
15 Tháng sáu 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
6717

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải và cũng là nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng thậm chí tử vong nếu không kịp thời bù nước, muối. Nắm được những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có thể kịp thời điều trị và cải thiện tình trạng này, giúp trẻ phát triển toàn diện.

1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là gì?

Những điều cần biết về chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ mới chào đời cơ thể còn non nớt, cần thời gian để các cơ quan trong cơ thể hoàn thiện, trong đó có hệ tiêu hóa, do đó trẻ chưa đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh nên dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là do cơ vòng của hệ tiêu hóa co bóp không đồng đều, thêm vào đó là tác động của các tác nhân bên ngoài như thức ăn, đồ uống, thuốc… có thể làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa không quá nguy hiểm nhưng với trẻ sơ sinh thì hội chứng này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ mà còn khiến trẻ mất nước, nôn trớ, kém hấp thu, suy dinh dưỡng thậm chí nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài, mất nước có thể dẫn đến tử vong.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.





    2. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết

    2.1. Nôn trớ

    Nôn trớ là dấu hiệu thường thấy ở trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa
    Nôn trớ là dấu hiệu thường thấy ở trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

    Nôn trớ là biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, xảy ra có thể do trẻ bú no quá, các lần bú gần nhau quá hay khi mẹ đổi loại sữa, do lỗ núm vú cao su to hoặc nhỏ quá và nếu bế trẻ không đúng tư thế cũng là nguyên nhân làm trẻ nôn trớ. Tình trạng này sẽ xảy ra nhiều hơn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

    2.2. Tiêu chảy

    Với những trẻ sơ sinh bú mẹ, mỗi ngày có thể đi tiêu từ 5 – 10 lần và thường đi sau khi bú, phân của trẻ sệt có màu vàng sậm thì đây là biểu hiện bình thường. Khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa thì mẹ chỉ cần chú ý đên số lần đi tiêu, chất lượng phân để biết. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ phân sẽ lỏng hơn, thường nát hoặc chỉ chứa nước.

    2.3. Táo bón

    Trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa thường bị tiêu chảy nhưng cũng có một số trường hợp trẻ bị táo bón. Bình thường trẻ sẽ đi tiêu 1 lần/ngày hoặc 2 ngày đi 1 lần và trẻ dễ đi tiêu, phân không khô. Nhưng nếu 2 – 3 ngày trẻ mới đi tiêu, phân khô rắn, ấn bụng trẻ thấy bị cứng và đau thì đó là dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

    2.4. Đau bụng

    Biểu hiện dễ thấy nhất ở trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là đau bụng
    Biểu hiện dễ thấy nhất ở trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là đau bụng

    Khi trẻ bị đau bụng thường kèm khóc lóc, mặt trẻ đỏ hoặc tái, chân co lên bụng, tay nắm chặt. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi trẻ đi tiêu xong. Đau bụng có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa và cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, nên khi thấy trẻ đau bụng mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.

    2.5. Trẻ chán ăn, bỏ bú

    Trẻ chán ăn, bỏ bú là dấu hiệu khi hệ tiêu hóa bất ổn. Trẻ sẽ luôn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, chán ăn, bỏ bú, khóc ngặt trong khi mỗi ngày trẻ bú mẹ rất nhiều lần.

    2.6. Đầy bụng, khó tiêu

    Sau khi trẻ ăn 1 – 2 giờ mà thấy bụng vẫn căng tròn, dùng tay vỗ nhẹ lên bụng trẻ thấy có âm thanh vang lên như tiếng trống. Hoặc tự nhiên mẹ thấy trẻ quấy khóc, khó chịu, bứt rứt, bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường. Trẻ đi tiêu phân lỏng hoặc sền sệt cũng có khi bị táo. Vào ban đêm trẻ khó ngủ, mất ngủ do khó chịu ở bụng.

    3. Chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh như thế nào?

    Mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
    Mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

    Đối với những trẻ đang bú mẹ cần cho trẻ bú bình thường thậm chí bú nhiều hơn bằng cách tăng số lần bú vì trong sữa mẹ có nhiều dưỡng chất và kháng thể tốt cho trẻ. Để sữa mẹ có nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn với những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sữa mẹ và có lợi cho sức khỏe của trẻ.

    Đối với trẻ uống sữa công thức, để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa thì mẹ nên hạn chế sữa động vật và đường lactose vì sữa này có thể làm rối loạn tiêu hóa nặng hơn. Mẹ có thể pha sữa loãng hơn và cho trẻ uống từ từ, ít một. Những loại sữa chứa nhiều chất xơ rất tốt cho trẻ và tránh việc đổi sữa liên tục khiến hệ tiêu hóa của trẻ lại phải làm quen, rối loạn. Mẹ nên dùng nước sạch đun sôi để pha sữa cho trẻ. Luộc bình, thìa pha sữa để đảm bảo tiệt trùng.

    Với những trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa, mẹ nên bù nước và chất điện giải cho trẻ ngay đồng thời tăng số lần bú, lượng bú cho trẻ tránh để trẻ mất nước.

    Nếu trẻ có dấu hiệu bị táo bón mẹ nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để cho trẻ bú hoặc mẹ có thể cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước để cải thiện tình trạng táo bón.

    Điều trị cho trẻ rối loạn tiêu hóa không dễ như người trưởng thành do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện nên để cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa an toàn, hiệu quả mẹ nên sử dụng men vi sinh có chứa lợi khuẩn tốt cho đường ruột của trẻ. Men vi sinh này sẽ lấy lại cân bằng vi sinh đường ruột nhờ có các lợi khuẩn, giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng… ở trẻ, giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tối đa, ăn ngon miệng, tăng sức đề kháng của đường ruột … Mẹ nên chọn men vi sinh có nguồn gốc tự nhiên, nên chọn men vi sinh được chiết xuất từ món kim chi Hàn Quốc, có thể dùng an toàn cho trẻ sơ sinh.

    Men vi sinh này có chứa các lợi khuẩn ProbioticsPrebiotics nhờ được sản xuất bằng công nghệ bao kép lab2pro mà lợi khuẩn sẽ sống trong suốt quá trình tiêu hóa và có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

    Mẹ nên đứa trẻ đi khám ngày nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường.

    4. Lưu ý dành cho cha mẹ khi con bị rối loạn tiêu hóa

    Những điều cần lưu ý cho mẹ khi trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa
    Những điều cần lưu ý cho mẹ khi trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa

    Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn để đủ chất dinh dưỡng và giúp tăng khả năng miễn dịch cơ thể. Nếu mẹ không đủ sữa cho trẻ bú thì nên tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng.

    Qua 6 tháng đầu đời, trẻ bắt đầu làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, nên cho trẻ ăn đa dạng, chọn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và nên tập cho trẻ ăn từ từ, tránh thay đổi thức ăn liên tục.

    Để đảm bảo vệ sinh mẹ nên cho trẻ ăn chín, uống sôi. Dụng cụ pha sữa, bát thìa của trẻ nên trần nước sôi trước khi sử dụng. Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi chơi, đi vệ sinh và giữ gìn vệ sinh thân thể.

    Rối loạn tiêu hóa rất dễ xảy ra nhất là với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi mà hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, đang chuyển dần từ thụ động sang chủ động. Nên khi thấy trẻ sơ sinh có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc điều trị mà nên có sự chỉ định của bác sĩ.

    Bài viết liên quan:

     

    Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

      Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.