Chậm kinh 3 ngày thử que 1 vạch: Nguyên nhân do đâu?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
28 Tháng tư 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
604

Nếu gặp tình huống trễ kinh 3 ngày thử que 1 vạch thì là do nguyên nhân nào, cách khắc phục ra sao là thắc mắc của nhiều chị em. Câu trả lời có trong nội dung sau đây.

Tìm hiểu về hiện tượng trễ kinh 3 ngày thử que 1 vạch
Tìm hiểu về hiện tượng trễ kinh 3 ngày thử que 1 vạch

1. Chậm kinh 3 ngày thử que 1 vạch đã có thai chưa?

Bình thường vòng kinh của chị em từ 22 – 35 ngày và khác nhau do còn tùy vào cơ địa của mỗi người. Độ dài của ngày hành kinh là từ 3 – 5 ngày nhưng cũng có thể kéo dài 7 ngày và vẫn được coi là bình thường. Quá trình thụ thai sẽ phải mất từ 13-14 ngày, bắt đầu khi trứng rụng và gặp tinh trùng sẽ tạo nên hợp tử cho đến lúc phôi thai làm tổ được trong tử cung và tìm chỗ làm tổ thích hợp trong tử cung để bám vào niêm mạc và hình thành nhau thai.

Do đó nếu chị em dựa vào chu kỳ kinh nguyệt và chậm kinh thử thai có thể kết quả hiển thị ngay hoặc chưa nên nhiều chị em chậm kinh 3 ngày đã có thể dùng que thử thai chính xác. Nên cũng có một vào trường hợp chậm kinh 3 ngày thử que 1 vạch, lúc này chị em cần theo dõi thêm một vài ngày để thử lại chính xác. Một số trường hợp chậm kinh 3 ngày thử que một vạch thì có thể do một số nguyên nhân khác như bệnh lý phụ khoa hoặc do chị em bị căng thẳng, stress…

Xem thêm: Trễ kinh 3 ngày có thai không? Dấu hiệu mang thai sớm

2. Nguyên nhân dẫn đến trễ kinh 3 ngày thử que 1 vạch

Trễ kinh 3 ngày thử que 1 vạch có thể do nhiều yếu tố như lối sống hoặc có thể do bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

2.1. Tâm lý thường xuyên căng thẳng

Trễ kinh 3 ngày thử que 1 vạch do tâm lý thường xuyên căng thẳng
Trễ kinh 3 ngày thử que 1 vạch do tâm lý thường xuyên căng thẳng

Trạng thái tâm lý, tinh thần có thể ảnh hưởng rất lớn chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Căng thẳng có thể gây ra chậm rụng trứng, căng thẳng cũng sẽ khiến tăng một số hormone Cortisol, Adrenaline, Norepinephrine. Những hormone này sẽ gây ức chế quá trình sản xuất bộ ba nội tiết tố quan trọng là estrogen, progesterone và testosterone. Việc này sẽ khiến cho quá trình rụng trứng bị trì hoãn, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ không còn đúng thời điểm dẫn đến trễ kinh.

2.2. Sử dụng thuốc tránh thai

Trong thuốc tránh thai có một lượng hormone sinh dục nữ, có tác dụng ngăn cản hoặc làm chậm lại quá trình rụng trứng, có thể ngăn chặn việc làm tổ của trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai. Thuốc tránh thai có tác dụng phụ thường gặp là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố nên chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn, số lượng và màu sắc máu kinh cũng có thể thay đổi. Ngoài thuốc tránh thai thì thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc dùng trong hóa trị… cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

2.3. Vận động quá sức

Chậm kinh 3 ngày thử que 1 vạch do vận động quá sức
Chậm kinh 3 ngày thử que 1 vạch do vận động quá sức

Việc tập thể thao đều đặn rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu chị em tập luyện quá mức sẽ gây ra tác dụng ngược, có thể ảnh hưởng và làm gián đoạn hoạt động của hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng. Hệ trục này có vai trò chỉ huy sản xuất và điều phối bộ nội tiết tố trong cơ thể, kích thích quá  trình rụng trứng ở nữ giới, dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trễ kinh. Tình trạng này thường xảy ra với những chị em muốn giảm cân cấp tốc, vận động viên chuyên nghiệp.

2.4. Lối sống thiếu lành mạnh

Nếu chị em thường xuyên thức khuya, sử dụng rượu bia vô độ, hút thuốc lá… đều có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Chất cồn trong rượu bia, nicotine trong thuốc lá có tác động tiêu cực đến lượng nội tiết tố trong cơ thể gây rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh.

2.5. Giai đoạn tiền mãn kinh

Trễ kinh 3 ngày nhưng thử que 1 vạch do đang trong giai đoạn tiền mãn kinh
Trễ kinh 3 ngày nhưng thử que 1 vạch do đang trong giai đoạn tiền mãn kinh

Chị em nào cũng phải trải qua giai đoạn này trước khi hết hẳn kinh nguyệt hay gọi là mãn kinh. Chậm kinh thường gặp chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thường phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khó chịu như rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, khô âm đạo, giảm ham muốn… Nguyên nhân là do hệ trục vàng não bộ – tuyến yên – buồng trứng hoạt động suy giảm, không còn phối hợp nhịp nhàng, ảnh hưởng đến bộ nội tiết tố trong cơ thể (estrogen, progesterone và testosterone) – là yếu tố chi phối mọi hoạt động của cơ thể.

2.6. Một số vấn đề sức khỏe

Chậm kinh có thể là do các vấn đề bệnh lý về phụ khoa như u xơ tử cung, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, suy buồng trứng, viêm buồng trứng, hay hội chứng đa nang buồng trứng, mắc các bệnh về tuyến giáp như cường giáp, suy giáp… Nếu trễ kinh mà có các triệu chứng đi kèm như máu kinh vón cục, có mùi hôi, đau thắt bụng dưới… thì chị em nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, đúng cách.

Xem thêm: Chậm kinh 3 ngày thì có thai mấy tuần?

3. Cách giúp giảm tình trạng trễ kinh hiệu quả

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đều đặn là điều chị em nào cũng mong muốn. Nó không chỉ giúp theo dõi kỳ kinh, giúp tính toán có thai, tránh thai hiệu quả mà còn là dấu hiệu sức khỏe vùng kín bình thường. Do đó nếu chị em muốn giữ chu kỳ đều đặn tránh tình trạng trễ kinh, chậm kinh thì nên:

3.1. Duy trì lối sống lành mạnh

Duy trì lối sống lành mạnh giúp cải thiện chậm kinh 3 ngày thử que có 1 vạch
Duy trì lối sống lành mạnh giúp cải thiện chậm kinh 3 ngày thử que có 1 vạch

Một lối sống lành mạnh thể hiện ở các vấn đề sau:

  • Thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học: Ngoài thời gian làm việc, học tập thì chị em nên có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên làm việc quá nhiều, bị công việc gây căng thẳng, stress. Chị em nên tập thói quen ngủ sớm trước 11h tối và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Chị em có thể giữ tinh thần thoải mái, cân bằng bằng cách đọc sách, nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè hay tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ…
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Một chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối, đường, thực phẩm cay nóng, hạn chế rượu bia, chất kích thích, tránh xa thuốc lá.
  • Duy trì thói quen vận động vừa sức: Chị em nên duy trì thói quen vận động đều đặn, chọn môn thể thao phù hợp với thể lực và tập luyện vừa sức như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga… Nên tập 150 phút mỗi tuần, duy trì 5 lần/tuần. Tránh tập luyện quá nặng quá lâu để không gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng lần. Nếu thấy có dấu hiệu bất ổn, hoặc tình trạng trễ kinh kéo dài thì chị em cần đi khám ngay để được kiểm tra, chẩn đoán, phát hiện những bất thường nếu có và để điều trị kịp thời.

3.2. Điều hòa kinh nguyệt bằng cách bổ sung estrogen

Bổ sung estrogen khi bị chậm kinh 3 ngày thử que lên 1 vạch
Bổ sung estrogen khi bị chậm kinh 3 ngày thử que lên 1 vạch

Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng là hệ trục thần kinh – nội tiết quan trọng hàng đầu của chị em. Hệ này giữ vai trò chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố chính cho cơ thể phụ nữ bao gồm GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone, testosterone… Trong đó có bộ 3 nội tiết tố quan trọng nhất là Estrogen, Progesterone và Testosterone. Sự hình thành, phát triển và duy trì sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý của chị em phụ thuộc vào hệ trục vàng và sự ổn định của bộ 3 nội tiết tố quyết định. Buồng trứng nhận mệnh lệnh từ Não bộ – Tuyến yên để sản xuất các nội tiết tố. Khi nội tiết tố bị thiếu hụt hoặc xáo trộn, buồng trứng sẽ phản hồi cho não bộ để điều chỉnh gia giảm theo nhu cầu của cơ thể giúp chị em duy trì, ổn định bộ 3 nội tiết tố estrogen, progesterone và testosterone, từ đó chi phối hoạt động của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, sinh lý…

Tuy nhiên khi chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, hoạt động của buồng trứng sẽ suy giảm dần, dẫn đến xáo trộn bộ 3 nội tiết tố và hàng loạt bất ổn cho chị em khiến chị em có thể bị rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm, loãng xương, tim mạch, tiểu đường huyết áp. Chị em còn có thể bị khô âm đạo, đau rát khi quan hệ, giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm, giảm hoặc mất khả năng có con, còn da dẻ thì bị nhăn, khô, nám sạm, tăng cân, rụng tóc, cơ mông – ngực lỏng lẻo…

Do đó với chị em ở giai đoạn này thì nên bổ sung estrogen. Chị em nên chọn viên uống có chứa EstroG-100 là estrogen được chiết xuất từ các thảo dược quý là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Các thảo dược này đã được sử dụng hàng trăm năm ở Trung Quốc, Hàn Quốc mà chưa từng ghi nhận một tác dụng phụ nào. Ngoài EstroG-100 giúp bổ sung estrogen thảo dược hiệu quả, thì viên uống còn có các thành phần tốt như Glutathione, Curcumin, Collagen… sẽ giúp cải thiện chu kỳ kinh nguyệt của chị em và nhiều công dụng sức khỏe khác.

Nếu trễ kinh 3 ngày thử que 1 vạch thì chị em có thể chờ thêm vài ngày rồi thử thai lại hoặc đi khám sau khi thử lại mà vẫn không thấy có thai. Việc đi khám bác sĩ có thể tìm ra gây trễ kinh mà không có thai và nếu là do bệnh lý thì có thể được điều trị kịp thời.

Phần tiếp theo: Trễ kinh 4 ngày thử que 1 vạch là do nguyên nhân nào?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận