Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
7 Tháng Sáu 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
9584

Với trẻ em khi bị rối loạn tiêu hóa thì chế độ ăn hàng ngày không chỉ cung cấp dưỡng chất cho trẻ mà còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Những băn khoăn của cha mẹ khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì sẽ được giải đáp trong nội dung sau.

Tuy sữa chua có chứa các lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa của trẻ nhưng để cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa trẻ cần được cung cấp nhiều lợi khuẩn hơn. Do đó mẹ có thể chọn bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh. Men vi sinh này có chứa các lợi khuẩn Probiotics và Prebiotics được chiết xuất từ món kim chi Hàn Quốc nên an toàn cho trẻ, có thể dùng liên tục từ 3 – 6 tháng vừa giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Nhờ các lợi khuẩn này mà hệ vi sinh đường ruột của trẻ giữ được sự cân bằng (85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn) và tăng sức khỏe đường ruột khi mà hệ tiêu hóa còn đang hoàn thiện. Nhờ được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro mà các lợi khuẩn trong men vi sinh sẽ sống trong suốt quá trình tiêu hóa và có ích cho đường ruột. Cũng nhờ men vi sinh này mà trẻ sẽ hấp thu tối đa dưỡng chất từ thực phẩm, ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng… (Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.)

2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng ăn gì?

Con trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa cũng cần một chế độ kiêng khem khoa học và tùy vào tình trạng rối loạn ở bé. Một số loại thực phẩm trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn như:

2.1. Thức ăn chế biến sẵn

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng thức ăn chế biến sẵn
Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng thức ăn chế biến sẵn

Những thực phẩm như xúc xích, gà rán, hamburger hay các thức ăn nhanh khác đều là những món trẻ em thường thích ăn nhưng thực chất những thực phẩm này chứa ít chất dinh dưỡng và chứa nhiều chất béo khó tiêu, mẹ không nên cho trẻ ăn khi đang bị rối loạn tiêu hóa.

Các thực phẩm chế biến sẵn có thể khiến bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nghiêm trọng hơn.

2.2. Sữa chứa lactose

Một trong những nguyên nhân thường gặp làm trẻ rối loạn tiêu hóa là do không thể dung nạp Lactose có trong một số sản phẩm sữa. Nên mẹ cần để ý và có thể thay đổi loại sữa nếu thấy tiêu hóa của trẻ khác lạ.

2.3. Đồ ngọt

Mẹ đừng cho bé đang bị rối loạn tiêu hóa ăn đồ ngọt
Mẹ đừng cho bé đang bị rối loạn tiêu hóa ăn đồ ngọt

Đồ ngọt không chỉ làm tăng nguy cơ bị béo phì mà còn khiến đường ruột bị quá tải dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Do đó mẹ không nên cho trẻ ăn đồ ngọt.

2.4. Đồ ăn chứa nhiều gia vị

Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên mẹ tránh cho trẻ ăn món chứa nhiều gia vị. Vì các triệu chứng khó chịu ở bụng, đặc biệt là tình trạng táo bón, tiêu chảy sẽ xảy ra.

2.5. Các món chiên xào

Các món chiên xào thì thường hay sử dụng nhiều dầu mỡ nên hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa.

3. Các món cháo tốt cho bé rối loạn tiêu hóa

Khi gặp vấn đề gì về đường ruột, chúng ta nên ăn những thực phẩm dễ tiêu, thanh đạm để xoa dịu cơn đau và ổn định chức năng tiêu hóa. Cháo chính là món ăn nên ăn hàng đầu. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì, cha mẹ có thể tham khảo những món cháo ngon lành dưới đây:

  • Cháo bột: Từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể tập ăn dặm với món cháo bột. Mẹ xay bột gạo khô nấu chín thêm ít rau củ, thịt xay vào nấu chín cho trẻ ăn.
  • Cháo gừng: Món cháo này mẹ chỉ cần chuẩn bị gạo trắng 50g và gừng tươi 50g. Nấu chín cháo và cho gừng vào, cho trẻ ăn nóng.
  • Cháo rau sam: Món cháo này mẹ cần có ram 90g, búp ổi non 20g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g và bột gia vị. Cho các nguyên liệu trừ gạo vào nồi cùng 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Cho trẻ ăn liền 2 – 3 ngày.
  • Cháo cà rốt nấu ô mai: Mẹ cần cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g. Cà rốt mài thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Cho tất cả vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, nấu chín. Cho trẻ ăn 2 lần lúc đói, ăn liền trong 2-3 ngày.
  • Cháo hạt sen: Mẹ cần chuẩn bị 15g hồng xiêm non, 100g bột hạt sen, 50g bột củ mài, 20g đường phèn. Hồng xiêm đem giã nát sắc với 250ml nước, rồi lấy nước sắc hồng xiêm nấu với củ mài và hạt sen cho chín, thêm ít đường phèn ngoáy tan và cho trẻ ăn 3 lần/ ngày.

Các triệu chứng của rối loạn hệ tiêu hóa sẽ được cải thiện khi phụ huynh thiết lập chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ phù hợp cho bé. Hy vọng bài viết “trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì kiêng gì” này sẽ giúp các mẹ chăm sóc bé yêu được tốt nhất.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.