6 nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường gặp phải 

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
12 Tháng Năm 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
19921

Hệ tiêu hóa của trẻ em còn chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Các nguyên nhân gây nên tình trạng này được chia sẻ dưới đây hy vọng sẽ giúp cha mẹ hiểu từ đó biết cách phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả, nhanh chóng.

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là như thế nào?
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là như thế nào?

1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì?

 Khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa với các biểu hiện như đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón… thì trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa và tình trạng này sẽ làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ, khiến trẻ chậm lớn, chậm tăng cân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa trẻ em

Triệu chứng thường thấy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa:

5 dấu hiệu nhận biết bé bị rối loạn tiêu hóa
5 dấu hiệu nhận biết bé bị rối loạn tiêu hóa

2.1. Nôn trớ

Tình trạng nôn trớ thường xảy ra hơn ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên trẻ độ tuổi lớn hơn cũng có thể gặp do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.

2.2. Tiêu chảy

Triệu chứng này thường xảy ra khi bé bị rối loạn tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy sẽ làm trẻ mất nước, chất điện giải, có thể chán ăn.

2.3. Táo bón

Rối loạn tiêu hóa gây táo bón do ăn những thực phẩm quá cứng, chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đạm… Khi táo bón trẻ sẽ chán ăn, bỏ ăn và cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng.

2.4. Đi ngoài phân sống

Đi ngoài phân sống xảy ra do thức ăn chưa được tiêu hóa hết vì lợi khuẩn và hại khuẩn ở đường ruột không cân bằng khiến quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và thải trừ chất cặn bã bị rối loạn.

2.5. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác

Ngoài các triệu chứng kể trên thì khi trẻ rối loạn tiêu hóa xảy ra còn có một số triệu chứng khác như trẻ chán ăn, ăn ít thậm chí không ăn cả món ăn hàng ngày trẻ yêu thích. Hoặc trẻ có thể bị đau bụng nên quấy khóc. 

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Một số nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ là:

6 nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa cha mẹ nên biết
6 nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa cha mẹ nên biết

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.





    3.1. Sức đề kháng của trẻ còn yếu

    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, còn non yếu nên các lợi khuẩn ở đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể. Do đó mà trẻ dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

    3.2. Sử dụng thuốc kháng sinh

    Do sức đề kháng kém nên trẻ hay ốm và dùng kháng sinh điều trị. Thuốc kháng sinh chính là một nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đồng thời cũng loại bỏ các vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, Khi vi khuẩn có hại tăng sinh và tấn công khiến bé bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như phân sống, tiêu chảy, táo bón.

    3.3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều món ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ,...
    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều món ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ,…

    Nếu cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm hay ăn các thức ăn khó tiêu như gạo lứt, ngô, sắn… hoặc các món ăn chứa quá nhiều đạm, đường, dầu mỡ, rau củ nhiều chất xơ… sẽ khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ quá tải, không hấp thu hết dưỡng chất dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

    Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

    3.4. Ngộ độc thức ăn

    Thức ăn để lâu sau khi chế biến và bảo quản không đúng cách, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn để chế biến nên có thể gây ngộ độc, dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

    3.5. Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh

    Nếu trẻ nhỏ chơi với vật nuôi, chơi đồ chơi hoặc cầm đồ dùng bị nhiễm khuẩn sau đó không rửa tay hay không rửa tay sau khi đi vệ sinh, không rửa tay trước khi ăn… đều có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

    3.6. Biến chứng từ bệnh lý khác

    Một số bệnh lý như viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản… có thể làm trẻ có đờm nhưng do không biết khạc ra ngoài nên khi trẻ nuốt sẽ có thể làm nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

    4. Cách điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

    Cách điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả nhất
    Cách điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả nhất

    Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của bé sau này, vì đây là giai đoạn cơ thể trẻ cần một nguồn dinh dưỡng ổn định. Rối loạn tiêu hóa nếu không điều trị kịp thời sẽ có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não, suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị rối loạn tiêu hóa lại khi hệ tiêu hóa bị tấn công.

    Dưới đây là các cách phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo:

    Tẩy giun định kỳ

    Cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần và giữ vệ sinh cho trẻ khi chơi đùa để phòng tránh nguy cơ nhiễm giun sán.

    Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

    Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ giúp trẻ tăng miễn dịch và sức đề kháng giúp phòng bệnh đường tiêu hóa.

    Duy trì chế độ ăn uống khoa học, đi tiêu đúng giờ

    Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất và đủ lượng với lứa tuổi của trẻ rất cần thiết khi phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Nên cho trẻ ăn đa dạng, đảm bảo đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất gồm chất đạm, chất béo, bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

    Không để trẻ bú quá no

    Chỉ cho trẻ bú đủ không nên cho trẻ bú quá no dễ dẫn đến nôn trớ.

    Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh bé

    Hàng ngày giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ, tập thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi. Để phòng giun sán thì đồ chơi của trẻ cũng cần được vệ sinh 2 tuần/lần, tránh không cho trẻ đưa đồ chơi vào miệng và cha mẹ chú ý giữ vệ sinh những nơi như phòng ngủ, phòng chơi của trẻ.

    Tránh tùy tiện dùng thuốc cho trẻ

    Khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, ốm sốt,... nên cho trẻ đi khám bác sĩ tránh tự ý cho con sử dụng thuốc
    Khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, ốm sốt,… nên cho trẻ đi khám bác sĩ tránh tự ý cho con sử dụng thuốc

    Khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, ốm sốt… thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ để tránh tình trạng tự cho trẻ uống thuốc, tránh các tác dụng phụ của thuốc gây rối loạn tiêu hóa.

    Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho bé

    Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm và cả những vấn đề rối loạn tiêu hóa.

    Bổ sung men vi sinh

    Khi thấy trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có thể cho bổ sung men vi sinh để cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng và cải thiện nhanh rối loạn tiêu hóa. Men vi sinh có chứa 2 lợi khuẩn là Probiotics và Prebiotics thích hợp để cha mẹ chọn dùng cho trẻ. Men vi sinh này được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro, công nghệ sẽ giúp lợi khuẩn sống sót tốt trong đường ruột và phát huy tác dụng. Do được chiết xuất từ thiên nhiên nên men vi sinh này an toàn cho người dùng, thích hợp cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó cha mẹ cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời, để giúp cha mẹ loại bỏ chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả nhất. 

    Bài viết liên quan:

      Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.