Điểm danh những nguyên nhân khiến trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
15 Tháng Bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
25 Tháng Tám 2022

Số lần xem:
1190

Cùng điểm danh những nguyên nhân khiến trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón để biết cách cải thiện nhanh tình trạng này, giúp trẻ hay ăn chóng lớn.

1. Điểm danh những nguyên nhân khiến trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón

1.1. Chế độ dinh dưỡng của mẹ

nguyên nhân khiến trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón do chế độ ăn thiếu chất xơ, đồ cay nóng,... của người mẹ
Nguyên nhân khiến trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón do chế độ ăn thiếu chất xơ, đồ cay nóng,… của người mẹ

Trẻ 4 tháng tuổi đang bú mẹ nên những thực phẩm mẹ ăn hàng ngày đều có ảnh hưởng đến trẻ. Mẹ ăn gì trẻ sẽ nhận được những dưỡng chất như vậy. Do đó, nếu chế độ ăn uống của người mẹ có chứa nhiều món cay nóng, thiếu nước, thiếu chất xơ… thì khả năng trẻ sơ sinh bị táo bón khá cao.

1.2. Trẻ 4 tháng bị táo bón do dùng sữa ngoài

Nếu trẻ phải ăn sữa ngoài hoặc các loại sữa công thức quá sớm cũng khiến trẻ gặp táo bón. Vì các loại sữa công thức đều có chứa rất nhiều dưỡng chất mà hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên không thể hấp thu hết được. Hoặc trẻ có thể bị táo bón do mẹ pha sữa không đúng công thức.

1.3. Trẻ không được uống đủ nước

Nước giúp cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể và đóng vai trò là dung môi hòa tan nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Nếu trẻ 4 tháng tuổi bú mẹ không đủ hoặc cữ bú quá dài sẽ có thể bị táo bón do thiếu nước.

1.4. Trẻ ít vận động

Trẻ 4 tháng tuổi ít vận động cũng dễ dẫn đến táo bón
Trẻ 4 tháng tuổi ít vận động cũng dễ dẫn đến táo bón

Trẻ 4 tháng tuổi ít vận động cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và bài tiết do ít vận động giảm nhu động ruột có thể gây ra tình trạng táo bón.

1.5. Phản xạ đi ngoài tự nhiên của trẻ gặp vấn đề

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón kéo dài có thể do phản xạ đi ngoài của trẻ có vấn đề. Phản xạ đi ngoài do nhu động co bóp đại tràng và được điều khiển bởi hệ thần kinh. Khi trẻ gặp vấn đề về hệ thần kinh có thể ảnh hưởng đến phản xạ đi ngoài tự nhiên và gây ra tình trạng táo bón.

1.6. Trẻ có dị tật bẩm sinh ở hệ tiêu hóa

Một số dị tật bẩm sinh như tắc ruột phân su, phình đại tràng, hẹp ống hậu môn,… có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng bài tiết của trẻ, khiến trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón.

1.7. Do bệnh lý

Bé 4 tháng tuổi bị táo bón cũng có thể do bệnh lý hoặc vấn đề về sức khỏe
Bé 4 tháng tuổi bị táo bón cũng có thể do bệnh lý hoặc vấn đề về sức khỏe

Trẻ 4 tháng tuổi cũng có thể bị táo bón do một số bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe như:

  • Bệnh cường giáp: Bệnh này có thể làm giảm nhu động ruột và kèm theo nhiều triệu chứng khác.
  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh hoặc vô hạch đại tràng bẩm sinh: Bệnh này có thể khiến cho phân đoạn ruột già của trẻ bị thiếu các tế bào hạch (một loại tế bào thần kinh), khiến những hướng dẫn hoạt động từ não không đến được ruột già. Trẻ mắc phải bệnh này thường có biểu hiện nhẹ cân hơn trẻ cùng độ tuổi, thường xuyên nôn mửa và kích thước của phân cũng nhỏ hơn.
  • Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
  • Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh: Bệnh lý liên quan đến cột sống, bại não hay chậm phát triển tâm thần thường… đều có thể khiến trẻ gặp phải các vấn đề về vận động và làm cử động ruột bất thường hoặc thiếu sự phối hợp với vận động của ruột.

1.8. Một số nguyên nhân khác

Trẻ có thể bị táo bón do một số loại thuốc kháng sinh hoặc khi trẻ bị ốm sốt, sức đề kháng của trẻ suy giảm sẽ làm thân nhiệt tăng cao, cơ thể sẽ tái hấp thu nước ở ruột để làm mát cơ thể, từ đó làm phân bị khô và gây ra tình trạng táo bón.

2. Nhận biết các dấu hiệu trẻ 4 tháng bị táo bón

Những dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ 4 tháng tuổi
Những dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ 4 tháng tuổi

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa của Mỹ (AAP), trẻ được coi là đi ngoài bình thường mà không mất quá nhiều sức hay nỗ lực quá nhiều để đẩy phân ra khỏi hậu môn. Từ đó cha mẹ có thể nhận biết trẻ 4 tháng bị táo bón nếu thấy hiện tượng giảm bài tiết phân bình thường, kèm theo đi khó và đau khi bài tiết phân, phân rắn, khô hoặc quá to và nếu trẻ bài tiết phân dưới 2 lần/ngày được coi là táo bón. Cùng với đó còn một số dấu hiệu như:

  • Trẻ quấy khóc, lười ăn: Khi trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón sẽ quấy khóc nhiều, không chịu bú mẹ, lười ăn và có biểu hiện nhăn nhó, khó chịu… Nguyên nhân là do thức ăn trong lòng ruột không được tiêu hoá, tích tụ khiến trẻ có nguy cơ bị hấp thụ ngược gây ra nhiễm độc ở trẻ. Trẻ bị đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi hay quấy khóc, ngủ không được sâu giấc.
  • Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu: Sờ nắn bụng trẻ thấy căng phồng, sờ vào thấy cứng, chứng tỏ có sự tích tụ phân, không đào thải phân ra ngoài được, đây là dấu hiệu táo bón ở trẻ.

3. Mẹ phải làm gì nếu trẻ 4 tháng tuổi đã bị táo bón?

3.1. Bổ sung thêm nước khi trẻ 4 tháng bị táo bón

Mẹ cần bổ sung thêm nước cho bé 4 tháng bị táo bón
Mẹ cần bổ sung thêm nước cho bé 4 tháng bị táo bón

Một trong những nguyên nhân gây táo bón là do thiếu nước nên cần bổ sung nước cho trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón. Mẹ nên uống đủ nước và cho trẻ bú nhiều. Khi có đủ nước phân của trẻ sẽ trương nở và mềm hơn, giúp quá trình đi ngoài của trẻ dễ dàng hơn.

3.2. Xem xét việc đổi sang loại sữa công thức khác

Nếu loại sữa công thức mẹ đang dùng cho trẻ có khả năng gây táo bón, thì mẹ hãy cân nhắc đổi sang loại khác phù hợp hơn. Mẹ nên chọn loại sữa có nhiều chất xơ hoặc hỏi xin ý kiến tư vấn từ các bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

3.3. Tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ ăn của mẹ

Mẹ hãy thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày như ăn nhiều rau xanh, trái cây. Cũng như nước, chất xơ sẽ giúp nhuận tràng, quá trình hoạt động của nhu động ruột cũng sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Mẹ ăn đủ chất, nhiều chất xơ thì khi trẻ bú mẹ sẽ cải thiện táo bón.

3.4. Massage bụng

Massage bụng là cách trị táo bón cho trẻ 4 tháng tuổi an toàn, hiệu quả
Massage bụng là cách trị táo bón cho trẻ 4 tháng tuổi an toàn, hiệu quả

Mẹ có thể massage bụng cho trẻ để hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón. Việc này sẽ giúp kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng phân bị ứ đọng trong ống tiêu hóa, gây nên táo bón. Mẹ cần đặt trẻ nằm ngửa trên giường, xoa hai bàn tay vào nhau để tạo độ nóng ấm rồi dùng lòng bàn tay áp lên bụng và xoa nhẹ quanh bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ. Mẹ nên thực hiện bài xoa bụng khoảng 50 lần, chú ý tránh dùng lực mạnh gây áp lực lên xương sườn và bàng quang của trẻ.

3.5. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Ngoài việc chú ý uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ thì mẹ có thể chọn bổ sung thêm men vi sinh. Khi bé 4 tháng bị táo bón bú mẹ sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng. Men vi sinh là chế phẩm bổ sung các lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Các lợi khuẩn này giúp cần bằng vi khuẩn ở đường tiêu hóa, ức chế các vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể giúp đường ruột hấp thu dưỡng chất tốt hơn, ức chế hại khuẩn phát triển, giảm các triệu chứng của đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và cả táo bón. Nhờ men vi sinh sẽ giúp trẻ thèm ăn, điều trị chứng biếng ăn ở trẻ. Mẹ nên chọn men vi sinh có chứa Probiotics (vi khuẩn có lợi) và Prebiotics (chất xơ hòa tan), được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro. Công nghệ này giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ 4 tháng tuổi an toàn, hiệu quả. Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.

4. Khi nào nên đưa trẻ 4 tháng bị táo bón đi gặp bác sĩ

Sau khi đã áp dụng các cách được chia sẻ trên đây mà tình trạng trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón không được cải thiện thì mẹ nên đưa trẻ đi khám. Bác sĩ sẽ khám và kiểm tra cẩn thận để biết nguyên nhân gây táo bón cũng như mức độ táo bón của trẻ và có cách điều trị phù hợp, kịp thời. Mẹ chú ý không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. 

Bài viết liên quan: Trẻ 5 tháng tuổi bị táo bón – mẹ cần làm gì?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.