Chóng mặt nên uống gì? Top 6 thức uống giúp làm dịu triệu chứng

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
22 Tháng mười 2024

Lần cập nhật cuối:
28 Tháng mười 2024

Số lần xem:
47

“Chóng mặt nên uống gì?” là câu hỏi được quan tâm mỗi khi bạn cảm thấy quay cuồng, khó khăn khi giữ thăng bằng. Việc lựa chọn đồ uống phù hợp rất quan trọng giúp bạn thoát khỏi cảm giác khó chịu này. Hãy cùng khám phá những loại đồ uống giúp đánh bay cảm giác chóng mặt ngay nhé.

1. Chóng mặt nên uống gì?

Khi bị chóng mặt, việc lựa chọn đồ uống phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

1.1. Nước chanh

Người bị đau đầu chóng mặt nên uống nước chanh
Người bị đau đầu chóng mặt nên uống nước chanh

Nước chanh là một lựa chọn tuyệt vời để giúp làm dịu cơn chóng mặt. Chanh chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm cảm giác chóng mặt do thiếu máu.

Cách pha nước chanh rất đơn giản, bạn chỉ cần vắt nửa quả chanh với 300 ml nước lọc, thêm 1 thìa đường rồi khuấy đều. có thể thay đường bằng mật ong cũng rất hiệu quả. Đây là một thức uống dễ làm và thơm ngon, đồng thời có thể giúp bạn giảm cảm giác chóng mặt một cách tự nhiên và hiệu quả.

1.2. Nước gừng hoặc trà gừng

Nước gừng, trà gừng cũng là một phương pháp tự nhiên giúp làm giảm cảm giác choáng váng và chóng mặt. Gừng chứa các hợp chất có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và làm dịu hệ tiêu hóa. Đồng thời, tinh dầu trong gừng cũng mang lại cảm giác sảng khoái.

Bạn chỉ cần cho vài lát gừng vào cốc nước sôi, hãm trong khoảng 10-15 phút, có thể thêm mật ong để tăng hương vị. Bạn nên thưởng thức trà gừng khi còn nóng, uống chậm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1.3. Nước pha mật ong

Chóng mặt thường xuyên có thể lựa chọn uống nước pha mật ong
Chóng mặt thường xuyên có thể lựa chọn uống nước pha mật ong

Mật ong là gợi ý tuyệt vời nếu bạn không biết chóng mặt nên uống gì?”. Mật ong chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như photpho, canxi, sắt, magie, vitamin B và C, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và cải thiện tình trạng chóng mặt nhanh chóng.

Cách pha nước mật ong như sau: Cho pha 1-2 thìa mật ong vào 1 cốc nước ấm, sau đó thêm một thìa giấm táo, khuấy đều và thưởng thức. bạn sẽ thấy cảm giác chóng mặt và hoa mắt sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn.

1.4. Nước đường

Trong trường hợp chóng mặt do tụt đường huyết, kiệt sức thì nước đường là lựa chọn số 1 dành cho bạn. Nước đường có thể giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn khi gặp phải cơn chóng mặt.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc uống nước đường có thể không phải là lựa chọn tốt. Bởi lượng đường cao trong nước đường có thể làm tăng đường huyết đột ngột, gây ra cảm giác chóng mặt và không ổn định. Do đó, những người bị huyết áp cao, hoặc chỉ số đường huyết cao thì không nên uống nước đường trong trường hợp này.

1.5. Nước lọc

Nước lọc rất tốt cho cơ thể bạn khi đang bị xây xẩm chóng mặt
Nước lọc rất tốt cho cơ thể bạn khi đang bị xây xẩm chóng mặt

Trong trường hợp chóng mặt, nước lọc là một lựa chọn tốt để giữ cơ thể được cân bằng và giảm cảm giác không ổn định. Nước lọc không chứa calo hay đường, giúp bổ sung nước cho cơ thể mà không làm tăng đường huyết. Bên cạnh đó, nó còn giúp loại bỏ độc tố và chất cặn trong cơ thể, giúp cơ thể hoạt động tốt hơn và giảm cảm giác mệt mỏi.

1.6. Nước dừa

Nước dừa chứa kali tự nhiên và các khoáng chất, giúp bổ sung nước và chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Việc uống nước dừa có thể giúp cải thiện tình trạng chóng mặt do tụt huyết áp, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái.

2. Chóng mặt không nên uống gì?

Người mắc chứng chóng mặt không nên uống những loại nước nào?
Người mắc chứng chóng mặt không nên uống những loại nước nào?

Khi bạn gặp phải cơn chóng mặt, việc chọn lựa thức uống phù hợp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cũng có những loại thức uống có thể làm tăng cảm giác chóng mặt hoặc làm suy giảm sức khỏe. Dưới đây là một số loại thức uống bạn nên hạn chế hoặc tránh khi gặp tình trạng này:

  • Caffeine: Caffeine có thể gây ra tình trạng mất nước và tăng huyết áp, hai yếu tố này có thể làm tăng cảm giác chóng mặt. Nếu bạn thường xuyên uống đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà hoặc nước ngọt có ga, hãy cân nhắc giảm lượng caffeine hoặc thay thế bằng các thức uống khác.
  • Nước giải khát có gas: Nước giải khát có gas thường chứa nhiều đường và caffeine, đây là hai yếu tố có thể gây tăng huyết áp, dẫn tới các cơn chóng mặt. do đó, bạn nên tránh uống các loại nước giải khát có gas khi gặp tình trạng này để tránh ảnh hưởng tới huyết áp và cảm giác không thoải mái.
  • Đồ uống có chứa cồn: Cồn có thể làm mất nước và làm giảm sự cân bằng điện giải trong cơ thể, dẫn đến cảm giác chóng mặt, khó giữ thăng bằng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng chóng mặt, hãy tránh uống rượu và các loại đồ uống có chứa cồn.
  • Nước uống chứa hàm lượng đường cao: Thức uống chứa nhiều đường có thể làm tăng đường huyết và tạo ra cảm giác mệt mỏi, chóng mặt. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc chọn những thức uống có hàm lượng đường thấp hoặc không đường để giảm thiểu nguy cơ này.

3. Lưu ý khi gặp tình trạng chóng mặt

Ngoài các đồ uống ra thì bạn cần lưu ý gì khi bị chóng mặt?
Ngoài các đồ uống ra thì bạn cần lưu ý gì khi bị chóng mặt?

Khi gặp cảm giác choáng váng hoặc chóng mặt, đặc biệt là ở những người lớn tuổi và phụ nữ mang thai, cần phải cẩn thận để phòng ngừa  té ngã, tăng nguy cơ chấn thương và tử vong. Dưới đây là một số điều bạn cần nhớ:

  • Khi bạn cảm thấy chóng mặt, hãy dừng việc đang làm ngay lập tức và tìm một nơi yên tĩnh, thoáng đãng rồi nằm xuống hoặc ngồi nghỉ. Tránh những động tác thay đổi đột ngột hoặc những việc đòi hỏi sức mạnh.
  • Tránh di chuyển hoặc đứng dậy khi bạn đang chóng mặt vì có thể gây té ngã. Tuyệt đối không leo trèo, lái xe hoặc thực hiện các hoạt động cần sự tập trung khi bạn cảm thấy chóng mặt.
  • Nếu thấy chóng mặt, hãy cố gắng giữ đầu ở mức thấp hơn cơ thể để tăng cường lưu lượng máu đến não và giảm cảm giác chóng mặt. Nếu có thể, hãy nằm nghỉ trên một mặt phẳng.
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu và chậm, tập trung vào hơi thở để giảm căng thẳng và làm dịu tình trạng chóng mặt.
  • Theo dõi tần suất, dấu hiệu cảnh báo trước khi bị chóng mặt, thời gian cơn chóng mặt diễn ra và các biểu hiện đi kèm. Nếu tình trạng chóng mặt kéo dài hoặc đi kèm với dấu hiệu nguy hiểm, hãy đi thăm bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên phù hợp để giúp bạn vượt qua tình trạng này một cách an toàn và hiệu quả.

Chóng mặt là một triệu chứng khó chịu, nhưng việc lựa chọn đồ uống phù hợp có thể giúp giảm bớt tình trạng này hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, nếu triệu chứng chóng mặt kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận