Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ hàng năm?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
7 Tháng Mười Hai 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
152

Tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ rất quan trọng để bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc cúm. Vậy tại sao cần tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ mỗi năm? Cần lưu ý gì trước khi tiêm phòng cảm cúm cho trẻ?

1. Vì sao cần tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ mỗi năm?

Tại sao cần thực hiện tiêm vắc xin cúm cho trẻ mỗi năm?
Tại sao cần thực hiện tiêm vắc xin cúm cho trẻ mỗi năm?

Bệnh cúm thường diễn ra theo mùa, đặc biệt phát triển mạnh nhất vào mùa đông và mùa xuân. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh cúm và biến chứng cảm cúm ở trẻ em có mức độ nguy hiểm hơn so với người lớn. Hằng năm, có rất nhiều trẻ dưới 5 tuổi phải nhập viện vì tổn thương phổi, nhiễm trùng máu,… do biến chứng của cúm. Chính vì thế, việc tiêm phòng cúm cho trẻ là vấn đề mà các bậc cha mẹ nên quan tâm hàng đầu khi bé đã đủ 6 tháng tuổi.

Theo các chuyên gia, việc tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ cần được nhắc lại mỗi năm bởi:

  • Có rất nhiều chủng virus cúm và các chủng virus luôn biến đổi (thay đổi tính kháng nguyên) qua từng năm. Vì vậy, kháng thể được tạo ra do vắc xin có thể hiệu quả trong năm nay nhưng không còn tác dụng với virus cúm biến đổi. Do đó, việc tiêm nhắc lại hàng năm sẽ giúp cơ thể bé sẽ tạo ra kháng thể tốt hơn, đủ khả năng chống lại virus.
  • Thành phần vắc-xin cúm luôn được cập nhật và thay đổi hàng năm để phù hợp với các chủng cúm đang lưu hành. Do đó, trẻ em nên tiêm phòng cúm nhắc lại mỗi năm để kích hoạt hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của các chủng virus cúm.

2. Những lưu ý cần ghi nhớ khi tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ

Các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo sức khỏe của bé và hạn chế biến chứng khi tiêm phòng cúm cho trẻ.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ cần lưu ý những gì?
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ cần lưu ý những gì?

2.1. Một số loại vắc xin cúm có thể tiêm cho trẻ

Hiện có 2 loại vắc xin phòng ngừa cúm được sử dụng tại Việt Nam, đó là Vaxigrip của Pháp và Influvac của Hà Lan.

  • Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp): Là loại vắc xin để phòng ngừa bệnh cúm mùa. Vắc xin Vaxigrip Tetra có thể được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn với liều lượng khác nhau. Vắc xin Vaxigrip được tiêm tại vùng bắp hoặc dưới da.
  • Vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan): Đây là loại vắc xin phòng cúm A (chủng H1N1, H3N2) và cúm B (chủng Yamagata, Victoria). Vắc xin Influvac Tetra được tiêm tại bắp hoặc sâu dưới da.

2.2. Liều tiêm, thời điểm tiêm vắc-xin cúm an toàn cho trẻ

Với vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp), liều lượng tiêm dành cho trẻ em như sau:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi: Lịch tiêm 2 mũi
    • Mũi 1: 0,25 ml.
    • Mũi 2: 0,25 ml, sau một tháng kể từ khi tiêm mũi 1.
  • Trẻ từ 9 tuổi trở lên: Tiêm một mũi 0.5 ml duy nhất, nhắc lại hàng năm, mũi sau luôn cách mũi trước tối thiểu 12 tháng.
Chú ý đến liều lượng và thời điểm tiêm vắc xin cúm cho trẻ
Chú ý đến liều lượng và thời điểm tiêm vắc xin cúm cho trẻ

Với vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan), liều lượng tiêm dành cho trẻ em như sau:

  • Trẻ từ 36 tháng tuổi – 9 tuổi: Lịch tiêm 2 mũi
    • Mũi 1: 0,5 ml cho lần tiêm đầu tiên.
    • Mũi 2: Tiếp tục tiêm liều nhắc lại, sau mũi 1 một tháng.
  • Trẻ từ 9 tuổi trở lên có thể tiêm mỗi năm nhắc lại 1 mũi.

Với phụ nữ có ý định mang thai, việc tiêm phòng cúm trước khi mang bầu là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho thai phụ và thai nhi. Không chỉ vậy, việc tiêm phòng cúm cho mẹ còn giúp bảo vệ trẻ ngay từ khi chào đời tới khi trẻ 6 tháng tuổi.

Ở nước ta, dịch cúm xuất hiện quanh năm nhưng thường bùng phát mạnh nhất vào khoảng tháng 3, tháng 4 và tháng 10 hàng năm. Vì vậy, bố mẹ nên có kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho bé sớm, trước mùa dịch ít nhất từ 2 – 4 tuần (vì cơ thể cần khoảng 2 tuần để sản sinh ra các kháng thể cần thiết).

2.3. Đối tượng nào không nên tiêm phòng cúm?

Dù mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhưng một số trường hợp sau không nên tiêm phòng cúm:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ từng có phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của vắc xin.
  • Trẻ đang bị ốm hoặc bị sốt.
Lưu ý những trường hợp không nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ
Lưu ý những trường hợp không nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ

2.4. Một số phản ứng trẻ có thể gặp sau khi tiêm phòng cúm

Các phản ứng trẻ có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin cúm như:

  • Sưng đau tại vị trí tiêm
  • Các triệu chứng giả cúm như: sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi,…

Tuy nhiên, các phản ứng phụ sau tiêm phòng cúm chỉ xuất hiện trong 1 – 2 ngày sẽ tự hết. Để đảm bảo an toàn, ba me cần theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm và trong 24 giờ đầu. Nếu thấy trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục, nổi mẩn, khó thở, tức ngực, co giật… thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

3. Lựa chọn địa chỉ tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ

Việc tiêm chủng phòng cúm cho trẻ cần được tư vấn và thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, đáp ứng một số tiêu chí sau:

  • Có hẹn lịch tiêm nhắc lại rõ ràng.
  • Không gian tiêm chủng đảm bảo an toàn.
  • Vắc xin được sử dụng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.
  • Tiêm đủ và đúng liều, có khám sàng lọc trước tiêm.
  • Được hướng dẫn, hỗ trợ tư vấn các phản ứng sau tiêm.

Có thể thấy việc tiêm phòng cảm cúm cho trẻ là rất cần thiết để ngăn ngừa những biến chứng của bệnh cúm. Do đó, cha mẹ hãy chủ động cho bé đi tiêm đúng lịch để bảo vệ sức khỏe của con.

>> Xem thêm: 10 cách trị cảm cúm cho  trẻ hiệu quả tại nhà không cần thuốc

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời