Những lưu ý khi tiêm phòng sởi – quai bị – Rubella trước khi mang thai

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
15 Tháng Mười Một 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
2905

Rubella (sởi Đức) là bệnh truyền nhiễm thường gặp vào mùa đông – xuân. Bệnh lành tính và không quá nguy hiểm với người bình thường nhưng để lại nhiều di chứng nặng nề cho thai nhi nếu bà bầu mắc Rubella. Do đó, tiêm phòng sởi, quai bị, Rubella trước khi mang thai là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn căn bệnh này.

Tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai
Tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai

1. Vì sao cần tiêm phòng sởi, quai bị, Rubella trước khi mang thai?

Tiêm phòng sởi, quai bị, Rubella trước khi mang thai là việc làm cần thiết đối với mọi phụ nữ đang chuẩn bị cho kế hoạch sinh con. Vậy lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin sởi, quai bị, Rubella là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1.1. Rubella là gì?

Rubella lần đầu được các bác sĩ người Đức mô tả lâm sàng vào năm 1740. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phơi nhiễm virus Rubella qua mũi và cổ họng. Trẻ em và thanh niên là đối tượng thường bị phơi nhiễm sởi Đức. Virus rubella ủ bệnh trong cơ thể từ 12 đến 23 ngày trước khi toàn phát khoảng 4 đến 6 ngày. Bệnh sẽ tự khỏi sau thời gian toàn phát và cơ thể sẽ tự sản sinh kháng thể IgG để miễn dịch lại với Rubella.

Bệnh Rubella thường gây ra sốt nhẹ, thân nhiệt tăng, nổi hạch, đau cơ… Các triệu chứng này là lành tính và không quá nguy hiểm. Vốn dĩ không “to tát” với người thường nhưng Rubella lại rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Tùy vào thời gian phơi nhiễm Rubella mà bà bầu có thể gặp nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS).

Sởi Đức thường bùng phát vào mùa đông và mùa xuân. Cơ chế lây nhiễm từ người sang người là do người lành tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy hoặc giọt nước bắn ra từ người bệnh. Nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh là trước và sau thời gian toàn phát bệnh 1 tuần. Do đó, bệnh nhân Rubella cần được cách ly điều trị để tránh lây chéo tạo thành dịch lớn cho cộng đồng.

Sởi Đức hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Người bệnh cần tập trung nghỉ ngơi để lấy lại sức khỏe. Bên cạnh đó cần tăng cường bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng miễn dịch để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc bôi đặc hiệu giảm thiểu ngứa do ban đỏ của Rubella gây ra.

Vì sao cần tiêm phòng rubella trước khi mang thai?
Vì sao cần tiêm phòng rubella trước khi mang thai?

1.2. Rubella với phụ nữ mang thai

Sởi Đức được coi là “kẻ thù” của phụ nữ mang thai bởi nó gây ra những hệ lụy vô cùng “đáng sợ”. Nguyên nhân là do vào thời kỳ mang bầu, khả năng miễn dịch của chị em giảm dẫn đến nguy cơ phơi nhiễm Rubella cao hơn người bình thường. Khi xâm nhập vào cơ thể, Rubella sẽ theo đường máu tấn công gây nguy hiểm cho thai nhi.

Thai phụ nhiễm Rubella vào giai đoạn đầu của thai kỳ thường phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, thai chết lưu. Không những thế, thai nhi sau khi sinh ra còn có khả năng cao mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) vô cùng nguy hiểm.

Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) là một nhóm các vấn đề trẻ sau sinh mắc phải khi mẹ nhiễm Rubella. Di chứng do CRS gây ra bao gồm: Đục thủy tinh thể, điếc, sinh nhẹ cân, chậm phát triển, tật đầu nhỏ, thiểu năng sa sút trí tuệ, phát ban đỏ khi sinh…

Tùy vào thời gian mẹ phơi nhiễm mà hệ lụy của Rubella đối với mẹ và thai nhi cũng khác nhau. Cụ thể:

1. Nguy cơ lây virus từ mẹ qua thai nhi:

– 12 tuần: 80%

– 14-24 tuần: 25%

– 26-30 tuần: 35%

– 36 tuần trở đi: 100%

2. Nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS):

– Dưới 11 tuần: 90%

– 11-12 tuần: 33%

– 13-14 tuần: 11%

– 15-16 tuần: 24%

– Trên 16 tuần: Hiếm 0%

Tiêm phòng rubella sau bao lâu thì mang thai được?
Tiêm phòng rubella sau bao lâu thì mang thai được?

2. Những lưu ý khi tiêm vắc xin sởi quai bị rubella trước khi mang thai

Rubella là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên do chưa có thuốc đặc trị nên tiêm phòng là biện pháp tốt nhất bảo vệ bà bầu và thai nhi. Khi tiêm phòng sởi, quai bị, Rubella trước khi mang thai, chị em cần lưu tâm một số vấn đề sau:

  • Khi đi tiêm phòng, chị em cần thăm khám kiểm tra sức khỏe, kiểm tra khả năng miễn dịch. Thông thường để chính xác, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm huyết thanh để kiểm tra kháng thể miễn dịch trong cơ thể. Nếu cơ thể đã có miễn dịch thì không cần tiêm phòng, còn nếu không thì cần thực hiện tiêm phòng theo phác đồ.
  • Do vắc xin sởi, quai bị, rubella không được tiêm khi đã mang thai nên các bác sỹ sẽ kiểm tra để xác định chính xác xem chị em có mang thai hay không. Ngoài ra, vắc xin sởi, quai bị, rubella là dạng vắc xin sống giảm độc lực yếu nên phụ nữ cần lưu ý tránh thai trước ít nhất 1 tháng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Phác đồ tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai thường là 2 mũi cơ bản, mũi thứ nhất cách mũi thứ 2 ít nhất 1 tháng. Ngoài ra, hiện trên thị trường đã có loại vắc xin tiêm 1 mũi duy nhất. Trước khi quyết định mang thai, chị em cần hoàn tất việc tiêm phòng ít nhất 1 tháng.
  • Vắc xin sởi, quai bị, rubella phổ biến được sử dụng là MMR của Mỹ. Đây là loại vắc xin có khả năng phòng ngừa tốt và ít để lại các tác dụng phụ không mong muốn.

3. Sau tiêm phòng sởi, quai bị, rubella bao lâu thì có thai?

Sau tiêm phòng sởi, quai bị, rubella bao lâu thì mang thai là câu hỏi của rất nhiều chị em. Dưới đây là một số vấn đề mà chị em phải lưu ý sau khi tiêm vắc xin.

  • Các chuyên gia tiêm chủng khuyến cáo, thời gian mang thai sau khi tiêm vắc xin MMR tốt nhất là 3 tháng. Lúc này nồng độ kháng thể IgG trong máu đã cao và đủ khả năng miễn dịch với sự xâm nhập của virus Rubella.
  • Trường hợp sau khi hoàn thành tiêm chủng vắc xin sởi, quai bị, rubella được từ 1 tháng trở lên mà phát hiện mang thai thì cũng không quá nguy hiểm. Lúc này chị em cần chú ý bảo vệ vì kháng thể IgG trong máu chưa quá cao nên nguy cơ nhiễm Rubella vẫn có dù là rất nhỏ.
  • Trường hợp nếu phát hiện mang thai sau khi tiêm vắc xin MMR chưa đến 1 tháng thì các chị em phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có phương pháp chăm sóc thai nhi tốt nhất. Nguyên nhân là do sau khi thời gian tiêm chưa được 1 tháng, virus Rubella trong vắc xin được đưa vào trong cơ thể mẹ có thể ảnh hưởng đến thai nhi và gây ra những một số vấn đề nguy hiểm.

Những di chứng do sởi Đức để lại cho thai nhi là rất nặng nề nên chị em cần phải chủ động tiêm chủng phòng ngừa. Tuy vậy, sau khi tiêm hãy lên kế hoạch thời gian mang thai phù hợp để việc tiêm chủng đạt được hiệu quả phòng tránh tốt nhất và không gây ra những hậu quả không mong muốn.

Chích ngừa rubella bao lâu thì có thai được? Cần lưu ý những gì?
Chích ngừa rubella bao lâu thì có thai được? Cần lưu ý những gì?

4. Những tác dụng phụ khi tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella

Vắc xin sởi, quai bị, rubella sử dụng virus còn sống bị vô hiệu hóa đưa vào cơ thể để tạo miễn dịch. Về cơ bản việc tiêm vắc xin MMR là tương đối an toàn và ít xuất hiện phản ứng không mong muốn. Dù vậy, chị em cũng có thể bị một vài triệu chứng sau khi tiêm như sau:

  • Vùng tiêm sẽ có cảm giác đau nhức sau 24 giờ tiêm. Đi kèm với đau nhức là dấu hiệu sốt nhẹ. Một số phụ nữ có thể bị nổi ban đỏ xung quanh vị trí tiêm. Những triệu chứng trên thường kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày sau đó hoàn toàn bình thường.
  • Ngoài ra một số trường hợp sau khi tiêm MMR còn bị buồn nôn, tiêu chảy, viêm tuyến nước bọt.
  • Trường hợp sau 1 đến 2 ngày các dấu hiệu do tác dụng phụ của vắc xin sởi, quai bị, rubella không hết hẳn thì chị em cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra xác định nguyên nhân.

5. Lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng rubella

Do vắc xin MMR cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy chị em cần phải lưu ý một số vấn đề sau tiêm dưới đây:

  • Sau tiêm phải ở lại phòng tiêm chủng ít nhất 30 phút và để được theo dõi và kiểm tra sức khỏe trước khi ra về.
  • Trong 24 đến 48 giờ đầu sau khi tiêm, chị em cần chú ý theo dõi các vấn đề ăn, ngủ, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, ban đỏ trên da… Trường hợp các triệu chứng nặng cần gặp bác sĩ để thăm khám.
  • Không chườm nóng, lạnh hoặc đắp các loại lá thuốc lên vết tiêm.
  • Trường hợp sốt nhẹ sau khi tiêm chị em cần uống nhiều nước, mặc thông thoáng. Nếu sốt trên 38.50C có thể sử dụng paracetamol theo chỉ định của bác sĩ để hạ sốt.

Một số lưu ý khi tiêm phòng sởi, quai bị, Rubella trước khi mang thai ở trên đã phần nào giải đáp những thắc mắc của chị em. Vì vậy, để có một kế hoạch mang thai toàn diện nhất, thì chị em nên tìm hiểu các loại bệnh truyền nhiễm và tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai theo đúng phác đồ hiện nay.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.