Top 22 loại thuốc trị loãng xương tốt nhất phổ biến hiện nay

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
2 Tháng hai 2024

Lần cập nhật cuối:
2 Tháng hai 2024

Số lần xem:
8174

Loãng xương không có thuốc đặc trị nên các thuốc thường dùng trong điều trị loãng xương là để hạn chế tình trạng hủy xương, tăng cường canxi hoặc giảm biến chứng… Dưới đây là top 22 loại thuốc loãng xương phổ biến hiện nay mà người bệnh có thể tham khảo.

Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị bệnh loãng xương phổ biến
Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị bệnh loãng xương phổ biến

1. Thuốc trị loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương là tình trạng xương giảm mật độ khoáng khiến xương yếu và dễ gãy. Thuốc trị loãng xương sẽ giúp tăng khối lượng xương, hạn chế nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên người bệnh cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng vì không phải ai cũng dùng loại thuốc này.

2. Khi nào cần dùng thuốc điều trị loãng xương?

Thuốc điều trị loãng xương thường được các bác sĩ chỉ định cho các trường hợp có mật độ xương với điểm T từ – 2,5 trở xuống và được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương. Bên cạnh đó, với các trường hợp bị suy giảm mật độ xương có đi kèm các yếu tố nguy cơ cao thì vẫn cần các bác sĩ tư vấn.

Thông thường, để xác định được người bệnh có được sử dụng thuốc hay không, người bị bệnh sẽ cần trải qua các quá trình đánh giá y khoa. Và kết luận sẽ được đưa ra dựa trên mật độ xương và các yếu tố nguy cơ.

Đối với các nguồn thực phẩm bổ sung, tuy không được các bác sĩ kê chi tiết như đơn thuốc, nhưng không phải các loại thực phẩm bổ sung canxi nào cũng sẽ tốt cho người bị loãng xương. Bởi khi bạn sử dụng thuốc đi kèm với thực phẩm bổ sung canxi hay các loại thực phẩm chức năng khiến cơ thể tiêu thụ nhiều canxi, thì có thể sẽ không giúp xương khỏe hơn mà ngược lại, có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận, táo bón và làm tích tụ canxi trong máu.

Bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm dùng thuốc cải thiện bệnh loãng xương
Bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm dùng thuốc cải thiện bệnh loãng xương

3. Các nhóm thuốc điều trị loãng xương

Các loại thuốc loãng xương sẽ nằm trong 5 nhóm dưới đây:

3.1. Nhóm thuốc trị loãng xương Bisphosphonates

Bisphosphonates thường là lựa chọn đầu tiên, phổ biến của bác sĩ khi điều trị loãng xương. Nhóm thuốc này sẽ giúp làm chậm tốc độ mất xương và là loại thuốc điều trị loãng xương ở người già. Thuốc thường được dùng tối đa trong 5 năm liên tục. Sau khi ngưng thuốc, người bệnh vẫn có thể nhận được những lợi ích mà loại thuốc này mang lại.

Các loại thuốc chính:

  • Thuốc điều trị loãng xương Alendronate (Fosamax, Binosto)
  • Risedronate (Actonel, Atelvia)
  • Ibandronate (Bonviva)
  • Axit Zoledronic (Reclast, Zometa)

Tác dụng phụ: Buồn nôn, đau bụng, ợ chua… Nếu dùng lâu dài có thể tăng nguy cơ gãy xương đùi, hoại tử xương hàm tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.

Thuốc điều trị bệnh loãng xương Bisphosphonate
Thuốc điều trị bệnh loãng xương Bisphosphonate

3.2. Thuốc sinh học Denosumab

Loại thuốc này được dùng trong trường hợp người bệnh không dung nạp hoặc không thể sử dụng Bisphosphonates (như người bị suy giảm chức năng thận). Thuốc có thể phải sử dụng trong thời gian dài, thậm chí là suốt đời. Các loại thuốc chính:

  • Prolia
  • Xgeva

Tác dụng phụ: Đau cơ, xương, ngứa, phát ban. Tăng nguy cơ bị gãy cột sống sau khi ngừng thuốc.

3.3. Hormone và liệu pháp có liên quan tới hormone

Với trường hợp loãng xương vì suy giảm nội tiết tố do tuổi tác, việc sử dụng hormone và liệu pháp thay thế hormone có thể là một giải pháp. Thuốc được dùng cho phụ nữ hoặc nam giới có nguy cơ gãy xương cao, người không thể dùng các loại thuốc chữa loãng xương khác. Các loại thuốc chính là:

  • Estrogen
  • Testosterone
  • Raloxifene (Evista)
  • Calcitonin (Miacalcic)

Tác dụng phụ: Có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, ung thư vú, bốc hỏa…

Hormone và liệu pháp thay thế hormone giúp giảm tình trạng loãng xương
Hormone và liệu pháp thay thế hormone giúp giảm tình trạng loãng xương

3.4. Thuốc tăng tạo xương

Đây là thuốc chữa loãng xương hiệu quả với người có mật độ xương rất thấp, người có tiền sử gãy xương hoặc loãng xương do lạm dụng steroid. Thuốc tăng tạo xương thường được sử dụng trong vòng 1 – 2 năm và tác dụng sẽ biến mất nhanh chóng sau khi ngừng thuốc. Các loại thuốc chính:

  • Teriparatide (Forteo)
  • Abaloparatide (Tymlos)
  • Romosozumab (Evenity)

3.5. Chất bổ sung canxi và vitamin D

Chế độ dinh dưỡng thông thường có thể không đủ cung cấp lượng canxi và vitamin D cần thiết cho cơ thể. Vì thế trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm chất bổ sung canxi và vitamin D. Theo khuyến cáo, cần bổ sung từ 500 – 1.500mg canxi/ngày và từ 800 – 1.000 IU vitamin D/ngày.

5. Nên sử dụng thuốc loãng xương trong bao lâu?

Sử dụng thuốc loãng xương trong bao lâu?
Sử dụng thuốc loãng xương trong bao lâu?

Vậy, người bị bệnh loãng xương nên sử dụng thuốc loãng xương trong bao lâu? Bisphosphonates là một trong những loại thuốc điều trị loãng xương phổ biến nhất hiện nay. Loại thuốc này thường được sử dụng trong khoảng 3 – 5 năm. Sau đó, các bác sĩ, chuyên gia sẽ dựa vào các yếu tố nguy cơ để đánh giá và chỉ định xem bệnh nhân có cần sử dụng thuốc thêm không, hay sẽ chỉ định sử dụng sang loại thuốc khác. Thuốc điều trị loãng xương Bisphosphonates cũng được ghi nhận tác dụng phụ nghiêm trọng đó chính là: hoại tử xương hàm và viêm thực quản. 

Hai triệu chứng này được coi là biến chứng hiếm gặp khi sử dụng Bisphosphonates. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tình trạng xuất hiện tác dụng phụ, người bệnh cần ngưng sử dụng Bisphosphonates trong khoảng 3 – 5 năm. Con số này sẽ được xác định chính xác tuỳ vào mức độ loãng xương của mỗi người và theo chỉ định của bác sĩ.  

6. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương

Các loại thuốc loãng xương muốn sử dụng đều cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để người bệnh dùng đúng loại thuốc, đúng liều lượng để đảm bảo tính hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương

Khi dùng các loại thuốc điều trị loãng xương người bệnh cần lưu ý:

  • Thăm khám cẩn thận để biết tình trạng loãng xương và nguy cơ gãy xương.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị loãng xương khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không tự ý ngừng điều trị, thay đổi loại thuốc hoặc tăng, giảm liều dùng thuốc.
  • Khi sử dụng thuốc đọc kỹ phần chống chỉ định và tác dụng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Nói với bác sĩ về bệnh lý nền nếu có, tiền sử bệnh và loại thuốc đang dùng để hạn chế rủi ro cũng như tương tác thuốc.
  • Người bệnh bị sỏi thận, ung thư xương, calci huyết cao cần thận trọng khi dùng thuốc.
  • Nên uống thuốc điều trị loãng xương với nhiều nước và tiêm tĩnh mạch chậm để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ lên dạ dày.
  • Nếu thuốc có tác dụng phụ hoặc thuốc không mang đến hiệu quả sau vài tuần sử dụng thì nên báo bác sĩ ngay.

Thuốc điều trị loãng xương sẽ phát huy tác dụng khi được kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện… Người bệnh cần chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ chất, trong đó bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi như tôm cua cá, các loại rau xanh, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa. Tập thể thao cũng sẽ giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức đề kháng. Nếu người bệnh luyện tập vào buổi sáng có thể giúp tổng hợp vitamin D từ ánh mặt trời và cung cấp đến 70% nhu cầu vitamin D hàng ngày của cơ thể, giúp hấp thu canxi tối đa.

Người bệnh cũng có thể chọn dùng viên uống có chứa canxi nano, vitamin D3 và MK7. Canxi nano trong viên uống sẽ tăng khả năng hấp thu lên đến 200 lần so với canxi thông thường, Vitamin D3MK7 sẽ đem canxi từ ruột vào máu rồi đem đặt vào xương giúp xương chắc khỏe. Viên uống còn có nhiều dưỡng chất tốt như Mangan, Magie, Silic, Boron, DHA

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Osteoporosis treatment: Medications can help. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoporosis/in-depth/osteoporosis-treatment/art-20046869
  • [2] Osteoporosis drugs: Which one is right for you? https://www.health.harvard.edu/womens-health/osteoporosis-drugs-which-one-is-right-for-you
  • [3] Osteoporosis. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoporosis/diagnosis-treatment/drc-20351974

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.