[CẨM NANG] Thức khuya có bị chậm kinh không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
15 Tháng tư 2023

Lần cập nhật cuối:
29 Tháng bảy 2024

Số lần xem:
930

Thói quen thức khuya gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, làm việc không hiệu quả vào hôm sau. Vậy đối với chị em phụ nữ, thường xuyên thức khuya có bị chậm kinh không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua các thông tin được cung cấp trong bài viết dưới đây.

1. Thức khuya nhiều có bị chậm kinh nguyệt không?

Thức khuya nhiều có bị chậm kinh nguyệt không?
Thức khuya nhiều có bị chậm kinh nguyệt không?

Chậm kinh là biểu hiện thường thấy của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, công việc và sức khỏe sinh sản của chị em. Nguyên nhân gây chậm kinh phần lớn là do rối loạn hormone nội tiết tố của cơ thể. Hormone này bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như thức khuya thường xuyên, tăng giảm cân đột ngột, căng thẳng kéo dài, vận động quá sức, do tác dụng phụ của thuốc, sử dụng các chất kích thích,…

Như vậy với câu hỏi “Thức khuya có bị chậm kinh nguyệt không?” thì câu trả lời là CÓ. Thức khuya làm rối loạn hoạt động của buồng trứng và tuyến yên, gây mất cân bằng hormone estrogen, progesterone, LH, FSH. Chính sự mất cân bằng này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ với những biểu hiện như chậm kinh, vô kinh, hay hội chứng tiền kinh nguyệt. Những chị em thường xuyên thức khuya có thể có những biểu hiện bất thường như máu kinh ra ít hoặc nhiều hơn bình thường, máu có màu nâu đen, đau bụng kinh dữ dội, cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt,…

2. Những tác hại của việc thức khuya thường xuyên

Thức khuya không chỉ gây chậm kinh mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như:

2.1. Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Thức khuya thường xuyên ngoài gây trễ kinh còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Thức khuya thường xuyên ngoài gây trễ kinh còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Ban đêm là thời điểm mà hệ tiêu hóa cần được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc, các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Tuy nhiên, khi thức quá khuya, niêm mạc của dạ dày không thể tái tạo như chu kỳ bình thường của nó, dịch dạ dày tiết ra nhiều dẫn tới viêm loét dạ dày.

2.2. Đẩy nhanh quá trình lão hóa da

Thời điểm từ 11-12 giờ đêm là khoảng thời gian các tế bào da được tái tạo. Thời điểm này được xem là khung giờ vàng giúp cho da tránh các vấn đề như da khô, da xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn. Chính vì thế, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc sẽ giúp chị em có làn da tươi trẻ, hạn chế lão hóa.

2.3. Thức khuya gây suy giảm trí nhớ

Thời gian ngủ là lúc để bộ não nghỉ ngơi, hệ thần kinh phục hồi và tái tạo các tế bào mới. Nhưng khi thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não. Mặt khác, khi giấc ngủ không được đảm bảo, bạn rất dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau. Ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng… Vì thế, bạn nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất tập trung.

Thức khuya vừa làm chậm kinh vừa gây suy giảm trí nhớ
Thức khuya vừa làm chậm kinh vừa gây suy giảm trí nhớ

2.4. Rối loạn nội tiết tố cơ thể

Khi ngủ, cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi và tiết ra các hormone cân bằng. Nhưng khi ngủ không đủ giấc sẽ làm cho các hormone bị rối loạn. Nếu thức khuya quá nhiều có thể dẫn tới gây rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, u xơ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư vú, nguy cơ mắc bệnh tim mạch…

2.5. Làm giảm thị lực

Tình trạng thiếu ngủ sẽ làm tăng sự lưu giữ chất lỏng xung quanh mắt, những quầng thâm hoặc bọng dưới mắt xuất hiện. Đáng nói hơn, ngủ quá trễ khiến mắt bị khô do quá trình sản xuất nước mắt bị gián đoạn. Vậy nên, khi mắt bị khô (tức thiếu nước mắt) bạn có thể cảm thấy đau nhức, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa, đỏ hoặc thậm chí mờ mắt. Tình trạng này khiến cho khả năng quan sát suy giảm và tầm nhìn hạn chế.

3. Các phương pháp hạn chế thức khuya gây chậm kinh

Đối với người trưởng thành, mỗi ngày cần phải ngủ từ 7-8 tiếng để duy trì được sức khỏe lâu dài. Để ngăn ngừa bệnh mất ngủ phụ nữ cần chú ý đến những vấn đề sau:

3.1. Lập kế hoạch, thời gian biểu khoa học

Có một thời gian biểu khoa học giúp hạn chế việc thức khuya gây trễ kinh
Có một thời gian biểu khoa học giúp hạn chế việc thức khuya gây trễ kinh

Bước đầu tiên để tránh việc thức khuya làm trễ kinh chính là bạn cần thiết lập thời gian biểu sinh hoạt, ăn uống và ngủ nghỉ khoa học. Cam kết với bản thân trong việc ngủ và thức dậy, hãy duy trì thói quen này trong một khoảng thời gian nhất định. Lúc này, cơ thể sẽ tự thiết lập lại đồng hồ sinh học, bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ đúng giờ.

3.2. Hạn chế ánh sáng

Tạo cho bản thân phản xạ, bởi bóng đêm sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, trước khi ngủ bạn cũng tránh sử dụng các thiết bị điện tử, bởi ánh sáng xanh từ di động, máy tính bảng, laptop,… sẽ khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ.

3.3. Áp dụng một số liệu pháp xoa bóp nếu không dễ vào giấc ngủ sớm

Dùng tay và các đầu ngón tay xoa bóp toàn bộ cơ thể, chú ý xoa bóp phần vai, cánh tay, mặt, và da đầu để giúp máu lưu thông tốt hơn, kích thích cơn buồn ngủ.

3.4. Sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe

Sử dụng thực phẩm tốt cho cơ thể nhằm hạn chế việc thức khuya chậm kinh
Sử dụng thực phẩm tốt cho cơ thể nhằm hạn chế việc thức khuya chậm kinh

Uống đủ nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng là một cách để cải thiện giấc ngủ cho bạn. Một tách trà thảo mộc với các nguyên liệu như: hoa cúc, bạc hà, nụ hoa tam thất, tâm sen, hoa hồng… Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tinh dầu có trong các loại trà thảo mộc và nước ấm có thể giúp cho tinh thần của bạn được thư giãn nhất, sẵn sàng cho một giấc ngủ sâu.

3.5. Không dùng đồ uống có cồn trước khi ngủ

Không uống rượu, bia ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ và không uống cà phê sau 5 giờ chiều. Bởi những thức uống này đều chứa những thành phần gây khó ngủ.

3.6. Thư giãn đầu óc, không suy nghĩ

Hạn chế suy nghĩ những việc đã xảy ra vào ban ngày, những áp lực công việc, những xích mích không cần thiết gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Nếu bạn đã lên giường đi ngủ nhưng 20 – 30 phút rồi vẫn không ngủ được thì có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Đọc sách hoặc những câu chuyện nhẹ nhàng để giúp tinh thần thoải mái.
  • Bật nhạc với tiết tấu chậm rãi, dịu êm, nhạc thiền, nhạc không lời.
  • Ngồi thiền, tập trung hít thở, thả lỏng cơ thể và khối óc.
Thư giãn đầu óc sẽ cải thiện được tình trạng thức khuya kèm chậm kinh
Thư giãn đầu óc sẽ cải thiện được tình trạng thức khuya kèm chậm kinh

3.7. Tạo không gian ngủ thoải mái

Để đảm bảo ngủ đúng giờ và ngon giấc thì bạn cần phải sắp xếp một không gian ngủ thoải mái bằng cách:

  • Vệ sinh chăn, ga, gối thật sạch sẽ; lựa chọn loại đệm nằm phù hợp, gối đầu không quá cao.
  • Dọn dẹp phòng ngủ gọn gàng, ngăn nắp.
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng mát mẻ, mở điều hoà ở mức phù hợp khi thời tiết nóng bức để có một giấc ngủ ngon và thoải mái hơn.
  • Đảm bảo tắt thiết bị kết nối internet, âm thanh trước khi đi ngủ để tránh bị làm phiền bởi thông báo mạng xã hội.
  • Trước giờ ngủ khoảng 1 giờ, bạn có thể tắt các loại đèn ánh sáng trắng và xanh, chỉ bật đèn có ánh sáng ấm nhằm giúp cơ thể dễ vào trạng thái nghỉ ngơi.
  • Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, không bị tiếng ồn ào quấy nhiễu giấc ngủ.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “Thức khuya có bị chậm kinh không?”. Có thể khẳng định thức khuya là thói quen xấu và sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, sức khỏe và hủy hoại nhan sắc của chị em. Do đó, bạn hãy thay đổi thói quen này ngay để tránh gặp phải những hậu quả trên nhé.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Causes of a late period if you are not pregnant. https://gleneagles.com.my/health-digest/period-late-but-not-pregnant
  • [2] What Can Delay Your Period? https://www.health.com/condition/menstruation/10-things-that-mess-with-your-period

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận