Stress có bị trễ kinh không? Nguyên nhân và cách cải thiện

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
14 Tháng Tư 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
552

Trễ kinh là hiện tượng khá nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Việc nắm được nguyên nhân gây trễ kinh là rất quan trọng, bởi nếu không hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý, thậm chị là dấu hiệu của một số bệnh lý. Một trong những câu hỏi mà nhiều chị em thường thắc mắc liên quan tới vấn đề này đó là stress có bị trễ kinh không? Để giải đáp câu hỏi này hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.

1. Căng thẳng stress có làm trễ kinh nguyệt hay không? Vì sao?

Stress có làm trễ kinh nguyệt hay không?
Stress có làm trễ kinh nguyệt hay không?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tình trạng căng thẳng stress đang có xu hướng gia tăng. Theo nhiều thống kê cho thấy, nữ giới có nguy cơ mắc các chứng stress, trầm cảm nhiều hơn nam giới. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ví dụ như: áp lực công việc, áp lực trong hôn nhân, bệnh tật kéo dài,…

Trên thực tế, phụ nữ gặp tình trạng căng thẳng stress có bị trễ kinh, thậm chí khá nhiều. Lý do gây nên tình trạng này đó là bởi khi bị stress, tuyến thượng thận sẽ bị tác động, tăng tiết hormone cortisol. Hormone này có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản sinh các nội tiết tố nữ estrogen và progesterone.

Bên cạnh đó, việc cortisol nhiều hơn mức bình thường cũng làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của insulin, gây tăng đường huyết, gián đoạn quá trình rụng trứng. Tất cả những hiện tượng trên chính là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới bị stress.

2. Stress, lo lắng gây chậm kinh trong bao lâu?

Tình trạng stress làm chậm kinh kéo dài trong bao lâu?
Tình trạng stress làm chậm kinh kéo dài trong bao lâu?

Hiện tượng nữ giới mắc stress có bị trễ kinh không hề hiếm gặp. Song, chúng khiến không ít chị em cảm thấy hoang mang, lo lắng bởi không rõ tình trạng này sẽ kéo dài trong bao lâu. Trên thực tế, thời gian chậm kinh khi bị căng thẳng sẽ phụ thuộc vào mức độ stress và cơ địa của mỗi người.

Nếu bị stress nhẹ, hiện tượng chậm kinh sẽ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, vài ngày hoặc 1 tuần. Tuy nhiên, nếu bị stress nặng, phụ nữ có thể bị chậm kinh một tháng đến vài tháng. Đặc biệt, việc càng lo lắng, suy nghĩ, cơ thể mệt mỏi suy nhược sẽ khiến hiện tượng trễ kinh kéo dài hơn.

Nếu bạn đang gặp tình trạng stress có bị trễ kinh từ 1 – 2 tuần thì nên tới các cơ sở y tế khám sàng lọc để đảm bảo không mắc các bệnh lý khác, cũng như xác định được đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này để có cách điều trị hợp lý.

3. Cách cải thiện và phòng ngừa stress gây chậm kinh nguyệt

Trễ kinh, chậm kinh do căng thẳng (stress) là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy hormone sinh sản đang bị rối loạn. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên thực hiện các biện pháp cải thiện để điều hòa lại kinh nguyệt và ngăn ngừa tình trạng trễ kinh tái phát. Một số biện pháp được áp dụng phổ biến như:

3.1. Thực hiện các biện pháp giảm stress

Thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ giúp giảm stress cùng chậm kinh
Thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ giúp giảm stress cùng chậm kinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các chị em phụ nữ bị stress và dẫn đến trễ kinh. Để cải thiện tình trạng này, trước tiên bạn nên thực hiện các biện pháp giúp giảm stress, giải tỏa căng thẳng, ví dụ như:

  • Nghỉ ngơi: Đây là cách đơn giản nhất giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Thay vì làm việc, suy nghĩ quá sức, hãy dành cho mình những khoảng thời gian được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để giúp sức khỏe thể chất được phục hồi.
  • Nghe nhạc, đọc sách: Bạn cũng có thể thực hiện một số hoạt động này để giải tỏa căng thẳng, giúp đầu óc được thư giãn, nghỉ ngơi, kích thích sự tái tạo của các tế bào thần kinh, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Tập thể dục thể thao: Tập thể dục là một biện pháp giảm stress hiệu quả mà bạn chắc chắn không nên bỏ qua. Khi tập thể dục cơ thể sẽ sản sinh là hormone endorphin có chức năng giảm các hormone gây stress như adrenaline và cortisol, khiến bạn cảm thấy được thư giãn, thoải mái. Bên cạnh đó, việc tập luyện đều đặn hàng ngày còn giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm triệu chứng đau bụng kinh cũng như tăng cường sức đề kháng cho nữ giới.
  • Nói chuyện, chia sẻ với bạn bè hoặc viết nhật ký: Khi bị stress bạn thường sẽ suy nghĩ nhiều, thậm chí là suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy bế tắc. Lúc này, hãy viết nhật ký hoặc giãi bày tâm sự với bạn bè người thân để được giải tỏa suy nghĩ và những cảm xúc tiêu cực.

Khi tâm trạng tốt hơn, bạn sẽ bớt căng thẳng stress, đồng thời hiện tượng chậm kinh cũng sẽ dần được cải thiện.

3.2. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Nên ăn uống lành mạnh để cải thiện stress cùng hiện tượng chậm kinh
Nên ăn uống lành mạnh để cải thiện stress cùng hiện tượng chậm kinh

Bên cạnh giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, việc duy trì chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như các loại rau củ quả, trái cây tươi; hay những thức ăn giàu lợi khuẩn (probiotic) góp phần cân bằng môi trường âm đạo, ngăn ngừa bệnh phụ khoa.

Bên cạnh đó, hãy ăn uống điều độ, đủ bữa, không nên nhịn ăn, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya. Một số thực phẩm bạn nên tránh sử dụng đó là trà, cà phê, rượu bia, thuốc lá và đồ ăn cay nóng, dầu mỡ. Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như gia tăng mức độ căng thẳng, lo lắng, khiến tình trạng chậm kinh nghiêm trọng hơn.

3.3. Dùng thảo dược điều hòa kinh nguyệt

Phụ nữ bị trễ kinh do căng thẳng, stress cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược để điều hòa kinh nguyệt như: ngải cứu, mướp đắng, rau diếp cá, trà hoa cúc,… Đây là những loại thảo dược có tính mát nên thích hợp với những người bị stress, bế kinh. Bên cạnh đó, chúng còn giúp kháng viêm, an thần, giải tỏa tâm trạng bức bối,… an toàn và hiệu quả.

Nên áp dụng ngay các biện pháp cải thiện stress gây chậm kinh
Nên áp dụng ngay các biện pháp cải thiện stress gây chậm kinh

3.4. Sử dụng sản phẩm bổ trợ

Để hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa tình trạng stress bị chậm kinh hiệu quả, nhanh chóng hơn, các chị em cũng nên kết hợp sử dụng những sản phẩm bổ trợ có thành phần từ nguồn gốc thiên nhiên như EstroG-100 kết hợp với Collagen, DHEA, Gamma-Oryzanol, Glutathione, Pregnenolone Acetat (chiết xuất từ củ mài đắng).

Trong đó, đặc biệt nhất là EstroG-100 – hỗn hợp dịch chiết được chuẩn hóa từ ba loại thảo dược quý của Hàn Quốc là Đương quy, Tục đoạn và Cách sơn tiêu, giúp bổ sung Estrogen mạnh gấp 3 lần các phytoestrogen khác.

Sản phẩm này có công dụng tăng cường các nội tiết tố nữ, giảm những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, stress, điều hòa kinh nguyệt nhờ đó cải thiện tình trạng trễ kinh ở nữ giới.

3.5. Tìm gặp bác sĩ khi cần thiết

Trong trường hợp bạn gặp tình trạng stress và bị trễ kinh kéo dài, ngày càng nghiêm trọng thì hãy tìm gặp các bác sĩ. Lúc này bạn sẽ cần làm những xét nghiệm cần thiết, từ đó phát hiện chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trên, cũng như có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Qua bài viết trên đây, hy vọng rằng bạn đọc đã tự mình giải đáp được câu hỏi “Stress có bị trễ kinh không?” đồng thời biết được những biện pháp điều trị cơ bản. Chu kỳ kinh nguyệt như là “thước đo” sức khỏe đối với một người phụ nữ, vì vậy, hãy luôn lắng nghe cơ thể mình để có các biện pháp bảo vệ bản thân tốt nhất nhé!

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời