Căng tức ngực chậm kinh là hiện tượng gì? Có sao không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
29 Tháng bảy 2024

Lần cập nhật cuối:
29 Tháng bảy 2024

Số lần xem:
1267

Căng tức ngực chậm kinh có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm nhưng cũng không loại trừ trường hợp mắc bệnh phụ khoa. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Phải làm gì khi bị căng tức ngực chậm kinh?

Giải mã hiện tượng ngực căng tức kèm trễ kinh
Giải mã hiện tượng ngực căng tức kèm trễ kinh

1. Căng tức ngực chậm kinh là hiện tượng như thế nào?

Ngực căng tức là hiện tượng vùng ngực bắt đầu xuất hiện những cơn đau từ nhẹ đến vừa gây khó chịu trong hô hấp cũng như khả năng vận động. Ngoài ra, bạn sẽ có cảm giác ngực lớn hơn bình thường, cảm giác đau ngay cả khi không chạm vào. Triệu chứng này có thể xảy ra thường xuyên gây cản trở đến sức khỏe đời sống ở phái nữ. Đi kèm với đó là hiện tượng chậm kinh khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên thất thường. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài trong vòng 22 – 35 ngày nhưng khi chậm kinh, sau hơn 40 ngày vẫn chưa thấy xuất hiện chu kỳ tiếp theo.

Xem thêm: Những lý do chậm kinh và các biện pháp cải thiện

2. Nguyên nhân của tình trạng ngực căng tức trễ kinh

Căng tức ngực đi kèm với hiện tượng trễ kinh là hiện tượng không khó bắt gặp. Để lý giải tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra. Phụ thuộc vào từng độ tuổi, giai đoạn mà tác nhân gây ra hiện tượng ngực căng tức sẽ khác nhau.

2.1. Dấu hiệu sớm của mang thai

Ngực căng tức chậm kinh là dấu hiệu sớm của mang thai
Ngực căng tức chậm kinh là dấu hiệu sớm của mang thai

Phần lớn hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ mới mang thai tuần đầu. Bởi đây là thời điểm cơ thể người phụ nữ đang có nhiều thay đổi, đặc biệt là về nội tiết tố khiến cho tuyến vú trở nên nhạy cảm hơn. Do lớp niêm mạc tử cung được làm lớp đệm cho noãn chính vì vậy hiện tượng bong tróc không còn và dẫn đến kỳ kinh nguyệt không xảy ra. Tuy nhiên để chắc chắn bạn có thể sử dụng que thử thai hoặc đến gặp bác sĩ tư vấn.

2.2. Rối loạn nội tiết

Ở tình trạng khỏe mạnh, cơ thể người phụ nữ sẽ tự cân bằng trao đổi chất và các chức năng sinh lý nhờ hệ nội tiết. Khi xảy ra bất thường nào đó, cả vùng dưới đồi, tuyến yên hay buồng trứng sẽ không hoạt động được dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Chính vì lý do này sẽ dẫn đến tình trạng trễ kinh. Ngoài ra, do tuyến vú rất nhạy cảm với hormon sinh dục và khi có sự thay đổi, lượng hormone sẽ khiến ngực bị chèn ép và căng tức.

2.3. Tuổi dậy thì

Căng tức ngực chậm kinh là hiện tượng bình thường ở độ tuổi dậy thì
Căng tức ngực chậm kinh là hiện tượng bình thường ở độ tuổi dậy thì

Ở độ tuổi mới lớn và bắt đầu có kinh thì tình trạng đau vú trễ kinh là hoàn toàn bình thường. Do giai đoạn này, hormone sinh dục chưa hoàn thiện gây ảnh hưởng tới chu kì của kinh nguyệt. Ngoài ra, tuyến vú chịu tác động của loại hormon này gây ra hiện trạng đau tức ngực.

Có thể có các biểu hiện đi kèm như đau lưng, đau cơ, buồn nôn, sốt… Tất cả triệu chứng này sẽ dần biến mất khi hormone sinh dục được hoàn thiện.

Tuy nhiên, nếu cơn đau tức ngực xảy đến thường xuyên hay chậm kinh dài ngày bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám.

2.4. Tác dụng phụ của thuốc

Chậm kinh kèm theo ngực bị căng tức có thể là do tác dụng phụ của thuốc
Chậm kinh kèm theo ngực bị căng tức có thể là do tác dụng phụ của thuốc

Thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và một số loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến hormone và gây ra tác dụng phụ như căng tức ngực và trễ kinh. Đặc biệt, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc hàng ngày làm cho tình trạng này trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn. Ngoài đau tức ngực và chậm kinh, bạn có thể gặp hiện tượng chảy máu âm đạo, thường bị nhầm với kinh nguyệt. Khi gặp các triệu chứng này do thuốc, cần ngừng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng.

2.5. Thời kỳ mãn kinh

Cũng giống như trong giai đoạn dậy thì, giai đoạn tiền mãn kinh xảy ra sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Mất cân bằng hormone ở giai đoạn này cũng gây ra hiện tượng đau tức ngực, trễ kinh mà hầu như tất cả phụ nữ ở độ tiền mãn kinh đều gặp phải.Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên đi khám nếu gặp tình trạng trên kèm hạch ở ngực.

2.6. Bệnh phụ khoa, bệnh về tuyến vú

Chậm kinh kèm tức ngực có thể là do mắc phải các bệnh về tuyến vú
Chậm kinh kèm tức ngực có thể là do mắc phải các bệnh về tuyến vú

Khi gặp triệu chứng đau tức ngực chậm kinh cũng có thể là khả năng bạn mắc một số căn bệnh phụ khoa như:

  • Ung thư vú: Đây là căn bệnh phổ biến ở nữ giới với tỷ lệ mắc khá cao. Khi mắc, bệnh nhân có thể có cảm giác đau ngực ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy bạn nên đi khám sớm để việc điều trị đạt hiệu quả cao.
  • U xơ u nang tuyến vú: Cơn đau ngực sẽ đi kèm hạch nhỏ. Tuy căn bệnh này không gây quá nhiều nguy hiểm nhưng cũng đem đến phiền toái cho bệnh nhân.
  • U nang, u xơ buồng trứng: Đây cũng là nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng chậm kinh cùng với đó là các dấu hiệu như máu ra nhiều, mùi bất thường…

Để xác định rõ nguyên nhân gây trễ kinh, bạn cần thăm khám để đảm bảo sức khỏe.

3. Làm sao để cải thiện tình trạng tức ngực chậm kinh

Hướng dẫn cải thiện tình trạng tức ngực chậm kinh
Hướng dẫn cải thiện tình trạng tức ngực chậm kinh

Để cải thiện tình trạng đau tức ngực trễ kinh không còn ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống, bạn cần thay đổi lối sống của bản thân.

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều hormone tăng trưởng, dầu mỡ. Thay vào đó bằng việc tăng cường các thực phẩm lành mạnh như rau củ quả với chế độ đầy đủ và dinh dưỡng.
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc cũng cũng mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng trên.
  • Tránh stress, lạc quan, giữ tinh thần thoải mái. Bởi khi tinh thần không tốt cũng dẫn đến hiện tượng rối loạn nội tiết tố – nguyên nhân gây ra tình trạng đau tức ngực chậm kinh.
  • Chọn lựa loại áo ngực thoải mái đúng kích cỡ cùng với đó là vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh các bệnh phụ khoa.
  • Massage nhẹ nhàng và sử dụng khăn ấm để giảm cơn đau khi đau vú. Tập những bài tập nhẹ nhàng cũng rất hữu ích.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Cuối cùng, bạn có thể dùng thuốc sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nhớ rằng căng tức ngực và chậm kinh không chỉ là dấu hiệu của thay đổi nội tiết tố mà còn có thể phản ánh tình trạng sức khỏe chung. Hãy quan tâm đến cơ thể mình, duy trì lối sống lành mạnh và đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn y tế khi cần thiết.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận