Phương pháp thắt búi trĩ có đau không, có khỏi bệnh không?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
28 Tháng Mười Một 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
17340

Bệnh trĩ là căn bệnh gây nhiều đau đớn vùng hậu môn- trực tràng cho người mắc bệnh. Một trong những thủ thuật được nhiều bác sĩ áp dụng cho người bệnh trĩ đó là thắt búi trĩ. Vậy phương pháp này là gì và các bước tiến hành ra sao chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Phương pháp thắt búi trĩ liệu có hiệu quả không?
Phương pháp thắt búi trĩ liệu có hiệu quả không?

1. Có nên thắt búi trĩ không?

Thắt búi trĩ là thủ thuật thắt đáy búi trĩ bằng một sợi dây thun hoặc vòng cao su để giúp ngăn máu chảy đến nuôi các búi trĩ. Đây là một thủ thuật đơn giản vì vậy được áp dụng rất phổ biến hiện nay.

Phương pháp này thường được các bác sĩ chỉ định với những trường hợp trĩ nội và phù hợp với bệnh trĩ độ 1 và 2. Hiệu quả của phương pháp này tùy thuộc vào sức khỏe và tình trạng của người bệnh kèm theo tay nghề của bác sĩ và địa chỉ khám bệnh.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà người bệnh thực hiện thắt búi trĩ hay là không. Để biết được rằng bản thân có nên thực hiện phương pháp này hay không các bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và hỗ trợ điều trị.

2. Thắt búi trĩ có đau không?

Thắt búi trĩ có đau không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia y tế thì phương pháp này phải cột búi trĩ chung với da quanh hậu môn vì vậy thường gây nên những cơn đau cho người bệnh.

Tại các vị trí tiến hành thắt búi trĩ thường để lại sẹo từ đó giữ cho các tĩnh mạch không bị phồng tại ống hậu môn. Lúc này bác sĩ có thể tiêm thuốc tê ở các vị trí đã cắt. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy đau và đầy bụng ở vùng bụng dưới hoặc thỉnh thoảng cảm giác mót đi cầu.

3. Các bước thực hiện thắt búi trĩ

Quy trình các bước thực hiện thắt búi trĩ
Quy trình các bước thực hiện thắt búi trĩ

Trước khi thắt búi trĩ các bác sĩ thường lưu ý vấn đề như sau:

  • Trong quá trình phẫu thuật không sử dụng thuốc tê, thuốc mê, thuốc an thần.
  • Nên để người bệnh nằm sấp hoặc nằm ngửa nghiêng bên phải hoặc trái theo yêu cầu của bác sĩ.

Để thực hiện thắt búi trĩ các bác sĩ thường áp dụng theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ tiến hành đặt ống nội soi tiến hành thăm hậu môn, xác định lại và chẩn đoán các búi trĩ cần thắt.
  • Bước 2: Lau sạch vùng ống hậu môn và dụng cụ thắt trĩ bằng Betadine, nếu còn ít phần cần đặt một miếng gạc đẩy về phía trực tràng và lấy ra sau khi xong thủ thuật.
  • Bước 3: Đặt lại ống nội soi hậu môn và dụng cụ cắt trĩ vào sau đó dùng kìm hoặc máy hút để kéo búi trĩ vào ống hình trụ. Tiếp đến bật lẫy cho vòng cao su ôm vào gốc búi trĩ. Có thể thắt từ 1-3 búi trĩ một lần. (Chú ý: Thắt trên đường lược ít nhất 5mm để không gây đau đớn cho bệnh nhân và các lần thực hiện nên cách nhau ít nhất 3 tuần)
  • Bước 4: Theo dõi tình trạng của người bệnh nếu phát hiện choáng cần cấp cứu ngay.
  • Bước 5: Cuối cùng kiểm tra lại tình trạng và dặn dò người bệnh.

4. Hướng dẫn chăm sóc sau thắt búi trĩ

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân sau thắt búi trĩ
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân sau thắt búi trĩ

Sau khi tiến hành thắt búi trĩ người bệnh cần được chăm sóc một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Để chăm sóc người thân sau khi thắt búi trĩ chúng ta có thể áp dụng như sau:

  • Sau khi thắt búi trĩ nên để bệnh nhân đứng dậy từ từ
  • Trong khoảng 48-72 tiếng sau phẫu thuật nếu có cảm giác muốn rặn bệnh nhân cần ngồi trong nước ấm ngay lập tức.
  • Nếu người bệnh quá đau có thể nhờ tư vấn từ các bác sĩ để sử dụng thuốc propoxyphen.
  • Người bệnh cần đi lại và vận động nhẹ nhàng sau khi thực hiện phẫu thuật.
  • 1 tuần đầu sau phẫu thuật hãy cho người bệnh ăn các loại thức ăn lỏng, cháo, soup để có thể tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
  • Sau 1-2 tuần thấy tình trạng đã ổn định lại người bệnh có thể vận động thể dục nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông tốt hơn.
  • Cần nhớ đúng lịch hẹn tái khám và đặc biệt liên hệ bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

5. Thắt búi trĩ bao lâu thì rụng?

Sau khi thắt búi trĩ sẽ rụng trong khoảng 7-10 ngày
Sau khi thắt búi trĩ sẽ rụng trong khoảng 7-10 ngày

Theo các bác sĩ, búi trĩ sẽ rụng trong khoảng từ 7-10 ngày sau khi thắt búi trĩ. Khi búi trĩ rụng người bệnh sẽ thấy vòng cao su lẫn theo phân ra ngoài.

6. Thắt búi trĩ sau khi khỏi có tái phát lại không?

Thắt búi trĩ sau khi khỏi có tái phát lại không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, mức độ mắc bệnh và cơ sở chữa trĩ. Thực chất, thắt búi trĩ mang lại những ưu và nhược điểm như sau:

Về mặt ưu điểm:

  • Có đến 80% người bệnh cải thiện sau khi thắt búi trĩ bằng vòng cao su.
  • Phương pháp này ít tốn kém và mang lại hiệu quả điều trị tốt.
  • Mang lại tác dụng tốt với những người mắc trĩ độ 1, 2
  • Ít có sự tái phát lại khi điều trị bằng phương pháp này.
  • Làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh trĩ.

Về mặt nhược điểm:

  • Mang lại hiệu quả thấp với trĩ cấp độ 3,4
  • Người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau đớn trong khi thực hiện bởi không được áp dụng các biện pháp giảm đau.
  • Vòng cao su chỉ kẹp được rất ít mô trĩ, búi trĩ nên có thể bị tụt.
  • Không điều trị được một cách triệt để.

7. Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp sau khi thắt búi trĩ

Sau khi thắt búi trĩ có thể gặp một vài biến chứng như: chảy máu hậu môn, bí tiểu, nhiễm trùng, tắc mạch búi trĩ,...
Sau khi thắt búi trĩ có thể gặp một vài biến chứng như: chảy máu hậu môn, bí tiểu, nhiễm trùng, tắc mạch búi trĩ,…

Bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng mang lại nguy cơ xảy ra biến chứng. Trong đó, một vài biến chứng có thể gặp phải khi thắt búi trĩ như:

  • Chảy máu hậu môn
  • Bí tiểu
  • Nhiễm trùng ở vùng chậu, hậu môn nếu để lâu có nguy cơ nhiễm trùng huyết.
  • Nhiễm khuẩn nặng: khi bị nhiễm khuẩn nặng người bệnh sẽ bị sốt cao, đau nhiều kèm theo bí tiểu. Nếu có những dấu hiệu này người nhà cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức.
  • Bị tuột dây chun do đi ngoài quá sớm cần phải tiến hành lại.
  • Xuất hiện các cục máu đông
  • Nứt búi trĩ dẫn đến nứt kẽ hậu môn
  • Bị chảy máu vùng búi trĩ
  • Tắc mạch trĩ

Vì vậy, để quá trình hậu phẫu được cải thiện tốt người bệnh có thể tham khảo và bổ sung thêm viên uống bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên rất an toàn làm tăng khả năng phục hồi sau mổ trĩ và cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Trong viên uống này có chứa:

  • Cao diếp cá: Đây là thành phần có tính mát, có tác dụng thải độc tiêu viêm, sát trùng, giúp cải thiện tình trạng đau rát, chảy máu khi đi đại tiện, hoặc có triệu chứng ngứa hậu môn,….
  • Cao đương quy: Thành phần này có công dụng giải nhiệt, chống viêm, hỗ trợ các triệu chứng khó chịu của táo bón và bệnh trĩ. 
    Rutin: Kích thích bài tiết niêm mạc ruột và làm bền vững hồng cầu.
  • Curcumine: Có hoạt tính chống viêm và làm lành vết thương. Bên cạnh đó với thành phần Curcumin dạng Meriva sẽ có khả năng hấp thụ gấp nhiều lần hơn so với Curcumin dạng thông thường. Từ đó sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn khi sử dụng. (Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây).

Trên đây là các bước tiến hành thắt búi trĩ. Hy vọng rằng sau khi nắm rõ quy trình này người bệnh sẽ chủ động hơn trong quá trình tiến hành phẫu thuật. 

Bài viết liên quan:

[Giải đáp thắc mắc] Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?

Cắt trĩ bằng phương pháp nào là tốt nhất?

Tiêm xơ búi trĩ có chữa khỏi hẳn bệnh không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA