Tăng sức đề kháng cho người già là vô cùng cần thiết để duy trì sức khỏe dẻo dai, trí não minh mẫn và giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là 4 biện pháp hữu ích mà gia đình có thể áp dụng để chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi một cách toàn diện. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Sơ qua về sức đề kháng của người cao tuổi
Càng cao tuổi, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ yếu dần đi, làm giảm khả năng chống lại các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác. Điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và các bệnh lý khác.
Có một số yếu tố gây ra sự suy giảm của sức đề kháng ở người già:
- Suy giảm hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch của người già thường không hoạt động hiệu quả như ở những người trẻ hơn. Sự suy giảm này có thể là do sự giảm thiểu của các tế bào miễn dịch, giảm tỷ lệ tái tạo và chức năng của chúng, cũng như sự giảm hoạt động của phản ứng miễn dịch.
- Các bệnh lý liên quan đến tuổi tác: Một số bệnh lý phổ biến ở người già như tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp và bệnh viêm khớp cũng có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng. Các bệnh lý này có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Lối sống không lành mạnh: Lối sống không lành mạnh như ăn uống không cân đối, thiếu vận động, thiếu ngủ và căng thẳng cũng có thể làm giảm sức đề kháng ở người già.
2. Cách tăng sức đề kháng cho người cao tuổi
Bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt, duy trì thói quen tốt, người già có thể tăng cường sức đề kháng và bảo vệ tốt cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.
2.1. Thường xuyên được thăm khám, kiểm tra sức khỏe
Theo các bác sĩ, người già nên đi khám ít nhất 2 lần/năm. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện kịp thời các bệnh “tuổi già” như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… Từ đó, có phương án đối phó kịp thời, giúp quá trình điều trị, phục hồi tốt hơn, giảm nguy cơ biến chứng.
2.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng
Chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân đối là chìa khóa quan trọng để tăng cường sức đề kháng và duy trì sức khỏe cho người già. Các nguyên tắc ăn đúng, đủ và cân đối giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, từ đó hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản để xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học:
- Ăn đủ loại thực phẩm, bao gồm các nhóm thực phẩm cơ bản như rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, đạm động vật và thực vật, chất béo lành mạnh và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt,… giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý đường ruột.
- Đa dạng nguồn protein, bao gồm cả protein động vật như thịt gia cầm, cá, trứng, sữa,… cũng như protein thực vật như đậu, hạt, đậu nành và lúa mạch.
- Chọn chất béo lành mạnh có trong cá, hạt hướng dương, dầu thực vật,… tốt cho sức khỏe tim mạch và não bộ.
- Hạn chế ăn thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản.
- Cân nhắc bổ sung thực phẩm chức năng: Trong một số trường hợp, người già có thể cần bổ sung vitamin và khoáng chất để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, nhưng hãy thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào nhé.
2.3. Thường xuyên luyện tập thể dục tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe
Thể dục đều đặn là một phần quan trọng của một lối sống lành mạnh, đặc biệt đối với người già. Tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp và duy trì trọng lượng cơ thể mà còn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.
Người già nên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, dưỡng sinh,… là những lựa chọn phù hợp với người cao tuổi. việc luyện tập đều đặn có thể giúp cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp mà không gây căng thẳng quá mức cho cơ thể.
Thói quen tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp duy trì sức khỏe toàn diện mà còn có thể giúp người già tránh được nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến, bao gồm cả các vấn đề về xương khớp. Điều quan trọng là lựa chọn các hoạt động phù hợp với khả năng và tình trạng sức khỏe của mỗi người để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
2.4. Duy trì các thói quen tốt
Việc duy trì các thói quen tốt mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Bao gồm việc bảo đảm giấc ngủ đủ, ăn uống cân đối và đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, giữ tinh thần vui vẻ và lạc quan, tránh hút thuốc, không uống rượu bia…
Bên cạnh đó, việc thực hiện các hoạt động sáng tạo như viết lách, vẽ tranh, trồng cây, tham gia các hoạt động xã hội,… cũng là các thói quen tích cực có thể giúp người già duy trì sức khỏe và sức đề kháng mạnh mẽ, từ đó giúp họ duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Do ở độ tuổi càng cao, cơ thể lão hóa và hệ miễn dịch hoạt động kém, nên ngoài việc thực hiện các biện pháp kể trên, người cao tuổi có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng để bảo vệ sức khỏe. An toàn nhất là nên chọn sản phẩm tăng sức đề kháng cho người già có thành phần thảo dược tự nhiên như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ… sẽ giúp tăng sức đề kháng và phòng bệnh, giảm nguy cơ mắc bệnh do virus gây ra tốt nhất.
Trên đây là những thông tin về cách tăng sức đề kháng ở người già mà mọi người có thể tham khảo và vận dụng ngay để nâng cao sức khỏe cho người thân, giúp họ sống lâu hơn và có một cuộc sống trọn vẹn hơn.
Bài viết liên quan:
- Tăng sức đề kháng cho người lớn
- các cách tăng sức đề kháng đơn giản mà hiệu quả
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn