Tại sao sốt xuất huyết không dùng ibuprofen? Cần lưu ý gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
27 Tháng sáu 2024

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng sáu 2024

Số lần xem:
3749

Ibuprofen là thuốc hạ sốt mạnh, tác dụng kéo dài thế nhưng chúng lại không được dùng cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Vậy khi bị sốt xuất huyết thì nên uống thuốc gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn tại sao sốt xuất huyết không dùng ibuprofen nhé.

1. Tuyệt đối không dùng ibuprofen khi bị sốt xuất huyết

Lý do vì sao bị sốt xuất huyết không được dùng ibuprofen
Lý do vì sao bị sốt xuất huyết không được dùng ibuprofen

Ibuprofen là một loại thuốc kháng viêm không chứa steroid, chúng hoạt động theo cơ chế giảm kích thích tố gây ra tình trạng viêm và đau trong cơ thể.

Ibuprofen được sử dụng để hạ sốt và điều trị đau hoặc viêm do các vấn đề như nhức đầu, đau răng, đau lưng, viêm khớp, đau bụng kinh, hoặc chấn thương nhỏ gây ra.

Tuy là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau ở liều cao và chống kết tập tiểu cầu ở liều thấp hơn. Tuy nhiên, Ibuprofen lại là thuốc chống chỉ định trong bệnh sốt xuất huyết. Điều này được lý giải là do tác dụng chống tập kết tiểu cầu, chống đông máu khiến hiện tượng chảy máu do sốt xuất huyết không cầm được, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Vì vậy, không dùng Ibuprofen cho người lớn và trẻ em khi bị sốt xuất huyết, đặc biệt đối với trẻ em có thể gây phù não, suy gan nhiễm mỡ, tổn thương não và các tác dụng phụ cho đường tiêu hóa, suy hô hấp…

2. Khi bị sốt xuất huyết dùng thuốc hạ sốt nào?

Mặc dù y học phát triển nhưng hiện tại vẫn chưa có thuốc trị sốt xuất huyết và cả vaccine phòng bệnh. Vì thế, điều trị cốt yếu trong việc điều trị sốt xuất huyết là điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần phải được bác sĩ chỉ định loại thuốc nên uống.

Dùng loại thuốc nào khi bị sốt xuất huyết không được sử dụng ibuprofen?
Dùng loại thuốc nào khi bị sốt xuất huyết không được sử dụng ibuprofen?

Việc điều trị sốt xuất huyết quan trọng nhất là hạ sốt để giảm triệu chứng của bệnh, kết hợp bù nước, điện giải và sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng, giảm nguy cơ biến chứng, ức chế phát triển virus, rút ngắn thời gian điều trị. Cụ thể như sau:

2.1. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Paracetamol (Acetaminophen) có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh nên được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng liều bởi nó có tác dụng phụ là gây độc cho gan nếu dùng quá liều. Thời gian sử dụng thuốc sẽ từ khoảng 4 – 6 giờ mới được dùng liều tiếp theo.

Lưu ý, ngoài Ibuprofen thì Aspirin (hoặc diclofenac, meloxicam) cũng giúp giảm đau, hạ sốt nhưng không được sử dụng trong điều trị sốt xuất huyết vì thuốc chống kết tập tiểu cầu, ngăn cản hình thành cục máu đông, được dùng dự phòng và điều trị một số bệnh lý tim mạch. Nên khi sử dụng Aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác trong bệnh sốt xuất huyết như xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, xuất huyết dưới da,…

2.2. Bù nước cho bệnh nhân

Bị sốt xuất huyết cơ thể mất nước nên cần phải bù nước. Người bệnh có thể sử dụng oresol hoặc đơn thuần chỉ dùng nước sôi để nguội hoặc có thể dùng thêm nước trái cây. Tuy nhiên, khi sử dụng oresol cần lưu ý pha đúng tỷ lệ và pha bằng nước đun sôi để nguội.

Trường hợp sốt xuất huyết nặng, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng được nhu cầu thì bệnh nhân sẽ được chỉ định truyền nước. Điều này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, do đó bạn có thể chọn cách tăng sức đề kháng để cơ thể có thể chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Theo khuyến cáo của chuyên gia, bạn nên lựa chọn tăng sức đề kháng bằng sản phẩm thảo dược an toàn. Sản phẩm bạn cần có chứa cao Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ… Sản phẩm này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra.

Sản phẩm gồm các thảo dược tự nhiên nên an toàn với mọi người, trong đó phức hợp XTDcomplex được tạo ra bởi tác dụng hiệp đồng của các dược liệu gồm Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet khi kết hợp với các thành phần còn lại sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra. Nên có thể dùng trong điều trị và phòng bệnh do virus gây nên trong đó có bệnh sốt xuất huyết.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt

Bị sốt xuất huyết không dùng ibuprofen thì cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc khác?
Bị sốt xuất huyết không dùng ibuprofen thì cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc khác?

Như đã đề cập ở trên, thuốc hạ sốt Paracetamol (acetaminophen) là thuốc thông dụng và tương đối an toàn, có thể tự sử dụng tại nhà khi bị sốt, tuy nhiên vẫn phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ như sau:

  • Sốt từ 39 độ C thì bắt buộc phải dùng thuốc hạ sốt. Đối với trẻ em chỉ cần sốt trên 38,5 độ C đã phải dùng thuốc ngay vì tốc độ gia tăng thân nhiệt của trẻ lên đến 39-40 độ C là rất nhanh, đây là ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.
  • Không dùng liên tiếp các liều paracetamol trong khoảng thời gian dưới 4 giờ
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không dùng quá liều, không dùng phối hợp với các thuốc có chứa cùng hoạt chất paracetamol khác.
  • Thuốc paracetamol có nhiều dạng bào chế (thuốc viên, siro uống, thuốc bột, thuốc cốm, viên sủi và viên đặt hậu môn), không dùng phối hợp các đường dùng khác nhau, chỉ sử dụng một dạng bào chế để tránh nguy cơ ngộ độc thuốc gây tổn thương gan, suy giảm chức năng gan.
  • Trước khi dùng thuốc nên kết hợp chườm mát, nằm nghỉ ở nơi thoáng đãng, uống đủ nước.
  • Theo dõi thân nhiệt thường xuyên, khi thấy các dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng chuyển nặng thì cần tới ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến thắc mắc sốt xuất huyết không dùng ibuprofen. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để có biện pháp cải thiện tình trạng sốt xuất huyết hiệu quả hơn.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Paracetamol for dengue fever: no benefit and potential harm? https://www.thelancet.com/journals/langlo/article/PIIS2214-109X(19)30157-3/fulltext
  • [2] Symptomatic treatment of dengue: should the NSAID contraindication be reconsidered? https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30575425/
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.