Sốt xuất huyết ngày thứ 8 là giai đoạn nào? Đã khỏi chưa?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
14 Tháng sáu 2024

Lần cập nhật cuối:
14 Tháng sáu 2024

Số lần xem:
3137

Sốt xuất huyết ngày thứ 8 là một thời điểm quan trọng mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Họ thường thắc mắc liệu đến ngày này thì bệnh đã khỏi hoàn toàn chưa, vì nhiều người vẫn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và không còn hứng thú với bữa ăn.

Giải mã hiện tượng sốt xuất huyết ở ngày thứ 8
Giải mã hiện tượng sốt xuất huyết ở ngày thứ 8

1. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra và có thể trở thành dịch bệnh do muỗi vằn là trung gian truyền virus từ người mắc bệnh sang người khoẻ mạnh. Bệnh có thể xảy ra với mọi người, từ trẻ con đến người lớn và thường gia tăng vào mùa mưa.

2. Các giai đoạn của sốt xuất huyết

Có thể chia bệnh sốt xuất huyết thành 4 giai đoạn, đó là:

2.1. Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này là thời gian cơ thể sản sinh ra kháng thể để cơ thể có thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh. Chỉ đến khi không thể chống trả lại được thì những dấu hiệu của bệnh mới xuất hiện. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là từ 4 – 7 ngày hoặc cũng có thể kéo dài đến 14 ngày. Thời gian ủ bệnh khác nhau ở mỗi người do phụ thuộc vào cơ địa, khả năng của hệ miễn dịch và loại virus gây sốt xuất huyết, tuổi tác người bệnh.

2.2. Giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh với các triệu chứng không đặc hiệu nên dễ nhầm với cảm cúm, sốt virus thông thường và đây chưa phải giai đoạn nguy hiểm nhất. Ở giai đoạn này người bệnh có thể sốt cao liên tục 39- 40 độ C trong 2 – 7 ngày, người thấy mệt mỏi, lừ đừ, nhức đầu, đau sau hốc mắt, tiêu chảy, phát ban, da xung huyết. Chỉ làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag thì mới biết chắc chắn đã mắc sốt xuất huyết hay chưa nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

2.3. Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn này diễn ra vào ngày thứ 3 – 7 sau khi người bệnh bắt đầu sốt. Người bệnh có thể sốt hoặc hạ sốt, tuy hạ sốt thì không có nghĩa là đã khỏi bệnh hay đang hồi phục mà càng cần theo dõi các dấu hiệu sốt xuất huyết như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Những vết xuất huyết dưới da có thể là các đốm nhỏ hoặc vết bầm tím thường xuất hiện ở mặt trước, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi… Biến chứng nặng hơn có thể là chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não. Nên ở giai đoạn này cần theo dõi các biểu hiện xuất huyết và kiểm tra chỉ số tiểu cầu.

2.4. Giai đoạn phục hồi

Sau khi vượt qua giai đoạn nguy hiểm khoảng 1 – 2 ngày thì sẽ đến giai đoạn phục hồi. Người bệnh không còn sốt, thể trạng tốt hơn, có thể thấy thèm ăn, huyết áp ổn định và có thể thấy đi tiểu nhiều.

3. Sốt xuất huyết ngày thứ 8 đã khỏi chưa?

Sốt xuất huyết ở ngày thứ 8 thuộc giai đoạn nào?
Sốt xuất huyết ở ngày thứ 8 thuộc giai đoạn nào?

Sốt xuất huyết chia thành 4 giai đoạn khác nhau và kéo dài trong thời gian từ 7 – 10 ngày. Vì thế sốt xuất huyết ngày thứ 8 là thời điểm người bệnh đang ở giai đoạn phục hồi, thể trạng đã bắt đầu tốt hơn, thấy thèm ăn, đỡ mệt.

>> Xem thêm: Sốt xuất huyết ngày thứ mấy thì nguy hiểm nhất? Cách điều trị và phòng ngừa

4. Cách chăm sóc cho người bệnh sốt xuất huyết

Để người bệnh sốt xuất huyết chóng bình phục thì cần chăm sóc đúng cách:

  • Nên để người bệnh nghỉ ngơi tại giường.
  • Tăng cường cấp nước và điện giải từ oresol, uống sữa, nước trái cây.
  • Nếu người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C thì cho uống Paracetamol để hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, không được dùng Ibuprofen hay Aspirin để hạ sốt vì sẽ làm tình trạng sốt xuất huyết thêm nặng. Có thể dùng khăn ấm để chườm trán, lau nách, bẹn, lưng hỗ trợ hạ sốt.
  • Tăng cường bổ sung protein từ thịt, cá, trứng, sữa và tăng tỷ lệ đường đơn, đường đôi có trong sữa, trái cây và lipid thực vật để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Chú ý không nên ăn quá nhiều một lần mà hãy chia nhỏ các bữa ăn để giảm cảm giác khó chịu khi ăn và tốt cho tiêu hóa của người bệnh sốt xuất huyết. Nên ăn những món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp…
  • Nếu thấy người bệnh có dấu hiệu bất thường như mệt lả, vã mồ hôi, chân tay lạnh, đau bụng, nôn, khó thở, chảy máu cam hoặc chân răng, rong kinh… thì nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Để có thể nhanh khỏi bệnh và giảm tác hại của virus gây bệnh, có thể cho người bệnh sốt xuất huyết dùng thêm sản phẩm thảo dược có chứa Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ. Sản phẩm sẽ giúp tăng sức đề kháng, giảm tác dụng của virus cũng như ngăn sự xâm nhập của virus, ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN là nguyên nhân gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban.

>> Xem thêm: Sốt xuất huyết ngày thứ 5 có nguy hiểm không ?

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.