Mụn nội tiết: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
11 Tháng năm 2024

Lần cập nhật cuối:
24 Tháng năm 2024

Số lần xem:
301

Mụn nội tiết xảy ra liên quan đến sự thay đổi của các loại hormone trong cơ thể mỗi người, còn gọi là mụn trứng cá. Tuy không nguy hiểm nhưng sẽ giảm sự tự tin của người bị mụn, cùng tìm hiểu cách chăm sóc, điều trị da khi bị mụn nội tiết trong nội dung dưới đây nhé. 

1. Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết còn có tên khoa học là Hormonal Acne, là loại mụn trứng cá liên quan đến sự thay đổi của nội tiết tố, đặc biệt là Testosterone.

1.1. Đặc điểm mụn do nội tiết tố

Mụn xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt và mãn kinh
Mụn xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt và mãn kinh

Mụn nội tiết có thể xuất hiện ở mọi nhóm tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là trong giai đoạn dậy thì, đặc biệt là ở phụ nữ và cũng thường xuất hiện vào chu kỳ kinh nguyệt hay giai đoạn mãn kinh ở chị em. Ở tuổi dậy thì, mụn nội tiết thường xuất hiện ở vùng chữ T (vùng trán, mũi, cằm). Ở người trưởng thành, mụn mọc ở phần dưới khuôn mặt, gồm 2 má và vùng da quanh xương hàm. Mụn thường có đầu đen, đầu trắng, u nang. Nhân mụn nằm sâu dưới da, viêm, sưng đỏ gây đau.

Mụn nội tiết dễ xuất hiện trong giai đoạn tuổi dậy thì, thời kỳ kinh nguyệt, mãn kinh, hội chứng buồng trứng đa nang, thời kỳ mang thai, sự gia tăng quá mức nồng độ androgen (nội tiết tố kích thích sự tăng tiết bã nhờn).

Khi lượng hormone thay đổi có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn như gây viêm da toàn thân, tăng tiết mồ hôi và bã nhờn từ các lỗ chân lông, tế bào da bị tắc trong nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển gây mụn.

1.2. Mụn trứng cá do mãn kinh

Chị em ở giai đoạn mãn kinh rất dễ xuất hiện mụn trứng cá
Chị em ở giai đoạn mãn kinh rất dễ xuất hiện mụn trứng cá

Mụn trứng cá ở giai đoạn mãn kinh hay tiền mãn kinh cũng là một dạng của mụn nội tiết. Mụn xuất hiện do lỗ chân lông bị tắc nhưng mụn ở tuổi dậy thì và thời kỳ mãn kinh có sự khác biệt rõ rệt. Nếu tuổi dậy thì, mụn nội tiết thường xuất hiện ở vùng chữ T thì ở thời kỳ mãn kinh chủ yếu là mụn bọc, mụn đầu trắng hoặc nốt mụn dạng nang ẩn sâu dưới da. Nguyên nhân chị em bị mụn ơ giai đoạn này là do sự sụt giảm nồng độ hormone estrogen hoặc do gia tăng hormone androgen, đặc biệt là testosterone.

Mụn nội tiết có thể xảy ra khi chị em sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) để giảm bớt triệu chứng của giai đoạn mãn kinh. Do HRT sử dụng một số dòng hormone progestin để thay thế estrogen, progesterone mà cơ thể mất đi. Loại hormone này có thể khiến lỗ chân lông giãn nở, tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập, hình thành mụn trứng cá.  

Mụn nội tiết nhẹ là khi có ít hơn 20 bọc mụn, 15 tổn thương viêm hoặc ít hơn 30 mụn không viêm. Mức độ vừa là mụn có thể viêm hoặc không, để lại sẹo, có 20-100 mụn, 15-50 tổn thương viêm, hoặc từ 30-125 tổng số tổn thương. Mụn trứng cá nặng thường bị viêm và để lại sẹo.

Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng mụn trứng cá sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khiến người bị mụn mất tự tin nhất là với đối tượng thanh niên khi bắt đầu phát triển các mối quan hệ.

2. Nguyên nhân gây mụn nội tiết

Một số nguyên nhân gây mụn nội tiết
Một số nguyên nhân gây mụn nội tiết

Mụn nội tiết xảy ra do 4 nguyên nhân chính, trong đó rối loạn nội tiết tố đóng vai trò quan trọng:

  • Do da tăng sản xuất bã nhờn do rối loạn nội tiết tố.
  • Do vi khuẩn tích tụ, phát triển trên da khiến lỗ chân lông bít tắc, hình thành mụn viêm, mụn mủ.
  • Do hệ thống miễn dịch phản ứng với vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm.
  • Do lỗ chân lông tắc nghẽn.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân sau:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Stress, mệt mỏi.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.
  • Sử dụng quá nhiều các sản phẩm chăm sóc da.
  • Tác dụng phụ của thuốc (steroid).

3. Triệu chứng nổi mụn nội tiết

Dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết tố
Dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết tố

Mụn nội tiết thường có đầu trắng, đầu đen, mụn mủ, u nang và nốt sần. Trong đó mụn đầu trắng, đầu đen không gây đau, viêm hay sưng tấy, nhưng nếu bị viêm sẽ hình thành u nang hoặc mụn mủ.

Mụn thường xuất hiện trên mặt, nhưng cũng có thể xuất hiện ở một số vị trí khác như ở cổ, ở lưng, ở má, ở ngực, ở quai hàm, ở cằm,… Chị em thường thấy mụn xuất hiện kèm với các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, các bệnh của tuyến nội tiết như cường androgen (thừa androgen ở nữ)… 

4. Cách chẩn đoán mụn nội tiết

Để chẩn đoán mụn nội tiết bác sĩ sẽ thông qua việc thăm khám, xét nghiệm, soi da để kiểm tra toàn diện mức độ, phân loại và nguyên nhân gây mụn như:

  • Các sản phẩm chăm sóc da người bệnh thường xuyên sử dụng.
  • Tình trạng căng thẳng và thói quen ngủ của người bệnh.
  • Các loại thuốc đang sử dụng.
  • Những thay đổi về sức khỏe của người bệnh (thay đổi nội tiết tố).

5. Cách điều trị nổi mụn do nội tiết

5.1. Phương pháp điều trị tự nhiên

Sử dụng tinh dầu trà xanh để điều trị mụn do nội tiết tố
Sử dụng tinh dầu trà xanh để điều trị mụn do nội tiết tố

Có thể sử dụng một số sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên mang lại hiệu quả trong việc điều trị mụn nội tiết và ít gây tác dụng phụ hay gây kích ứng da. Các cách điều trị mụn nội tiết từ thiên nhiên có thể áp dụng:

  • Sử dụng tinh dầu trà xanh hỗ trợ giảm viêm hay có thể sử dụng các sản phẩm như sữa rửa mặt có tinh dầu trà xanh hoặc tinh dầu trà xanh nguyên chất để rửa mặt, làm sạch da.
  • Uống một vài ly trà xanh mỗi ngày kết hợp với chăm sóc, vệ sinh đúng cách có thể giúp làn da khỏe mạnh, sạch mụn.

5.2. Phương pháp điều trị mụn nội tiết bằng thuốc

Với trường hợp mụn nội tiết nặng thì ngoài việc điều trị bằng thuốc bôi và sữa rửa mặt cần điều trị bằng thuốc giúp cân bằng hoặc điều hòa nồng độ hormone như:

  • Thuốc tránh thai đường uống: Cách này hiệu quả trong điều trị mụn nội tiết do có chứa ethinyl estradiol cùng với drospirenone, norgestimate và norethindrone. Bốn loại chất này có khả năng cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể, giúp giảm tình trạng mụn nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt. Người có tiền sử ung thư vú, đau tim hoặc đột quỵ, rối loạn đông máu, tăng huyết áp không kiểm soát, xuất huyết âm đạo bất thường là các đối tượng cần tránh dùng thuốc tránh thai đường uống.
  • Thuốc kháng androgen: Hoạt động dựa trên cơ chế giảm nội tiết tố nam androgen. Androgen là hormone tự nhiên có ở nam và nữ, khi hàm lượng androgen quá cao có thể gây ra một số vấn đề về mụn trứng cá. Aldactone thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp nhưng cũng làm giảm androgen từ đó giúp ổn định nồng độ hormone.
  • Retinoids cream/gel: Với trường hợp mụn nội tiết nhẹ thì có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da có chứa retinoids. Retinoids có nguồn gốc từ vitamin A, chứa nhiều trong những loại kem, gel,… và được bán ở các nhà thuốc. Lưu ý là khi sử dụng các loại thuốc có chứa retinoids cần thoa kem chống nắng đều đặn.

Phác đồ điều trị mụn với mỗi người sẽ khác nhau nên người bệnh cần đi khám để được điều trị đúng cách, hiệu quả tránh tự ý mua thuốc chữa mụn nội tiết có thể sẽ khiến tình trạng mụn nặng hơn.

>> Xem thêm: Top 13 loại thuốc trị mụn nội tiết tố hiệu quả nhất hiện nay

5.3. Trị mụn nội tiết bằng công nghệ cao

Sử dụng công nghệ cao để chữa mụn nội tiết tố
Sử dụng công nghệ cao để chữa mụn nội tiết tố

Với những trường hợp bị mụn nội tiết nặng, dai dẳng, gây tổn thương lớn trên da, sử dụng công nghệ cao là lựa chọn hàng đầu. Các công nghệ như laser CO2 vi điểm, oxy jet, ánh sáng IPL, điện di… được áp dụng phổ biến và thu được những kết quả khá tốt. Người bệnh cần chọn cơ sở ý tế uy tín có trang thiết bị hiện đại và có đội ngũ y bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm để điều trị an toàn, hiệu quả, nhanh chóng phục hồi. 

6. Chăm sóc bảo vệ da khỏi mụn nội tiết

Mụn nội tiết tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chắc chắn sẽ gây mất thẩm mỹ, nhất là khi kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Bạn có thể tham khảo những cách chăm sóc, bảo vệ da khỏi mụn nội tiết sau:

Chăm sóc da từ bên ngoài

  • Rửa mặt không quá 2 lần/ngày và sau khi đổ mồ hôi.
  • Nên sử dụng loại sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm, không dùng nước nóng.
  • Tránh chà xát, nặn mụn vì gây viêm hoặc làm tình trạng nặng hơn.
  • Sử dụng mỹ phẩm được đánh dấu không tạo nhân mụn.
  • Tránh môi trường có độ ẩm cao làm đổ nhiều mồ hôi.
  • Vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng sinh hoạt thường xuyên.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất là 2l.
  • Người có mụn nên hạn chế tối đa việc trang điểm. Nếu trang điểm cần tẩy trang thật sạch để tránh cặn còn sót gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Sử dụng các sản phẩm điều trị mụn có chứa AHA, BHA, Benzoyl peroxide…
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, chống nắng có thành phần phù hợp với loại da.
  • Tránh chạm tay lên mặt để tránh vi khuẩn xâm nhập vào da.
  • Hãy chăm sóc bảo vệ da khỏi mụn nội tiết cả bên trong lẫn bên ngoài
    Hãy chăm sóc bảo vệ da khỏi mụn nội tiết cả bên trong lẫn bên ngoài

Chăm sóc da từ bên trong

Ngoài cách chăm sóc da từ bên ngoài nên kết hợp áp dụng các cách chăm sóc từ bên trong:

  • Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya.
  • Tránh căng thẳng, stress, áp lực.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa kẽm, vitamin C, B, E giúp da sáng khỏe, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Nên hạn chế thực phẩm ngọt, cay nóng, chiên rán, dầu mỡ, đồ uống có cồn…
  • Sử dụng các loại trà, thực phẩm thanh nhiệt, giải độc như trà xanh, trà atiso,…
  • Thăm khám với bác sĩ da liễu để được lên phác đồ điều trị phù hợp.

Nếu mụn nội tiết do rối loạn nội tiết tố ở chị em vì thiếu hụt estrogen thì chị em có thể chọn hỗ trợ điều trị, bổ sung an toàn, hiệu quả từ viên uống có chứa EstroG-100. Đây là viên uống được chiết xuất từ thảo dược quý là  Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Các thảo dược đã được dùng trong thuốc dân gian lâu đời tại Hàn Quốc và Trung Quốc, đã được FDA Mỹ, Hàn Quốc, Canada công nhận là an toàn, cho tác dụng mạnh gấp 3 lần estrogen thảo dược thông thường mà còn rất an toàn, không làm tăng cân, không gây khối u, không gây tác dụng kể cả khi sử dụng lâu dài. Cùng với estrogen thì viên uống còn có Progesterone và Testosterone sẽ mang lại hiệu quả đồng bộ. Các tiền nội tiết tố sẽ được cơ thể tự hấp thu và tổng hợp theo nhu cầu thực nên không gây tác dụng phụ như các loại thuốc nội tiết tố, không gây ung thư, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như sức khỏe của mẹ. Chị em có thể sử dụng tiện lợi, an toàn mà không cần bác sĩ kê đơn. 

Người bị mụn nội tiết nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để được tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp, từ đó việc loại bỏ mụn sẽ dễ dàng, nhanh chóng, có hiệu quả, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. 

>> Xem thêm: Nội tiết tố ảnh hưởng đến da như thế nào?

Nguồn tham khảo:

[1]. Hormonal Acne. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21792-hormonal-acne

[2]. What is hormonal acne and how to treat it? https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/general-health-check/what-is-hormonal-acne-and-how-to-treat-it

[3]. Hormonal Acne: Traditional Treatments, Natural Remedies, and More. https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/hormonal-acne

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời