Nội tiết tố: Vai trò và cách bổ sung hiệu quả nhất

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
8 Tháng Năm 2024

Lần cập nhật cuối:
8 Tháng Năm 2024

Số lần xem:
31

Nội tiết tố là gì mà nếu thiếu một hoặc nhiều hormone cơ thể sẽ bị rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Cùng tìm hiểu về nội tiết tố có vai trò gì, nguyên nhân thiếu hụt và cách bổ sung hiệu quả, an toàn… có trong nội dung dưới đây. 

1. Nội tiết tố là gì?

Nội tiết tố là hệ thống tập hợp tất cả hormone được tiết ra từ các tuyến nội tiết của cơ thể, có chức năng phối hợp với nhau để duy trì hoạt động trong cơ thể bình thường. Do các tuyến nội tiết không có ống dẫn nên hormone được sản xuất ra sẽ trực tiếp đi vào máu. Một số tuyến nội tiết chính trong cơ thể bao gồm có tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tinh hoàn, buồng trứng… Trong cơ thể có hơn 50 hormone và mỗi hormone đóng một hoặc nhiều vai trò nhất định là trao đổi chất, cân bằng nội môi, điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu, cân bằng chất lỏng, chất điện giải và nhiệt độ cơ thể. Tăng trưởng và phát triển, chức năng sinh dục, sinh sản, nhịp sinh học, tâm trạng… Do đó nếu thiếu một hoặc nhiều hormone, cơ thể sẽ bị rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. 

Nội tiết tố nữ là gì? Tìm hiểu về nội tiết tố ở nữ giới
Nội tiết tố nữ là gì? Tìm hiểu về nội tiết tố ở nữ giới

2. Nội tiết tố nữ là gì?

Nội tiết tố nữ là hormone sinh dục được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng và một phần ở tuyến thượng thận, nhau thai,… Nhờ có nội tiết tố nữ nên phụ nữ có điểm nhận dạng riêng biệt so với cánh mày râu. Có hai nội tiết tố nữ chính gồm estrogen và progesterone. Cơ thể của phụ nữ cũng sản xuất một lượng nhỏ testosterone (nội tiết tố nam) và ngược lại nam giới cũng có một lượng nhỏ estrogen và progesterone. Hầu hết nội tiết tố nữ được sản xuất từ buồng trứng và nó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vai trò cụ thể của nội tiết tố nữ là:

  • Estrogen đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe chị em ngay từ tuổi dậy thì và giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi của estrogen ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng và làn da của chị em ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi mang thai, nhiều estrogen sẽ được sản xuất với nhau thai và giúp ích cho sự phát triển của thai nhi. Estrogen cũng chịu một phần trong việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch cho phụ nữ. Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm khiến làn da và mái tóc mỏng và khô hơn.
  • Progesterone ít phổ biến hơn estrogen, có ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung làm phát triển dày hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi chị em có thai, progesterone do buồng trứng và nhau thai sản xuất sẽ đảm bảo niêm mạc tử cung dày và khỏe mạnh để hỗ trợ thai nhi phát triển. Trong kỳ kinh nội tiết tố này cũng giảm vì cơ thể không cần phát triển lớp niêm mạc tử cung mới mỗi tháng.

3. Tầm quan trọng của nội tiết tố nữ

Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai của chị em. Tâm trạng và sức khỏe của chị em ảnh hưởng nhiều khi nội tiết tố dao động trong một chu kỳ bình thường. Cũng do đó mà sự sụt giảm nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh có tác động lớn đến tâm trạng và sức khỏe của chị em, một số bệnh phụ khoa chị em gặp phải cũng có liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố này. 

4. Tác dụng của nội tiết tố nữ

4.1. Tuổi dậy thì

Một số tác dụng của nội tiết tố nữ đối với tuổi dậy thì
Một số tác dụng của nội tiết tố nữ đối với tuổi dậy thì

Tuổi dậy của nữ giới là từ 8 – 13 tuổi, lúc này tuyến yên bắt đầu sản xuất lượng lớn hormone (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH), kích thích sản xuất estrogen, progesterone và nhận biết qua một số đặc điểm như:

  • Phát triển vú
  • Mọc lông ở nách, chân và vùng kín
  • Tăng chiều cao
  • Tăng lưu trữ chất béo ở mông, hông và đùi
  • Mở rộng xương chậu và hông
  • Tăng sản xuất dầu cho da

4.2.Hành kinh

Kinh nguyệt sẽ xuất hiện ở thời điểm bất kỳ trong khoảng từ 8 – 15 tuổi và có chu kỳ đều đặn cho đến khi chị em mãn kinh. Một chu kỳ thường kéo dài khoảng 28 ngày nhưng cũng có thể trong khoảng 24 – 38 ngày và có ba giai đoạn tương tự với sự thay đổi nội tiết tố:

  • Giai đoạn nang trứng: Là thời điểm đánh dấu một kỳ kinh nguyệt mới là ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Trong một khoảng thời gian, máu lẫn mô từ tử cung thoát ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Lúc này, nồng độ estrogen và progesterone rất thấp có thể làm thay đổi tâm trạng và cáu kỉnh ở chị em. Tuyến yên cũng giải phóng FSH, LH làm tăng nồng độ estrogen và báo hiệu sự phát triển của nang trứng trong buồng trứng. Mỗi nang chứa một quả trứng và sau vài ngày, một nang trội sẽ xuất hiện ở mỗi buồng trứng và tiếp tục phát triển, tạo ra nhiều estrogen hơn. Sự gia tăng estrogen kích thích giải phóng endorphin làm tăng mức năng lượng và tâm trạng được cải thiện. Estrogen làm phong phú nội mạc tử cung để chuẩn bị cho một thai kỳ tiềm năng. Các nang trứng còn lại sẽ được buồng trứng hấp thụ.
  • Giai đoạn rụng trứng: Trong giai đoạn này nồng độ estrogen và LH trong cơ thể đạt đến đỉnh điểm khiến một nang trứng vỡ ra và giải phóng trứng khỏi buồng trứng. Trứng sẽ  tồn tại trong khoảng 12 -24 giờ và thụ tinh của trứng chỉ xảy ra trong thời gian này.
  • Giai đoạn hoàng thể: Thông qua ống dẫn trứng, trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung. Nang trứng bị vỡ, progesterone được giải phóng, làm dày niêm mạc tử cung và sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh. Khi trứng đến cuối ống dẫn trứng sẽ bám vào thành tử cung. Nếu trứng không thụ tinh và niêm mạc tử cung bong ra kết thúc chu kỳ kinh nguyệt hiện tại và bắt đầu chu kỳ tiếp theo.

4.3. Thai kỳ

Nội tiết tố giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
Nội tiết tố giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh

Quá trình mang thai bắt đầu từ thời điểm trứng đã thụ tinh làm tổ trong thành tử cung. Sau khi cấy ghép, nhau thai bắt đầu phát triển và sản xuất một số hormone gồm progesterone, relaxin và gonadotropin màng đệm ở người (hCG). Nồng độ progesterone tăng đều đặn khiến cổ tử cung dày lên trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ và hình thành nút nhầy. Việc sản xuất relaxin ngăn chặn các cơn co thắt trong tử cung đến khi kết thúc thai kỳ, thư giãn dây chằng và gân trong khung chậu. Do nồng độ hCG tăng nhanh chóng nên dẫn đến các triệu chứng mang thai sớm như buồn nôn, nôn và đi tiểu thường xuyên. Các tế bào trong nhau thai sẽ bắt đầu sản xuất hormone Human placental lactogen (HPL) ở tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. HPL điều chỉnh quá trình trao đổi chất của phụ nữ và nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển. Nồng độ hormone giảm khi quá trình mang thai kết thúc và dần về lại mức trước khi mang thai. Khi người mẹ cho con bú, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, ngăn quá trình trứng rụng.

4.4.Tiền mãn kinh và mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi chị em mãn kinh hoàn toàn. Trong quá trình chuyển đổi, nồng độ hormone thay đổi rất nhiều khiến chị em gặp các triệu chứng của tiền mãn kinh:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Nóng bừng
  • Khó ngủ
  • Thay đổi tâm trạng
  • Khô âm đạo

Thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài khoảng 2 – 8 năm. Khi chị em trải qua 1 năm không thấy kinh nguyệt thì là dấu hiệu báo chị em mãn kinh. Sau khi mãn kinh, buồng trứng chỉ sản xuất một lượng rất nhỏ estrogen và progesterone. Estrogen ít đi sẽ ảnh hưởng đến đời sống tình dục, làm giảm ham muốn, mất mật độ xương nên chị em dễ bị loãng xương, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

4.5.Tình dục và cách tránh thai

Estrogen, progesterone và testosterone ảnh hưởng đến tình dục. Estrogen cao tăng ham muốn còn tăng progesterone thì sẽ ngược lại. Nồng độ testosterone thấp cũng giảm ham muốn tình dục ở một số chị em. 

5. Các loại nội tiết tố phổ biến

Có hơn 50 loại hormone trong cơ thể đã được các nhà khoa học nghiên cứu, trong đó có 10 loại hormone phổ biến và đóng vai trò quan trọng:

5.1. Gonadotropin releasing hormone (GnRH)

GnRH được tạo ra bởi một phần của não gọi là vùng dưới đồi
GnRH được tạo ra bởi một phần của não gọi là vùng dưới đồi

Nội tiết tố này được tạo ra bởi một phần của não gọi là vùng dưới đồi. GnRH có vai trò kích thích tuyến yên tiết ra hormone tạo hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Nếu ở nam giới những hormone môn này có vai trò giúp tinh hoàn tạo ra testosterone thì ở phụ nữ sẽ khiến buồng trứng tạo ra estrogen và progesterone.

5.2. FSH (Follicle Stimulating Hormone)

FSH được tiết ra bởi tuyến yên, có vai trò quan trọng với chức năng sinh sản. FSH giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của chị em và kích thích sự phát triển của trứng trong buồng trứng. Nồng độ FSH tăng lên khi chị em bước vào tuổi dậy thì sẽ báo hiệu cho buồng trứng tạo ra estrogen.

5.3. LH (Luteinising Hormone)

LH là một hormone trong cơ thể được tạo ra bởi tuyến yên và có vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản của con người. Nó giúp kích thích rụng trứng và sản xuất hormone cần thiết để hỗ trợ mang thai.

5.4. HCG (Human Chorionic Gonadotropin)

HCG là hormone được sản xuất bởi nhau thai trong thời kỳ mang thai, giúp làm dày niêm mạc tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển và ra lệnh cho cơ thể ngừng kinh nguyệt. Nồng độ HCG tăng sau khi thụ thai và tiếp tục tăng đến khoảng 10 tuần đầu của thai kỳ.

5.5. Estrogen

Nội tiết tố nữ estrogen đóng vai trò quan trọng trong sinh sản
Nội tiết tố nữ estrogen đóng vai trò quan trọng trong sinh sản

Estrogen là một trong hai nội tiết tố nữ chính cùng với progesterone đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản. Estrogen giúp phát triển các đặc điểm giới tính thứ cấp như ngực, hông… và các quá trình kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh… Estrogen giúp cân bằng chu kỳ kinh nguyệt, thúc đẩy quá trình rụng trứng, giúp làm dày niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Nồng độ estrogen đạt đỉnh trước ngày rụng trứng và đây là thời kỳ dễ thụ thai nhất vì estrogen làm loãng chất nhầy trong cổ tử cung giúp tinh trùng tiếp cận trứng dễ dàng hơn.

5.6. Progesterone

Progesterone là hormone đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản. Progesterone hỗ trợ kinh nguyệt và giúp duy trì giai đoạn đầu của thai kỳ bằng cách làm dày niêm mạc tử cung và tạo môi trường tốt cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Còn trong chu kỳ kinh nguyệt thì progesterone giảm giúp niêm mạc tử cung mỏng đi và vỡ ra bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

5.7. Prostaglandin

Prostaglandin là một nhóm lipid có tác dụng giống như hormone mà cơ thể tạo ra chủ yếu tại các vị trí tổn thương hoặc nhiễm trùng. Mỗi loại prostaglandin đóng vai trò thiết yếu trong việc điều chỉnh các quá trình của cơ thể như hình thành các cục máu đông tại vị trí chấn thương, điều chỉnh lưu lượng máu, làm lành vết thương, khởi phát chuyển dạ trong thai kỳ, rụng trứng…

5.8. Androgen

Nội tiết tố Androgen được tiết ra nhiều ở nam giới
Nội tiết tố Androgen được tiết ra nhiều ở nam giới

Androgen là hormon giới tính. Ở tuổi dậy thì chúng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản và sự phát triển của cơ thể. Nội tiết tố này tiết nhiều hơn ở nam giới. Androgen ở nam giới có chức năng bao gồm: đảm bảo mật độ xương, phát triển cơ bắp, quá trình dậy thì, sản xuất hồng cầu, chức năng sinh dục, giọng trầm (kéo dài dây thanh quản), mọc lông trên da mặt, da đầu, nách, bộ phận sinh dục, sự phát triển của tinh trùng…

5.9. Oxytocin

Oxytocin là một loại hormone được sản xuất ở vùng dưới đồi và được giải phóng vào máu bởi tuyến yên,có chức năng chính là tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh nở, kích thích tử cung co bóp, thúc đẩy sản xuất prostaglandin làm tăng co bóp tử cung. Sau sinh, oxytocin giúp di chuyển sữa từ ống dẫn sữa đến núm vú. Hormone này cũng được gọi là hormone tình yêu do được kích thích sản xuất khi yêu.

5.10. Prolactin

Prolactin còn có tên là luteotropic hormone do tuyến yên tiết ra và có vai trò quan trọng trong sản xuất và tiết sữa mẹ. Ngoài ra, prolactin còn có vai trò quan trọng về các vấn đề ăn uống, giao hợp, kích thích sản sinh hormone estrogen… 

6. Những nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố nữ

Một số nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố nữ
Một số nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố nữ

Mất cân bằng nội tiết tố nữ là dấu hiệu sức khỏe đang tiềm ẩn tình trạng nào đó hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Nguyên nhân tiềm ẩn của sự mất cân bằng nội tiết tố là do:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Suy buồng trứng nguyên phát
  • Kiểm soát sinh sản nội tiết tố
  • Liệu pháp thay thế hormone
  • Trọng lượng cơ thể dư thừa
  • Bệnh ung thư buồng trứng

7. Triệu chứng thay đổi nội tiết tố nữ giới

Có thể nhận biết sự thay đổi nội tiết tố nữ qua các dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Thay đổi làn da như mụn
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Suy giảm ham muốn, khô âm đạo
  • Dễ mắc bệnh phụ khoa
  • Tăng huyết áp bất thường
  • Mất dáng

Sự  mất cân bằng nội tiết tố nữ có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng hơn như:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ trẻ, khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều và cản trở khả năng sinh sản.
  • Rậm lông: Lông mọc nhiều trên mặt, ngực, bụng và lưng do quá nhiều nội tiết tố nam và đôi khi là triệu chứng của PCOS.
  • Các bệnh cơ bản khác như yếu sinh lý, sảy thai hay mang thai bất thường, đa thai, khối u buồng trứng.

8. Cách cân bằng nội tiết tố nữ

Một số cách giúp cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả
Một số cách giúp cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả

Việc cân bằng nội tiết tố rất quan trọng và cần thiết sẽ giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, giảm các triệu chứng tiền kinh, tăng cường tình dục và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Chị em có thể tham khảo các các cân bằng  nội tiết tố nữ dưới đây:

8.1. Sử dụng thuốc

Dùng thuốc để cân bằng nội tiết tố nữ hoặc bổ sung estrogen tổng hợp (hormone thay thế HRT) là một cách bổ sung sự thiếu hụt nội tiết tố nữ. Thuốc có nguồn gốc động vật với thành phần gần giống với nội tiết tố nữ trong cơ thể. Tuy nhiên, hormone tổng hợp estrogen chỉ dùng cho những trường hợp thiếu hụt nội tiết tố nữ nặng như người mãn kinh sớm, teo buồng trứng, cắt buồng trứng, điều trị hiếm muộn và chuyển giới. Nếu việc bổ sung dư thừa thì thuốc không có khả năng tự đào thải và chị em có thể có nguy cơ như tăng số lượng và kích thước khối u, quá sản nội mạc tử cung, xuất huyết tử cung,… Do đó chỉ dùng thuốc sau khi đã xét nghiệm nội tiết tố nữ, thăm khám và có sự chỉ định, theo dõi sát sao của bác sĩ.

8.2. Bổ sung thực phẩm tăng cường Estrogen

Chị em có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều estrogen và vitamin để cân bằng nội tiết tố nữ như bông cải xanh, đậu nành, hạt lanh và đây là  thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ an toàn nhất.

8.3. Sử dụng thực phẩm chức năng

Estrogen thảo dược chứa nhiều trong các loại thực phẩm như đậu nành, rau họ cải, hạt lanh,… đặc biệt là mầm đậu nành chứa hoạt chất isoflavone với cấu trúc phân tử gần giống nội tiết tố nữ do đó mà cơ thể dễ dàng hấp thu khi thiếu hụt và đào thải dư thừa, đảm bảo cân bằng estrogen hiệu quả.

9. Cách phòng ngừa mất cân bằng nội tiết tố nữ

Các cách phòng ngừa mất cân bằng nội tiết tố nữ
Các cách phòng ngừa mất cân bằng nội tiết tố nữ

Ngủ đủ giấc

Mức độ của một số hormone có thể tăng hoặc giảm trong suốt cả ngày để đáp ứng với các vấn đề như chất lượng ngủ. Vì thế ngủ đủ giấc là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong cân bằng nội tiết tố nữ. Thường xuyên ngủ đủ giấc, không bị quấy rầy vào ban đêm sẽ giúp cơ thể điều chỉnh lượng hormone. Rối loạn giấc ngủ đối với hormone có thể gây ra tình trạng:

  • Béo phì
  • Bệnh tiểu đường
  • Vấn đề của sự thèm ăn

Tránh ánh sáng quá nhiều vào ban đêm

Ánh sáng xanh như điện thoại di động hoặc màn hình máy tính sẽ làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ do cơ thể phản ứng với ánh sáng này như thể đó là ánh sáng ban ngày và điều chỉnh các hormone để đáp ứng.

Quản lý căng thẳng

Căng thẳng, hệ thống nội tiết và mức độ hormone có mối liên hệ với nhau rất mạnh mẽ, mức độ căng thẳng thấp cũng có thể gây ra phản ứng nội tiết. Căng thẳng sẽ làm gia tăng adrenaline và cortisol. Nếu mức độ của các hormone quá cao sẽ gây phá vỡ sự mất cân bằng tổng thể, béo phì, thay đổi tâm trạng và cả tim mạch.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần/tuần giúp ngăn chặn việc ăn quá nhiều, do tập thể dục kể cả ngắn cũng giúp điều chỉnh các hormone kiểm soát sự thèm ăn. Việc tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ kháng insulin, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.

Tránh đường

Đường đóng một vai trò trong các vấn đề như bệnh chuyển hóa và kháng insulin. Do đó việc loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống sẽ giúp kiểm soát mức độ hormone bao gồm cả insulin.

Ăn chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh giúp duy trì sự cân bằng của các hormone liên quan đến việc thèm ăn, trao đổi chất và cảm giác no. Các axit béo chuỗi trung bình như axit béo có trong dừa, dầu cọ đỏ hoạt động để điều chỉnh các tế bào có trách nhiệm về phản ứng giữa cơ thể với insulin. Dầu oliu cũng cân bằng mức độ của một loại hormone, điều chỉnh sự thèm ăn, kích thích quá trình tiêu hóa chất béo và protein.

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột và điều chỉnh các hormone như insulin, cân bằng mức độ hormone khác giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Ăn nhiều cá béo

Chất béo trong một số loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ … sẽ giúp cải thiện sức khỏe của tim, hệ tiêu hóa, lợi cho não và hệ thần kinh trung ương. Chế độ ăn nhiều dầu cá có thể giúp ngăn rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo âu. Các omega – 3 trong cá béo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong cân bằng tâm trạng.

Tránh ăn quá nhiều

Việc ăn quá nhiều trong thời gian ngắn làm thay đổi mức độ lưu thông của chất béo và làm tăng căng thẳng. Nếu thường xuyên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề trao đổi chất về lâu dài.

Uống trà xanh

Đây là thức uống lành mạnh chứa chất chống oxy hóa cùng các hợp chất giúp tăng cường sức khỏe trao đổi chất và kiểm soát căng thẳng.

Tránh thuốc lá

Khói thuốc lá sẽ làm thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp, kích thích hormone tuyến yên và tăng mức hormone steroid như cortisol.

Ngoài các chia sẻ về cách cân bằng nội tiết tố trên đây thì chị em có thể chọn bổ sung estrogen một cách an toàn, hiệu quả từ viên uống estrogen thảo dược. Trong các estrogen thảo dược hiện có thì EstroG-100 được chứng minh là nguồn bổ sung estrogen dồi dào và an toàn nhất. Estrogen được chiết xuất từ các thảo dược quý là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Các thảo dược đã được dùng trong thuốc dân gian lâu đời tại Hàn Quốc và Trung Quốc, đã được FDA Mỹ, Hàn Quốc, Canada công nhận là an toàn, cho tác dụng mạnh gấp 3 lần estrogen thảo dược thông thường mà còn rất an toàn, không làm tăng cân, không gây khối u, không gây tác dụng kể cả khi sử dụng lâu dài. Cùng với estrogen thì viên uống còn có Progesterone và Testosterone sẽ mang lại hiệu quả đồng bộ. Các tiền nội tiết tố sẽ được cơ thể tự hấp thu và tổng hợp theo nhu cầu thực nên không gây tác dụng phụ như các loại thuốc nội tiết tố, không gây ung thư, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như sức khỏe của mẹ. Hơn nữa, chúng rất tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản, không cần bác sĩ kê đơn. 

Hi vọng những thông tin về nội tiết tố trên đây sẽ hữu ích với chị em, giúp hiểu đúng về vai trò của hormone này trong cơ thể và biết cách cân bằng, bổ sung để tránh thiếu hụt.

Nguồn tham khảo:

[1]. Hormones and Your Health: An Essential Guide. https://www.everydayhealth.com/hormones/guide/

[2]. What to know about female sex hormones. https://www.medicalnewstoday.com/articles/324887

[3]. How Do Female Sex Hormones Affect Menstruation, Pregnancy, and Other Functions? https://www.healthline.com/health/female-sex-hormones

[4]. Hormones. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/22464-hormones

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời