3 Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trầu không

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
15 Tháng Năm 2024

Lần cập nhật cuối:
28 Tháng Năm 2024

Số lần xem:
92

Viêm đường tiết niệu gây tình trạng đau rát và són tiểu làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Để giảm các triệu chứng này nhiều chị em đã tự tìm những mẹo chữa bệnh tại nhà. Trong đó, sử dụng lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu là mẹo dân gian được áp dụng nhiều nhất vì tính an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện. Hãy cùng tìm hiểu về cách chữa bệnh bằng lá trầu không trong bài viết dưới đây.

Nhiều người quan tâm về cách dùng lá trầu không điều trị viêm đường tiết niệu
Nhiều người quan tâm về cách dùng lá trầu không điều trị viêm đường tiết niệu

1. Tìm hiểu về lá trầu không

Trầu không là cây thân leo thuộc họ hồ tiêu được trồng rất nhiều ở nước ta. Theo quan niệm Đông y, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm, hắc. Dược liệu này có tính sát khuẩn mạnh, hỗ trợ điều trị bệnh lý như đau bụng, đầy hơi, hen suyễn, mụn nhọt, ghẻ lở, viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu,…

Theo kết quả từ các nghiên cứu khoa học hiện đại, trong 100 gam lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu thơm cùng nhiều hoạt chất quý như cineol, eugenol, methyl, eugenol, carvacrol, chavicol,… Những thành phần này đã được chứng minh có hoạt tính kháng sinh, kháng khuẩn mạnh mẽ. Nhờ vậy, lá trầu không có khả năng diệt khuẩn, ức chế sự phát sinh gây bệnh của một số chủng vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu, đặc biệt là trực khuẩn E.coli – nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu. Hơn nữa, các thành phần của lá trầu còn giúp làm làm tổn thương ở niêm mạc, ngăn không bị đau rát, khó chịu.

Vì vậy, nếu bạn đang có những triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt nhẹ, nước tiểu màu vàng nhạt, chưa đậm mùi thì có thể dùng lá trầu không để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trên nặng hơn, nước tiểu đục, có màu lạ, mùi hôi, bàng quang căng tức,… thì bạn cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

2. Một số công thức chế biến lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu

Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trầu không được áp dụng phổ biến:

2.1. Nước cốt lá trầu không

Dùng nước cốt lá trầu không cải thiện viêm đường tiết niệu hiệu quả
Dùng nước cốt lá trầu không cải thiện viêm đường tiết niệu hiệu quả

Đây là cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản nhất và giúp giữ được nguyên dược tính của lá trầu không. Bài thuốc này giúp giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm, cải thiện các triệu chứng đi tiểu buốt rắt, tiểu khó, đau rát khi đi tiểu, đồng thời giúp cải thiện chức năng đường tiết niệu hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 5 – 6 lá trầu không tươi
  • Nước muối loãng
  • Sữa tươi

Các bước thực hiện:

  • Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng, để ráo nước.
  • Cho lá trầu không vào may xay sinh tố, thêm nước vừa đủ.
  • Xay nhuyễn hỗn hợp trên, lọc lấy phần nước cốt.
  • Thêm một ít sữa tươi vào nước cốt trầu không để tăng thêm hương vị và dễ uống hơn.

Với cách làm này, người bệnh uống 2 lần/ngày. Thực hiện liên tục trong ít nhất 2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

2.2. Lá trầu không kết hợp cùng rễ cau

Sử dụng lá trầu không kết hợp với rễ cau khắc phục nhiễm trùng đường tiết niệu
Sử dụng lá trầu không kết hợp với rễ cau khắc phục nhiễm trùng đường tiết niệu

Rễ cau là vị thuốc nam có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm mạnh. Lá trầu không kết hợp với rễ cau mang lại hiệu quả gấp đôi trong việc cải thiện triệu chứng viêm đường tiết niệu.

Nguyên liệu:

  • 10 gam lá trầu không
  • 10 gam rễ cau

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không và rễ cau.
  • Cho hai nguyên liệu trên vào nồi, thêm khoảng 500ml nước.
  • Đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
  • Chia làm ba lần, uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong vòng một tuần để cải thiện các rối loạn đường tiểu như tiểu buốt rắt, khó tiểu,…

2.3. Làm sạch “vùng kín” bằng lá trầu không

Làm sạch vùng kín bằng lá trầu không chữa trị viêm đường tiết niệu
Làm sạch vùng kín bằng lá trầu không chữa trị viêm đường tiết niệu

Niệu đạo và âm đạo là hai đường có khoảng cách khá gần nhau. Do đó, bạn cũng có thể sử dụng trầu không như một loại dung dịch vệ sinh vùng kín để hỗ trợ làm sạch các vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng đang bám dính ở mặt ngoài âm đạo không có cơ hội tấn công gây ra viêm nhiễm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Một nắm lá trầu không
  • Muối hạt

Cách thực hiện:

  • Trầu không rửa sạch.
  • Giã nhuyễn hoặc vò nát lá trầu không.
  • Cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước sạch và một ít muối.
  • Đổ nước lá trầu không vào chậu và dùng để xông bộ phận sinh dục cho đến khi nước nguội thì rửa lại bằng nước sạch.

Lưu ý, trầu không có tính nhiệt, sát trùng mạnh. Vì thế, không nên chà quá mạnh gây tổn thương vùng kín.

3. Cần lưu ý gì khi dùng lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu?

Chú ý gì để áp dụng trị viêm đường tiết niệu bằng lá trầu được tốt nhất?
Chú ý gì để áp dụng trị viêm đường tiết niệu bằng lá trầu được tốt nhất?

Khi áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trầu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để phát huy tối đa công dụng của vị thuốc dân gian này:

  • Nên chọn lá trầu không tươi, sạch sẽ, không bị héo úa hay sâu mọt.
  • Lá trầu có tính nóng, do đó, không sử dụng khi người bệnh lở loét, nhiệt miệng,…
  • Không nên lạm dụng cách trị viêm tiết niệu bằng lá trầu không. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn trước khi dùng.
  • Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên uống nhiều nước để thanh lọc và hỗ trợ đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
  • Bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin, chất khoáng vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Tích cực ăn những thực phẩm giàu vitamin C từ các loại rau, hoa quả như ổi, cải bina, ớt chuông, cam, bưởi,… Đồng thời, tránh xa các thực phẩm cay, nóng, đồ uống chứa chất kích thích như cồn, gas,…;
  • Bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể bằng cách ăn sữa chua, sữa chua uống hoặc chế phẩm như men vi sinh để ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, stress kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ bàng quang.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần là Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh và Diếp cá. Các thành phần này sẽ làm lành tổn thương do viêm nhiễm, hỗ trợ tăng sức đề kháng cơ thể cũng như vùng kín, ức chế vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả.

Trên đây là các cách chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trầu không. Đây là phương pháp dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và không loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA

    Trả lời