Mách bạn 6 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
20 Tháng Năm 2024

Lần cập nhật cuối:
25 Tháng Năm 2024

Số lần xem:
7068

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn xâm nhập và gây ra các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới. Bệnh không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trị viêm đường tiết niệu hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà.

Không phải ai cũng biết cách điều trị viêm dường tiết niệu
Không phải ai cũng biết cách điều trị viêm dường tiết niệu

1. Viêm đường tiết niệu có những biểu hiện như thế nào?

Hệ tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu sẽ sinh sôi và phát triển ở các bộ phận này và gây nhiễm khuẩn. Hầu hết các nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở bàng quang và niệu đạo.

Những triệu chứng viêm đường tiết niệu phổ biến bao gồm:

  • Tiểu rắt, lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu thường xuyên, lượng nước tiểu ít.
  • Nóng rát, đau, buốt mỗi khi đi tiểu.
  • Màu nước tiểu đục hoặc sẫm màu, đôi khi tiểu ra máu.
  • Nước tiểu có mùi nặng.
  • Ở nam có dịch tiết ra ở đầu dương vật.
  • Nhức mỏi cơ thể, đau lưng, có thể sốt cao, buồn nôn, rét run.
  • Đau vùng chậu, hông lưng.

Tham khảo thêm cách sử dụng thuốc chữa bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất.

2. Cách trị viêm đường tiết niệu tại nhà cực hiệu quả mà dễ làm

Với các trường hợp bị viêm đường tiết niệu nhẹ thì có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà dưới đây:

2.1. Uống nhiều nước trong ngày

Trị viêm đường tiết niệu bằng cách uống nhiều nước
Trị viêm đường tiết niệu bằng cách uống nhiều nước

Điều quan trọng nhất để phòng tránh, hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu đó là uống đủ nước mỗi ngày. Bởi nước sẽ giúp cho thận bài tiết nước tiểu, đào thải những chất độc hại, vi khuẩn ra ngoài cơ thể. Đồng thời hạn chế lây nhiễm ngược dòng. Chính vì vậy mà bạn nên sử dụng từ 1.5-2 lít nước một ngày. Ngoài nước lọc, bạn có thể sử dụng các loại nước trái cây, nước lá cây cũng mang lại hiệu quả rất tốt.

2.2. Bổ sung vitamin C

Theo các chuyên gia, vitamin C cực kỳ có lợi đối với những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nguyên nhân là do vitamin C có khả làm tăng nồng độ axit trong thận, khiến cho vi khuẩn không thể phát triển. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung vitamin C hằng ngày bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả giàu vitamin C như: ớt, bưởi, kiwi, ổi, rau xanh…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn bổ sung viên vitamin C theo hướng dẫn. Tốt nhất nên uống vào buổi sáng, sau khi ăn.

2.3. Duy trì thói quen đi vệ sinh lành mạnh

Duy trì thói quen đi vệ sinh tốt giúp cải thiện nhiễm trùng đường tiết niệu
Duy trì thói quen đi vệ sinh tốt giúp cải thiện nhiễm trùng đường tiết niệu

Có một số thói quen tốt giúp phòng ngừa và giảm sự gia tăng của viêm đường tiết niệu mà bạn nên lưu ý như:

  • Không nên nhịn tiểu mà hãy đi ngay khi có nhu cầu, bởi khi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng lâu. Đây là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
  • Khi đi vệ sinh, nhất là nữ giới, nên lau từ trước ra sau thay vì ngược lại. Điều này sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ vi khuẩn lây lan từ hậu môn lên niệu đạo.
  • Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục cũng có thể giảm sự lây lan của vi khuẩn.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không sử dụng dung dịch vệ sinh chứa chất tẩy rửa mạnh.

2.4. Thói quen vệ sinh khi quan hệ tình dục

Hoạt động quan hệ tình dục có thể tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu và gây viêm nhiễm các bộ phận tại đây. Do đó để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bạn cần lưu ý:

  • Kiêng quan hệ tình dục khi đang bị nhiễm trùng tiết niệu.
  • Vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục, nhất là ở bao quy đầu, âm hộ cả trước và sau khi quan hệ.
  • Nên đi tiểu trước và ngay sau khi quan hệ tình dục.

2.5. Bổ sung hợp lý các chất dinh dưỡng cần thiết

Khắc phục viêm đường tiết niệu nhờ bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý
Khắc phục viêm đường tiết niệu nhờ bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý

Một số loại quả chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu, cụ thể như sau:

  • Quả nam việt quất: Chứa lượng lớn đường D-Mannose, có khả năng ức chế hại khuẩn (trong đó có vi khuẩn Escherichia coli) trong đường tiết niệu. Đồng thời loại quả này chứa chất chống oxy hóa có tên là polyphenol có tính kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt. Chính vì thế, bạn nên bổ sung loại quả này vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh.
  • Tỏi: Tỏi và chiết xuất của tỏi có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh, nó có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu. Vì vậy bạn có thể sử dụng nó để điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả.
  • Các loại quả họ cam, quýt: Đây là những loại quả mọng nước chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Do đó bạn nên tăng cường ăn những loại quả này khi bị viêm đường tiết niệu để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

2.6. Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh là chế phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn). Khi đi vào cơ thể, giúp cân bằng hệ vi sinh, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giúp giữ cho đường tiết niệu khỏe mạnh. Lợi khuẩn này cũng có lợi trong việc phục hồi vi khuẩn đường ruột có lợi sau khi dùng thuốc kháng sinh.

Đặc biệt, men vi sinh chứa lợi khuẩn nhóm Lactobacillus có thể giúp điều trị và ngăn ngừa viêm đường tiết niệu bằng cách: ngăn chặn vi khuẩn có hại bám vào các tế bào đường tiết niệu, ức chế vi khuẩn có trong đường tiết niệu, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trên đây là những cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà có hiệu quả tích cực và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên các mẹo này có thể làm giảm thiểu các triệu chứng nhưng không loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh. Chính vì thế, bạn nên đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm khỏi bệnh, hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Bài viết liên quan: Viêm đường tiết niệu nên ăn gì kiêng gì để tốt cho người bệnh?

Nguồn tham khảo

  • [1] Urinary tract infection (UTI). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/diagnosis-treatment/drc-20353453
  • [2] Urinary Tract Infections. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9135-urinary-tract-infections

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA