Kinh nguyệt không đều – Những kiến thức không thể bỏ qua!

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
22 Tháng mười một 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
363

Kinh nguyệt không đều là nỗi phiền toái lớn đối với không ít chị em phụ nữ, không những ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe mà còn có liên quan trực tiếp tới khả năng sinh sản của chị em sau này. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến kinh nguyệt không đều và làm sao để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng gì?
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng gì?

1. Như thế nào được coi là kinh nguyệt không đều?

Mỗi tháng, phụ nữ đều sẽ phải trải qua 1 chu kỳ kinh nguyệt mà mọi người vẫn thường gọi vui là thời kỳ “rụng dâu” hay “ngày đèn đỏ”. Chu kỳ kinh nguyệt là một chuỗi những thay đổi sinh lý ở nữ giới, bắt đầu ở tuổi dậy thì và kết thúc ở thời kỳ mãn kinh.

Kinh nguyệt ở nữ giới được diễn ra theo một vòng tuần hoàn như sau:

  • Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài 28 – 32 ngày và được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ, tức là ngày đầu tiên ra máu âm đạo cho tới ngày đầu tiên của chu kỳ kế tiếp (nghĩa là vào tháng tiếp theo).
  • Ngày hành kinh được tính là ngày âm đạo chảy máu, thường sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy đối tượng.

Như vậy, một chu kỳ kinh nguyệt vận hành như trên được gọi là chu kỳ bình thường và ổn định. Ngược lại, kinh nguyệt không đều là hiện tượng vòng kinh không theo quy luật trên. Biểu hiện bằng việc vòng kỳ ngắn/dài hơn, lượng máu kinh ít hoặc nhiều, màu sắc kinh thay đổi.

2. Kinh nguyệt không đều thường gặp ở độ tuổi nào?

Kinh nguyệt không đều thường gặp ở độ tuổi nào?
Kinh nguyệt không đều thường gặp ở độ tuổi nào?

Kinh nguyệt không đều thường gặp ở những bạn gái độ tuổi dậy thì do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xuất hiện trong 2-3 năm đầu hành kinh.

Ở các chị em trong độ tuổi sinh sản, kinh nguyệt không đều mà kéo dài nhiều ngày thì có thể là dấu hiệu các bệnh phụ khoa như: viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Các bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

Bên cạnh đó, phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt cũng có sự thay đổi do nội tiết tố suy giảm.

3. Biểu hiện của kinh nguyệt không đều

Những dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều
Những dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều

Nữ giới có thể dễ dàng nhận biết tình trạng kinh nguyệt không đều qua những biểu hiện dưới đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.
  • Thời gian hành kinh ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày.
  • Lượng máu kinh mỗi chu kỳ có thể quá nhiều hoặc quá ít.
  • Máu kinh có màu sắc bất thường, chuyển từ đỏ thẫm sang màu đen hoặc nâu lẫn các cục máu đông.
  • Có dấu hiệu ra máu giữa 2 kỳ kinh.
  • Kinh nguyệt bị ngừng khoảng 6 tháng trở lên.
  • Đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi,… trong thời kỳ kinh nguyệt.

>> Xem thêm: Kinh nguyệt không đều đau bụng dưới phải làm sao?

4. Các hình thức của kinh nguyệt không đều

Các dạng thường gặp khi bị kinh nguyệt không đều
Các dạng thường gặp khi bị kinh nguyệt không đều

Các hình thức kinh nguyệt không đều phổ biến nhất gồm có:

  • Kinh sớm: Kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hơn 3 ngày, 7 ngày… thậm chí nhiều chị em cho biết kỳ kinh nguyệt xuất hiện 2 lần/tháng.
  • Chậm kinh: Hiện tượng trễ kinh 3-4 ngày có thể bình thường, tuy nhiên, nếu chị em trễ kinh 7 – 10 ngày, hoặc cả tháng nhưng loại trừ khả năng mang thai.
  • Rong kinh: Số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu có thể ra nhiều hoặc lác đác.
  • Kinh thưa: Đây cũng là một hình thức khác của trễ kinh. Với chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nữ giới sẽ có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng. Kinh thưa chỉ trường hợp khoảng cách giữa các kỳ kinh lớn hơn, có thể là 2 tháng, 3 tháng hoặc thậm chí 5 tháng.
  • Vô kinh: Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Trong đó, có trường hợp chị em phụ nữ đã quá tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt (vô kinh nguyên phát). Hoặc chị em đã từng có kinh, nhưng sau một khoảng thời gian lại bị mất kinh trên 1 năm (vô kinh thứ phát), ngoại trừ trường hợp phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc phụ nữ mãn kinh.

5. Nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều có thể do suy giảm nội tiết tố trong cơ thể hoặc chịu ảnh hưởng từ chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

5.1. Mang thai

Bị kinh nguyệt không đều do mang thai
Bị kinh nguyệt không đều do mang thai

Chậm kinh sau quan hệ tình dục không an toàn là một trong những dấu hiệu có thai. Khi trứng thụ tinh với tinh trùng và di chuyển đến tử cung để làm tổ. Lớp niêm mạc bên trong tử cung dày lên tạo điều kiện thuận lợi cho phôi thai phát triển. Do đó, phụ nữ không có kinh nguyệt và cần đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu hoặc siêu âm.

>> Xem thêm: Nhận biết 9 dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều

5.2. Thuốc tránh thai nội tiết

Các loại thuốc tránh thai tác động đến hormone nội tiết gây ức chế rụng trứng và ngăn quá trình thụ thai xảy ra. Do đó, việc sử dụng loại thuốc này có thể gây ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh dẫn đến kinh nguyệt ít hơn nhiều.

5.3. Cho con bú

Chị em có kỳ kinh không đều có thể là vì đang cho con bú
Chị em có kỳ kinh không đều có thể là vì đang cho con bú

Sau khi sinh, cơ thể sẽ tiết hormone prolactin để tạo sữa mẹ, nhưng cũng gây ức chế các hormone sinh sản. Do đó, trong thời gian các chị em cho con bú thì kinh nguyệt ra rất ít hoặc không có. Sau khi cai sữa cho con thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.

5.4. Tiền mãn kinh

Từ khoảng tuổi ngoài 40, khi chị em bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ có sự sụt giảm. Vì vậy, chu kỳ kinh trở nên dài hoặc ngắn hơn bình thường.

5.5. Hội chứng đa nang buồng trứng

Bị kinh nguyệt không đều do hội chứng đa nang buồng trứng
Bị kinh nguyệt không đều do hội chứng đa nang buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra do sự gia tăng bất thường các hormone Androgen (hormone nam giới) ở trong cơ thể nữ giới. Điều này làm gián đoạn quá trình phát triển của buồng trứng và bên trong buồng trứng sẽ xuất hiện lên các nang nhỏ. Từ đó, khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, chị em có hiện tượng chậm kinh hoặc máu kinh ra nhiều hơn so với bình thường.

5.6. Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp là cơ quan “quản lý” hoạt động của các nội tiết tố nữ. Các chị em mắc bệnh về tuyến giáp như suy giáp… sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Cụ thể là chu kỳ dài hơn, mất nhiều máu hơn và đau bụng hơn. Ngược lại, nếu chị em mắc bệnh cường giáp thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngắn hơn, lượng máu ít hơn.

5.7. U xơ tử cung

U xơ tử cung cũng là tác nhân gây nên hiện tượng kinh nguyệt không đều
U xơ tử cung cũng là tác nhân gây nên hiện tượng kinh nguyệt không đều

U xơ tử cung là tình trạng các khối u cơ phát triển bên trong thành tử cung, do hormone estrogen tăng cao. Phụ nữ bị u xơ tử cung có kỳ kinh nguyệt bất thường, lượng máu ra nhiều, các cơn đau dữ dội. Bệnh diễn tiến nặng hơn có thể gây mất máu, thiếu máu, đe dọa tính mạng.

5.8. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều. Biểu hiện thường gặp là đau bụng dữ dội khi đến ngày “đèn đỏ”, đôi khi đi kèm chu kỳ kéo dài, mất nhiều máu và chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh.

5.9. Thừa cân

Bị kinh nguyệt không đều có thể là do thừa cân
Bị kinh nguyệt không đều có thể là do thừa cân

Thừa cân hoặc béo phì đều tác động trực tiếp đến các hormone estrogen và insulin trong cơ thể, khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Cùng với đó, việc tăng cân quá nhanh cũng gây ra những bất thường cho chu kỳ kinh nguyệt.

5.10. Rối loạn ăn uống và sụt cân quá nhanh

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản của chị em. Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn khi chị em ăn kiêng quá độ, suy dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn,…

5.11. Tập thể dục quá sức

Tập thể dục quá sức gây ra kinh nguyệt không đều
Tập thể dục quá sức gây ra kinh nguyệt không đều

Tập luyện thể dục, thể thao quá sức cũng sẽ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chu kỳ hành kinh.

5.12. Stress

Khi chị em phải chịu đựng cảm xúc tiêu cực, căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong thời gian dài, tuyến thượng thận sẽ tiết ra nhiều cortisol – hormone căng thẳng. Điều này gây ức chế quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone, từ đó dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều.

5.13. Tác dụng phụ của thuốc

Chu kỳ kinh nguyệt không đều do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Chu kỳ kinh nguyệt không đều do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một vài loại thuốc phải kể đến như: thuốc tránh thai, thuốc chữa tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc hóa trị, thuốc chống trầm cảm,… có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Trong nhiều trường hợp, chúng còn khiến các cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn.

5.14. Ung thư cổ tử cung

Nếu các chị em cảm thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình không đều kéo dài nhiều chu kỳ, ra máu khi quan hệ, xuất huyết giữa kỳ hoặc có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cũng không nên chủ quan, vì đó có thể là một trong những biểu hiện của ung thư tử cung. Lúc này, chị em cần đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.

6. Tác hại của kinh nguyệt không đều

Chị em có kỳ kinh không đều sẽ để lại những hệ lụy nào?
Chị em có kỳ kinh không đều sẽ để lại những hệ lụy nào?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều diễn ra trong thời gian dài, chị em có thể phải đối mặt với các vấn đề sau:

  • Thiếu máu: Là tình trạng phổ biến xảy ra ở phụ nữ bị rong kinh hoặc có lượng máu kinh ra nhiều. Thiếu máu có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao, hoa mắt, khó tập trung và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của phái đẹp.
  • Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Kinh nguyệt không đều, rong kinh làm cho môi trường âm đạo luôn ẩm ướt, dẫn đến mất cân bằng pH âm đạo. Đây là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn có hại sinh sôi và xâm nhập vào sâu bên trong vùng kín từ đó gây ra viêm phụ khoa.
  • Ảnh hưởng đến khả năng mang thai: Kinh nguyệt không đều trong thời gian dài là một trong các nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn ở chị em phụ nữ. Nguyên nhân là do thời điểm rụng trứng không đều làm khó xác định chính xác ngày quan hệ để dễ có thai. Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt gây viêm tắc vòi trứng cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
  • Giảm ham muốn tình dục: Các biểu hiện của kinh nguyệt không đều làm cuộc yêu trở nên thất thường. Thêm vào đó, nếu chị em bị viêm nhiễm phụ khoa có thể gây đau rát khi quan hệ, dần dần làm giảm ham muốn tình dục ở phái đẹp.

7. Phương pháp chẩn đoán

Các biện pháp chẩn đoán kinh nguyệt không đều
Các biện pháp chẩn đoán kinh nguyệt không đều

Khi nhận thấy những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần ghi chép lại tất cả những thông tin bao gồm thời gian bắt đầu/kết thúc kỳ kinh, lượng máu kinh, các triệu chứng gặp phải như đau bụng, xuất hiện cục máu đông… Đây là những thông tin hữu ích giúp bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe của chị em.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bổ sung khác như:

  • Siêu âm vùng chậu: nhằm phát hiện hiện tượng chảy máu bất thường do bệnh lý gây ra như u xơ tử cung, polyp tử cung hay u nang buồng trứng.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: lấy một mẫu mô ở niêm mạc tử cung để chẩn đoán tình trạng lạc nội mạc tử cung, mất cân bằng nội tiết tố hoặc phát hiện tế bào tiền ung thư.
  • Nội soi tử cung: sử dụng ống chuyên dụng có gắn camera ở đầu để quan sát bên trong tử cung, nhờ đó phát hiện những bất thường.

8. Điều trị kinh nguyệt không đều

Việc điều trị kinh nguyệt không đều phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên, luôn ưu tiên điều trị nội khoa, kết hợp thay đổi lối sống và sinh hoạt hàng ngày. Chỉ những tình huống cần thiết mới can thiệp ngoại khoa để giải quyết triệt để nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều.

Các biện pháp điều trị kinh nguyệt không đều hiệu quả
Các biện pháp điều trị kinh nguyệt không đều hiệu quả

Dưới đây là các cách giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, chị em có thể tham khảo:

8.1. Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng mang lại hiệu quả khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt. Chị em tích cực bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất, ưu tiên những thực phẩm giúp tăng estrogen tự nhiên như các loại rau xanh, đậu nành, hạt lanh, trái cây, thịt trắng,… Hạn chế các thực phẩm có thể gây rối loạn kinh nguyệt như: đồ ăn chua, cay, nóng, đồ ngọt, thức uống có cồn…

8.2. Tập luyện thể dục điều độ

Việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày sẽ giúp cải thiện quá trình tuần hóa máu trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch trong cơ thể.

Cải thiện kỳ kinh không đều nhờ tập luyện thể dục điều độ
Cải thiện kỳ kinh không đều nhờ tập luyện thể dục điều độ

Mỗi ngày nên dành ra 30 phút để luyện tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như chạy bộ, yoga, thể dục nhịp điệu, aerobic… Tuy nhiên, tránh tập luyện hay vận động mạnh trong những ngày “đèn đỏ” để tránh kinh nguyệt ra nhiều hơn.

8.3. Uống 2 lít nước mỗi ngày

Chị em nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể hoạt động trơn tru và đường huyết được ổn định. Uống đủ nước cũng hỗ trợ hiệu quả trong cải thiện các triệu chứng kinh nguyệt không đều.

8.4. Duy trì tâm lý thoải mái

Để cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, chị em cũng cần phải giữ cho tâm lý được thư giãn và thoải mái. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên giao lưu, trò chuyện với bạn bè để thư giãn đầu óc giúp tinh thần được sảng khoái và phấn chấn hơn.

8.5. Không sử dụng chất kích thích

Không sử dụng chất kích thích giúp hạn chế kinh nguyệt không đều
Không sử dụng chất kích thích giúp hạn chế kinh nguyệt không đều

Những loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê… cũng gây ảnh hưởng không tốt đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, chị em nên hạn chế hoặc không sử dụng những loại đồ uống này, tốt nhất nên thay bằng nước lọc hoặc nước trái cây.

8.6. Giữ mức cân nặng ổn định

Tình trạng thừa cân, béo phì hoặc nhẹ cân cũng gây ra những bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, chị em nên cố gắng giữ mức cân nặng cân đối, ổn định bằng việc áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng cách kết hợp tập luyện hàng ngày.

8.7. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Chị em có thể uống một số loại thuốc giảm đau nếu triệu chứng đau bụng kinh quá nghiêm trọng hay uống thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố (hormone) để giảm bớt lượng điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng một cách tùy tiện.

9. Phòng tránh kinh nguyệt không đều

Các biện pháp phòng ngừa kinh nguyệt không đều
Các biện pháp phòng ngừa kinh nguyệt không đều

Sau đây là một vài lời khuyên giúp phòng tránh tình trạng kinh nguyệt không đều mà bạn nên áp dụng thử:

  • Cố gắng duy trì lối sống lành bằng cách tập luyện thể dục đều đặn, cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Thực hiện các biện pháp giúp thư giãn cơ thể và giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.
  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thay băng vệ sinh sau khoảng 4–6 giờ.
  • Giữ vùng kín luôn sạch sẽ, thường xuyên thay quần áo, sử dụng các sản phẩm vệ sinh phù hợp và tránh sử dụng sản phẩm làm sạch vùng kín chứa các hóa chất độc hại.
  • Thăm khám phụ khoa thường xuyên, định kỳ giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe sớm và điều trị ngay khi cần thiết.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về tình trạng kinh nguyệt không đều. Từ đó, có phương pháp chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của mình.

>> Xem thêm: Kinh nguyệt không đều ở tuổi 16: Nguyên nhân và cách điều trị

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời