Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh và các bạn nữ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nếu nó kéo dài nhiều năm liên tiếp thì rất có thể là cảnh báo của một bệnh lý nào đó. Vậy nguyên nhân kinh nguyệt không đều ở tuổi 16 là gì? Cách khắc phục kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì này như thế nào?
1. Đôi nét về tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 16
Kinh nguyệt không đều ở tuổi 16 là tình trạng hành kinh không diễn ra theo chu kỳ nhất định, kèm theo những dấu hiệu như kinh sớm, kinh muộn, lượng máu kinh ra ít hoặc ra nhiều bất thường. Cụ thể như sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới 21 ngày hoặc dài hơn trên 35 ngày, tắc kinh, thưa kinh, vô kinh,…
- Số ngày hành kinh bất thường: Số ngày hành kinh dưới 2 ngày hoặc dài hơn 7 ngày, rong kinh không theo chu kỳ.
- Lượng máu kinh bất thường: Cường kinh với lượng máu kinh ra nhiều hơn 80ml hoặc tình trạng thiếu kinh lượng máu ra ít hơn 20ml.
Ngoài ra, những bất thường ở giai đoạn kinh nguyệt tuổi dậy thì còn dễ gặp là thống kinh với dấu hiệu đau bụng dữ dội, thậm chí nôn mửa, mệt mỏi, máu kinh có màu đen, vón cục kèm theo mùi hôi khó chịu.
Sau khoảng một thời gian nhất định, với những dấu hiệu bất thường nói trên thì vòng kinh có thể sẽ hoạt động theo một quy luật đều đặn hơn, với chu kỳ kinh kéo dài khoảng 28 đến 32 ngày, số ngày có kinh từ 3 – 7 ngày, với lượng máu là 40ml – 80ml.
Tuy nhiên, trường hợp kinh nguyệt không đều ở tuổi 16 mà sau khoảng 2 – 3 năm vẫn chưa ổn định thì cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa trị.
2. Kinh nguyệt không đều ở tuổi 16 là do đâu?
Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 16 nhưng đa phần do những yếu tố sinh lý bình thường. Cụ thể:
2.1. Hoạt động của buồng trứng chưa ổn định
Buồng trứng của nữ giới ở độ tuổi 16 chưa phát triển đầy đủ, sự phóng noãn hàng tháng thường chưa đi theo chu trình chuẩn và đều đặn. Điều này khiến cho việc rụng trứng trở nên thất thường có thể kéo dài hoặc ngắn hơn các tháng khác. Đó là lý do có không ít bạn gái gặp phải trường hợp có tháng không có kinh, có tháng lại có kinh tới 2 lần. Hoặc thời gian hành kinh quá ít, hoặc quá nhiều.
2.2. Rối loạn nội tiết tố
Do nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi thường xuyên trong quá trình cơ thể đang trong giai đoạn chuyển từ trạng thái của một cô bé sang thiếu nữ. Những thay đổi nội tiết này tác động trực tiếp tới sự phát triển của buồng trứng và có thể gây nên sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
2.3. Rối loạn tâm lý
Tâm lý của nữ giới 16 tuổi thường khá bất ổn với những cảm xúc tuổi ô mai, gặp phải một số lo lắng hoặc căng thẳng trong việc học tập. Đây cũng chính là tác nhân gây rối loạn kinh nguyệt mà không ít nữ giới đã gặp phải.
2.4. Chế độ nghỉ ngơi chưa hợp lý
Chế độ học tập và sinh hoạt thất thường, không điều độ cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Những bạn gái thường xuyên thức muộn học bài, hoặc lịch học quá tải dẫn tới căng thẳng, stress gây mất ngủ thường xuyên có nguy cơ cao bị rối loạn kinh nguyệt và gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều tuổi 16.
2.5. Vấn đề bệnh lý
Mặc dù tình trạng mắc bệnh phụ khoa trong độ tuổi này không cao nhưng hoàn toàn vẫn có thể xảy ra. Khá nhiều nữ giới bị viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh về tử cung, buồng trứng, bệnh xã hội,… sẽ gặp phải trường hợp kinh nguyệt không đều. Đây là tác nhân khá nguy hiểm mà chị em không được chủ quan.
3. Kinh nguyệt không đều ở tuổi 16 có sao không?
Giai đoạn tuổi 16 được xem là giai đoạn đánh dấu những bước phát triển về tâm lý lẫn thể chất của nữ giới. Thực tế, thì chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên chính là cột mốc cho sự phát triển và tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 16 là rất bình thường khi vừa dậy thì. Vào thời điểm này, kinh nguyệt có thể cách nhau từ 2 -3 tháng/lần và lượng kinh ra cũng không nhiều, nên không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu thủ phạm gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 16 là do viêm nhiễm phụ khoa hoặc các bệnh ở buồng trứng, tử cung,… đi kèm với những bất thường ở vùng kín như đau rát, ngứa ngáy, sưng đỏ, khí hư thay đổi về màu sắc và có mùi hôi,… thì phải tới bệnh viện thăm khám ngay. Bởi lẽ nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lớn tới khả năng làm mẹ về sau.
4. Phòng tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 16 như thế nào?
Để hạn chế những biểu hiện của chứng kinh nguyệt không đều ở tuổi 16 có thể áp dụng các phương pháp sau:
4.1. Chăm sóc vùng kín đúng cách
Những bệnh phụ khoa cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Vì vậy, việc chăm sóc vùng kín sạch sẽ và đúng cách là rất quan trọng giúp phòng tránh nguy cơ lây mắc bệnh. Những lưu ý về cách vệ sinh và chăm sóc “cô bé” mà các bạn nữ nên nắm rõ:
- “Cô bé” cần được vệ sinh thường xuyên hàng ngày, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt. Rửa vùng kín từ trước ra sau, không nên rửa quá sâu để tránh sự xâm nhập của các tác nhân lây nhiễm. Chỉ sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, ít mùi thơm.
- Nếu đang hành kinh, bạn nên tránh để băng vệ sinh quá lâu trước khi thay. Thay băng sau mỗi 4-5 giờ, bất kể chảy máu. Trong trường hợp máu kinh ra nhiều hơn bình thường thì phải thay băng sau mỗi 2-3 tiếng, hoặc tùy theo tình trạng của bạn.
- Chọn đồ lót rộng rãi, thoáng khí và thấm hút tốt. Mỗi ngày thay quần lót 1-2 lần, để vùng kín khô thoáng mới mặc sau khi rửa.
4.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Sự phát triển và trưởng thành của cơ thể trong độ tuổi thanh thiếu niên cần có đầy đủ chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày của cả nam và nữ. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến việc cải thiện kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì.
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, ăn đúng giờ, bổ sung đủ chất, ăn chậm, không bỏ bữa.
- Bổ sung các loại rau củ, hoa quả, đậu, các loại thịt như thịt gà, thịt bò, cá, gan,…
- Tránh ăn những đồ chế biến sẵn, các món nhiều dầu mỡ, món cay nóng, bia rượu, cà phê,…
4.3. Cân bằng thời gian học tập và nghỉ ngơi
Yếu tố tâm lý, căng thẳng, cơ thể mệt mỏi… Như đã nói ở trên, là những nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều ở tuổi vị thành niên. Vì vậy, việc cho bạn gái thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý cũng quan trọng không kém chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, phụ nữ tuổi vị thành niên nên tránh học tập quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều, thức khuya… Thay vào đó nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
Nếu gặp khó khăn trong cuộc sống, bạn nên chia sẻ với bố mẹ hoặc những người xung quanh để cùng nhau tìm ra hướng giải quyết hiệu quả. Cha mẹ cũng nên chăm sóc con cái thật tốt và giúp đỡ kịp thời. Ngoài ra, luyện tập thể dục thể thao là một điều rất tốt nhưng bạn nên thực hiện một cách điều độ và hợp với sức mình.
Cuối cùng, cần chú ý đi gặp bác sĩ nếu cần để tránh những bệnh lý liên quan, ảnh hưởng sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn gái có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 16. Để đảm bảo sức khỏe sinh sản của mình, các bạn gái nên có thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, đừng quên chăm sóc vùng kín đúng cách hàng ngày.
>> Xem thêm: Giải mã tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 17
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn