[CẨM NANG] Tổng hợp chi tiết các hình ảnh viêm đại tràng

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
6 Tháng Chín 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
200

Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa phổ biến, bệnh có hai dạng cấp và mãn tính. Khi viêm đại tràng ở thể nặng, niêm mạc đại tràng có thể xuất hiện vết loét, thậm chí chảy máu. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp các hình ảnh viêm đại tràng giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và cách chẩn đoán, điều trị nó.

Cần hiểu rõ về bệnh qua hình ảnh viêm đại tràng
Cần hiểu rõ về bệnh qua hình ảnh viêm đại tràng

1. Đại tràng là gì? Cấu tạo và chức năng của đại tràng

1.1. Vị trí của đại tràng

Đại tràng hay còn có tên gọi khác là ruột già, là phần gần cuối của hệ tiêu hóa. Tính theo trình tự đường đi của thức ăn như sau: Miệng, thực quản, hành tá tràng, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn ở cuối cùng. Trong từng cơ thể của mỗi người đại tràng có kích thước khác nhau, có người đại tràng có thể dài tới 1m9 chiếm khoảng 1/5 chiều dài của toàn bộ ống tiêu hóa. Trung bình đại tràng của người Việt Nam dài khoảng 1m48.

1.2. Cấu tạo của đại tràng

Đại tràng bao gồm bốn lớp mô, tương tự như các bộ phận khác của đường tiêu hóa, bao gồm:

  • Lớp niêm mạc: Đây là lớp trong cùng và được cấu tạo bởi mô biểu, mô trụ đơn giản và nhẵn. Có nhiều tuyến tiết chất nhầy vào trong lòng ruột già, giúp bôi trơn bề mặt và bảo vệ nó khỏi các mảnh thức ăn.
  • Lớp dưới niêm mạc: Lớp niêm mạc được bao quanh bởi lớp dưới niêm mạc, là một lớp mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết giúp hỗ trợ các lớp khác của ruột già.
  • Lớp cơ: Lớp cơ bao quanh lớp dưới niêm mạc, chứa nhiều lớp tế bào cơ co bóp giúp di chuyển chất thải qua ruột già. Quá trình co bóp này được gọi là nhu động ruột.
  • Lớp thanh mạc: Nằm ở bên ngoài cùng, là một lớp mỏng chứa các biểu mô tế bào vảy. Lớp thanh mạc tiết ra một chất lỏng giúp bôi trơn cho bề mặt ruột kết để bảo vệ nó khỏi bị tổn thương do tiếp xúc với các cơ quan khác trong ổ bụng.
Xem hình ảnh cấu tạo của đại tràng để biết nhiều hơn về bệnh
Xem hình ảnh cấu tạo của đại tràng để biết nhiều hơn về bệnh

1.3. Chức năng của đại tràng

Thức ăn đã được tiêu hóa di chuyển từ ruột non đổ vào ruột kết qua van hồi tràng và manh tràng. Sau đó, nó di chuyển qua bốn phần của đại tràng nhờ các nhu động ruột. Lúc này, đại tràng sẽ có vai trò:

  • Tái hấp thu nước.
  • Hấp thụ một số vitamin như vitamin K, B7…
  • Lưu trữ chất thải trước khi loại bỏ.

2. Hình ảnh viêm đại tràng

Vết viêm loét đại tràng thường bắt đầu ở vị trí trực tràng và lan dần lên trên rồi lan ra toàn bộ đại tràng của bạn. Khi các tế bào trên bề mặt niêm mạc ruột của bạn bị tổn thương và chết đi, các vết loét sẽ hình thành. Ổ viêm, loét có thể chảy máu, tiết dịch nhầy và mủ.

Bạn có thể quan sát một số hình ảnh viêm đại tràng dưới đây:

2.1. Hình ảnh đại tràng bị viêm

Hình ảnh đại tràng bị viêm
Hình ảnh đại tràng bị viêm

2.2. Hình ảnh đại tràng bị polyp, ung thư hóa

Hình ảnh đại tràng bị polyp, ung thư hóa
Hình ảnh đại tràng bị polyp, ung thư hóa

3. Triệu chứng, chẩn đoán viêm đại tràng

3.1. Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng

Người bệnh viêm đại tràng gặp phải một số triệu chứng như sau:

  • Đau quặn bụng: Đây là triệu chứng khá phổ biến ở người bệnh viêm đại tràng, các cơn đau quặn bụng dưới và khung đại tràng, lúc âm ỉ, lúc dữ dội gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
  • Chướng bụng, đầy hơi: Người bệnh luôn có cảm giác căng tức bụng, nặng bụng thường xuyên gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.
  • Bất thường về tiêu hóa: Đi ngoài nhiều lần, phân có mùi hôi tanh kèm chất nhầy hoặc máu, phân lúc lỏng lúc rắn, đau rát hậu môn, vừa đi xong lại muốn đi tiếp.
  • Các triệu chứng toàn thân: Sút cân nhanh do chất dinh dưỡng bị cản trở hấp thụ, người mệt mỏi, khó thở.
Xem hình ảnh cũng có thể biết được triệu chứng và cách chẩn đoán viêm đại tràng
Xem hình ảnh cũng có thể biết được triệu chứng và cách chẩn đoán viêm đại tràng

3.2. Các biện pháp chẩn đoán viêm đại tràng

Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm đại tràng bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Chủ yếu vào vùng bụng, sờ nắn để kiểm tra xem đau bụng do các phủ tạng khác gây nên như gan, thận… sau đó mới nghĩ tới đau bụng do viêm đại tràng. Vì đại tràng là ống rộng rất khó để xác định điểm đau thực sự.
  • Xét nghiệm phân: Kiểm tra phân có lẫn máu không, tính chất của phân có máu, mủ hoặc nhầy hay không. Sau đó lấy mẫu phân để đưa đi xét nghiệm tìm ra các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh và tìm kiếm các vấn đề nguy cơ có liên quan tới bệnh viêm đại tràng.
  • Nội soi đại tràng: Sử dụng một ống mỏng và linh hoạt được trang bị máy ảnh sợi quang để xem lớp lót bên trong đại tràng. Hình ảnh niêm mạc đại tràng cho phép bác sĩ chẩn đoán.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp quan sát hình ảnh của đại tràng và phần còn lại của bụng.
  • Chụp X quang: Được yêu cầu thực hiện khẩn trương nếu qua tìm hiểu tiền sử bệnh tật và khám lâm sàng nghi ngờ người bệnh đang trong trạng thái cần cấp cứu ngay.

4. Các dạng viêm đại tràng thường gặp nhất hiện nay

Dưới đây là 3 dạng viêm đại tràng thường gặp nhất:

Bạn có thể tìm thêm nhiều hình ảnh về các dạng của viêm đại tràng
Bạn có thể tìm thêm nhiều hình ảnh về các dạng của viêm đại tràng

4.1. Viêm đại tràng màng giả

Viêm đại tràng màng giả là bệnh nhiễm khuẩn bên trong đại tràng nguyên nhân do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra. Do người bệnh sử dụng nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài hoặc bị các chứng gây suy giảm hệ miễn dịch.

Nguyên nhân gây bệnh là do các vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm ruột và tạo thành một lớp màng dính vào thành ruột. Lớp màng này chồng lên niêm mạc đại tràng nên gọi là màng giả. Đây là bệnh lý gặp khá phổ biến ở người trong độ tuổi trưởng thành.

4.2. Viêm loét đại tràng

Đây là tình trạng thường gặp nhất trong các bệnh về đại tràng khiến người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như: Bụng đau quặn, tiêu chảy, nôn ói…Người bệnh cần được nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời tránh trường hợp bệnh chuyển nặng thậm chí chuyển sang ung thư đại tràng.

4.3. Viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt còn có các tên gọi khác là: Bệnh đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng.

Biểu hiện đặc trưng của viêm đại tràng co thắt là những cơn đau quặn bụng thường xuyên hoặc có khi đau âm ỉ, thậm chí nổi cục ở đại tràng. Cơn đau thường xuất hiện khi sử dụng những thực phẩm có tính kích thích hoặc khi thần kinh căng thẳng. Người bệnh luôn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện, phân lúc lỏng, lúc táo, có cảm giác đi không hết phân, mót rặn, đi ngoài xong vẫn muốn đi tiếp.

Hi vọng với các hình ảnh viêm đại tràng và thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh. Phát hiện sớm bệnh viêm đại tràng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Trả lời