Các xét nghiệm viêm đại tràng cần phải có khi điều trị

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
31 Tháng Tám 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
247

Việc chẩn đoán chính xác bệnh viêm đại tràng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Nhiều người thắc mắc không biết viêm đại tràng xét nghiệm máu có cần thiết không? Các phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Tìm hiểu về những thông tin hữu ích về biện pháp xét nghiệm viêm đại tràng
Tìm hiểu về những thông tin hữu ích về biện pháp xét nghiệm viêm đại tràng

1. Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại tràng ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh khởi phát từ đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn từ ăn uống nhưng không được điều trị triệt để. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang dạng mạn tính. Ngoài ra, viêm đại tràng còn do các yếu tố tâm lý như stress, lo lắng, xúc động… gây ảnh hưởng tới sự điều tiết hệ thống thần kinh thực vật, gây tăng tiết chất làm loét ruột.

Viêm đại tràng gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, gầy sút: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, hay cáu gắt. Trường hợp bệnh nặng gây thiếu máu và sút cân.
  • Khó chịu ở bụng: Người bệnh có cảm giác nặng bụng thậm chí như có cảm giác khối đá đè trong bụng. Cảm giác giảm xuống khi đại tiện hoặc trung tiện, tăng lên khi táo bón.
  • Rối loạn đại tiện: Người bệnh bị đi ngoài nhiều lần, phân lúc táo lúc lỏng, phân có nhầy, có thể có máu. Người bệnh đi ngoài xong lại muốn đi tiếp, mót rặn.
  • Đau bụng: Là triệu chứng khá phổ biến ở người bệnh, tùy vào mức độ viêm và tổn thương đại tràng mà cơn đau nặng hay nhẹ, thưa hay dày.

2. Các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán viêm đại tràng hiện nay

Các bước xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm đại tràng theo chuyên gia
Các bước xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm đại tràng theo chuyên gia

Theo các chuyên gia, chẩn đoán bệnh viêm đại tràng bao gồm các kỹ thuật và xét nghiệm sau:

2.1. Khám sơ bộ

Trước khi tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để khai thác triệu chứng và xác định nguy cơ bị viêm đại tràng ở từng bệnh nhân. Khám lâm sàng thường bao gồm các bước như sau:

  • Khai thác triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải (thời điểm, mức độ đau, tính chất cơn đau,…).
  • Tiền sử cá nhân, gia đình.
  • Lịch sử dùng thuốc (kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid và NSAID).
  • Đặt câu hỏi để khai thác các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh (có đi du lịch trong thời gian gần đây, ăn đồ sống tái, tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, có thói quen dùng thuốc lá, rượu bia hay không,…).

Khám lâm sàng là bước quan trọng giúp bác sĩ khoanh vùng những khả năng có thể xảy ra. Từ đó xác định những xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán cần thực hiện để xác định bệnh, đồng thời đánh giá mức độ tổn thương ở ruột già và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

2.2. Các xét nghiệm phải làm

Các loại xét nghiệm viêm đại tràng để theo dõi tình trạng sức khỏe
Các loại xét nghiệm viêm đại tràng để theo dõi tình trạng sức khỏe

Người bệnh được chỉ định làm một số xét nghiệm dưới đây để đánh giá tình trạng sức khỏe:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm công thức máu là một xét nghiệm viêm đại tràng cần thiết, nhằm hỗ trợ các bác sĩ trong chẩn đoán các bệnh về đại trực tràng. Thông qua kết quả xét nghiệm máu sẽ đánh giá số lượng hồng cầu và bạch cầu. Thông qua việc xác định số lượng tế bào hồng cầu sẽ giúp xác định lượng mất máu qua phân, chỉ số tế bào bạch cầu sẽ đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.

Công thức máu (CBC)

Đánh giá số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Số lượng hồng cầu giúp xác định lượng mất máu qua phân, số lượng tế bào bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, tiểu cầu có vai trò đông máu do đó biết số lượng tiểu cầu giúp ích trong việc đánh giá bất thường trong việc chảy máu của người bệnh.

Xét nghiệm phân

Cùng với xét nghiệm máu, xét nghiệm cấy phân tìm vi khuẩn. Máu trong phân cũng có thể cho thấy các bệnh như: ung thư đại tràng hoặc polyp đại tràng hoặc trực tràng.

Xét nghiệm phân chẩn đoán viêm đại tràng
Xét nghiệm phân chẩn đoán viêm đại tràng

Điện giải đồ

Đây là xét nghiệm về các chất vi lượng trong cơ thể như Natri, Kali, Clorua, thường các chất điện giải sẽ giảm nếu xảy ra tiêu chảy. Các triệu chứng do giảm Natri, Kali hay Canxi gây ra có thể làm nhiễu thông tin làm cho việc chẩn đoán viêm đại tràng khó khăn hơn.

Chức năng thận

Có thể được đánh giá bằng cách đo nồng độ ure và creatinine trong máu.

Màng hoặc phim X-quang

Phương pháp này có tác dụng tìm hình ảnh tổn thương hoặc cấu trúc bất thường ở đại tràng. Bệnh nhân viêm đại tràng khi chụp X quang sẽ cho hình ảnh rối loạn nhu động co bóp ở đại tràng (hình chồng đĩa, hình thẳng đuỗn).

Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI)

Xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng nhờ phương pháp MRI và CT scan
Xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng nhờ phương pháp MRI và CT scan

CT quét cơ bản là tia X trên máy tính. Chúng tạo ra một hình ảnh chi tiết hơn so với một tia X chuẩn. Điều này làm cho chúng hữu ích để kiểm tra ruột non, cũng có thể phát hiện các biến chứng của bệnh viêm đại tràng.

MRI đặc biệt hữu ích trong việc kiểm tra các mô mềm và phát hiện ra rò.

Cả MRI và CT scan đều có thể được sử dụng để xác định có bao nhiêu ruột bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm đại tràng.

Nội soi đại tràng

Nội soi là xét nghiệm viêm đại tràng thường được các bác sĩ chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng như: đi tiêu ra máu, đau vùng bụng dưới, tiêu chảy kéo dài… Nội soi đại tràng giúp quan sát được rõ trong lòng đại tràng.

Nội soi đại tràng sử dụng thiết bị nội soi (ống mềm nhỏ có camera ở phần đầu) để hiển thị rõ hình ảnh bên trong niêm mạc ruột già lên thiết bị chuyên dụng. Qua hình ảnh từ kỹ thuật nội soi, bác sĩ có thể quan sát rõ tổn thương ở niêm mạc (kể cả những tổn thương nhỏ vài mm). Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp nội soi với sinh thiết (lấy mẫu niêm mạc ruột) để xác định mô bệnh học hoặc nuôi cấy phát hiện chủng vi khuẩn gây bệnh.

Xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng bằng phương pháp nội soi đại tràng
Xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng bằng phương pháp nội soi đại tràng

Đối với những trường hợp bị viêm đại tràng đã phát sinh biến chứng, nội soi còn là phương tiện để thực hiện các thủ thuật như cầm máu, cắt polyp và khâu lỗ thủng ở niêm mạc ruột. Kỹ thuật này có 2 phương pháp chính, bao gồm nội soi đại tràng không gây mê (soi tươi) và nội soi gây mê. Bệnh nhân có thể cân nhắc về khả năng tài chính và khả năng chịu đau của cơ thể để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Nội soi đại tràng thường được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân gặp phải các triệu chứng rối loạn chức năng ruột già như tiêu chảy, táo bón, đi phân sống, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi,…
  • Sụt cân bất thường.
  • Thiếu máu thiết sắt chưa rõ nguyên nhân.
  • Đi phân đen hoặc có máu tươi trong phân.
  • Xét nghiệm phân có máu ẩn.
  • Tầm soát viêm đại tràng ở người có tiền sử gia đình mắc các bệnh viêm ruột mãn tính.

Mặc dù được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán viêm đại tràng nhưng nội soi không được chỉ định trong những trường hợp như tắc ruột, viêm phúc mạc, viêm túi thừa đại tràng cấp, nghi ngờ thủng đại tràng và người bị suy hô hấp, huyết áp không ổn định.

Siêu âm đại tràng

Xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng nhờ phương pháp siêu âm
Xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng nhờ phương pháp siêu âm

Siêu âm đại tràng là một trong những kỹ thuật chẩn đoán viêm đại tràng khá phổ biến. Phương pháp này hoàn toàn không xâm lấn và không gây đau đớn, khó chịu như nội soi đại tràng. Siêu âm được thực hiện bằng cách thoa một lớp gel ở vùng bụng, sau đó sử dụng thiết bị tạo ra sóng siêu âm để thu hình ảnh của các cơ quan bên trong ổ bụng.

Kỹ thuật này thường được chỉ định khi bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đại tiện ra máu, đau bụng dưới không rõ nguyên do,… Trên thực tế, siêu âm chỉ được thực hiện để xác định bộ phận gây ra cơn đau (tử cung, đại tràng hay bàng quang). Bởi tổn thương ở những cơ quan này đều gây ra cơn đau ở vùng bụng dưới.

3. Một số lưu ý khi đi siêu âm, xét nghiệm đại tràng

Khi đi khám và thực hiện các kỹ thuật chụp chiếu, nội soi bệnh viêm đại tràng, bạn nên lưu ý những vấn đề sau để quy trình thực hiện diễn ra thuận lợi.

  • Nếu bạn thực hiện nội soi thì cần nhịn ăn trong vòng 12 trước khi thực hiện. Nếu có thể, bạn chỉ nên uống nước lọc và không uống nước có màu, điều này sẽ đảm bảo kết quả nội soi chính xác nhất.
  • Bạn có thể dùng tới thuốc xổ hoặc biện pháp có liên quan để làm sạch ruột.
  • Nếu đang mắc các bệnh về tim mạch hoặc các bệnh khác có liên quan thì cần thông báo chi tiết đến bác sĩ.
  • Nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái khi đi khám để việc chụp chiếu dễ dàng hơn.
  • Bạn nên giữ tâm lý thoải mái, không nên lo lắng và suy nghĩ quá nhiều vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả.
  • Cuối cùng, bạn cần lựa chọn đơn vị thực hiện uy tín, chất lượng, chi phí khám chữa phù hợp với giá chung.

Trên đây là thông tin về một số kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện trong quá trình chẩn đoán bệnh viêm đại tràng. Để được tư vấn cụ thể hơn, bệnh nhân nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra trước khi thực hiện các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán, nên có những bước chuẩn bị cơ bản để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi hơn.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Trả lời