Đau đại tràng là đau ở đâu? Nguy hiểm như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
22 Tháng Tám 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
232

Đại tràng bị viêm là bệnh lý phổ biến ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vậy vị trí đau đại tràng là đau ở đâu và cảnh báo những nguy hiểm gì có thể gặp phải? Cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Không phải người nào cũng để ý đến vị trí đau đại tràng là đau ở đâu
Không phải người nào cũng để ý đến vị trí đau đại tràng là đau ở đâu

1. Thông tin chung về đại tràng và chứng đau đại tràng

Đại tràng còn gọi là ruột già có chiều dài khoảng 1,2m – 1,5m. Đại tràng có 3 phần chính là manh tràng, kết tràng và trực tràng. Trong đó kết tràng lại chia thành 4 phần nhỏ hơn gọi là kết tràng ngang, kết tràng lên, kết tràng xuống và kết tràng chậu hông (còn được gọi là kết tràng xích ma). Đại tràng hoạt động theo cơ chế là sau  khi ruột non hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng từ thức ăn thì phần thức ăn còn lại cùng các chất thải sẽ đi vào đại tràng trái (manh tràng). Manh tràng sẽ hấp thụ chất lỏng, điện giải kết hợp với các vi khuẩn có lợi ở thành ruột phân hủy thức ăn tạo thành phân đi qua kết tràng và xuống trực tràng. Sau đó trực tràng co bóp kết hợp các nhu động ruột bài tiết phân ra ngoài.

Do nhiệm vụ của bộ phận này là hấp thụ muối khoáng và nước từ những thức ăn được đưa vào cơ thể. Đại tràng cũng tham gia vào quá trình phân hủy thức ăn nhờ sự giúp đỡ của vi khuẩn tạo bã. Sau khi thức ăn đã chuyển hóa thành phân, đại tràng lại tiếp tục kết hợp với các nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài nên khả năng bị viêm rất cao. Viêm nhiễm có thể xảy ra khi lớp lót phía bên trong của ruột già bị tổn thương khiến cơ chế hoạt động của bộ phận này bị rối loạn. Có trường hợp vết lở loét rải rác theo chiều dài của ruột già. Bệnh gây ra những cơn đau dai dẳng kèm theo rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, khiến người bệnh rất khó chịu.

Xem thêm: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

2. Đau đại tràng đau ở đâu?

Giải đáp thắc mắc đau đại tràng là đau ở đâu
Giải đáp thắc mắc đau đại tràng là đau ở đâu

Do đại tràng có cấu tạo gồm nhiều phần (manh tràng, kết tràng và trực tràng) và có hình dạng gấp khúc nên có thể xuất hiện ở nhiều vị trí. Kết tràng lại được chia thành 4 phần nhỏ hơn là kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma. Tùy theo vị trí và tính chất của cơn đau cùng các biểu hiện đi kèm sẽ là cơ sở giúp nhận biết cơ quan nào trong cơ thể đang gặp vấn đề, giúp dễ dàng hơn trong việc thăm khám và điều trị. Vị trí đau đại tràng thường gặp là:

  • Đau vùng hạ vị: Thường do mắc các bệnh lý liên quan đến đại tràng xích ma. Đây là một đoạn ngắn của đại tràng, thường dễ mắc các bệnh như viêm đại tràng hay ung thư đại tràng xích ma.
  • Đau vùng hố chậu trái: Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh như viêm đại tràng, rối loạn đại tràng xuống, hội chứng ruột kích thích.
  • Đau vùng hố chậu phải: Cơn đau xuất hiện ở đây thường là do đau ruột thừa, viêm manh tràng, bệnh lý về buồng trứng, vòi trứng.
  • Đau vùng hạ sườn trái: Có thể là các bệnh lý về rối loạn đại tràng hoặc có bệnh về tuỵ, lá lách.
  • Đau vùng rốn: Vị trí đau thường gặp nhất về bệnh đại tràng ngang.

3. Đau đại tràng cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm nào?

Đau đại tràng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời:

3.1. Viêm đại tràng

Bị đau đại tràng là cảnh báo của bệnh viêm đại tràng
Bị đau đại tràng là cảnh báo của bệnh viêm đại tràng

Đây là bệnh lý đại tràng phổ biến nhất với các cơn đau bụng thường xuất hiện ở vùng dưới rốn. Nếu không thăm khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu đại tràng, suy nhược cơ thể, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng đại tràng đe doạ tính mạng. Viêm đại tràng cấp tính nếu để kéo dài sẽ dẫn đến viêm đại tràng mãn tính, rất khó để điều trị dứt điểm.

Người bệnh có thể nhận biết nguyên nhân gây bệnh qua các triệu chứng:

  • Đau bụng: Những cơn đau xuất từng lúc, đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc quặn thắt, dữ dội. Cơn đau bụng thường diễn ra khi người bệnh ngủ dậy và sau khi ăn xong, chỉ giảm sau khi đi đại tiện. Kèm theo đau bụng còn thấy chướng bụng, đầy hơi, óc ách khó chịu.
  • Thay đổi số lần đi ngoài và tính chất phân: Khi đại tiện lúc lỏng, lúc rắn, phân nát không thành khuôn hoặc bị táo bón. Người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày và thường xuyên có cảm giác muốn đi đại tiện tiếp dù vừa mới đi xong. Phân có thể có lẫn nhầy và máu.

Người bệnh có thể gặp các tình trạng khác như mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể, sút cân,…

3.2. Hội chứng ruột kích thích

Bị đau đại tràng là cảnh báo của hội chứng ruột kích thích
Bị đau đại tràng là cảnh báo của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn tiêu hoá mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Nhưng khi người bệnh đi khám hoặc làm các xét nghiệm thì không tìm thấy những tổn thương về mặt giải phẫu hay sinh hoá ở ruột. Tuy hội chứng này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có thể nhận biết bệnh qua 3 thể chính sau:

  • Đau bụng: Vị trí đau thường không cố đinh, đau có thể khu trú ở vùng bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng. Cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc từng cơn, đau tăng sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn thức ăn lạ hoặc bị ôi thiu. Tình trạng đau có thể kéo dài trong 1-2 ngày hoặc cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày.
  • Táo bón: Đại tiện khó, phân khô cứng và phân thường có vỏ nhầy bọc bên ngoài nhưng không có lẫn máu.
  • Tiêu chảy: Đi phân lỏng, đại tiện nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, nhức đầu,… nhưng các triệu chứng này thường không đặc hiệu, thay đổi theo thời gian và tuỳ theo chế độ ăn uống. Ví dụ như khi người bệnh ăn những loại thức ăn lạ, không phù hợp thì sẽ bị rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Và những triệu chứng trên sẽ giảm dần và có thể biến mất nếu người bệnh kiêng khem cẩn thận.

3.3. Polyp đại tràng

Đau đại tràng là cảnh báo của bệnh polyp đại tràng
Đau đại tràng là cảnh báo của bệnh polyp đại tràng

Polyp đại tràng là tình trạng xuất hiện những khối u lồi vào trong lòng đại tràng do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại tràng. Người bệnh có thể nhận biết có phải đau do mắc polyp đại tràng không qua các dấu hiệu:

  • Đi ngoài phân có lẫn máu: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất khi đại tiện, có thể thấy máu phủ mặt ngoài phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Phân có khuôn và không trộn lẫn với máu.
  • Thay đổi thói quen đại tiện: Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài khoảng hơn 1 tuần.
  • Cuống polyp sa ra ngoài (sa trực tràng): Trường hợp polyp nằm ở trực tràng có cuống dài có thể sa ra ngoài hậu môn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn: Polyp đại tràng có kích thước lớn có thể gây cản trở đường tiêu hoá, dẫn đến đau quặn bụng, buồn nôn và nôn.
  • Thiếu máu: Tình trạng chảy máu đại tràng có thể diễn ra âm thầm mà người bệnh không để ý. Chảy máu trong thời gian dài có thể gây thiếu máu khiến cơ thể xanh xao, mệt mỏi, suy nhược.

4. Lưu ý khi bị đau đại tràng

Bị đau đại tràng cần lưu ý những gì?
Bị đau đại tràng cần lưu ý những gì?

Người bệnh đại tràng nên chú ý đến các dấu hiệu của bệnh và đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Các bệnh lý về đại tràng rất dễ tái phát và nhạy cảm với các loại thức ăn. Theo thống kê có đến 70% nguy cơ ung thư đại trực tràng có thể được ngăn chặn nhờ việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt.
  • Cơ thể cần được cung cấp đủ chất xơ, đại tràng cũng sẽ giảm áp lực lên thành. Rau củ và trái cây giàu vừa giàu vitamin vừa nhiều chất xơ – thành phần có tác dụng làm mềm phân, hạn chế tình trạng táo bón. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: ngũ cốc, rau cải, bắp cải, hoa lơ, táo, bơ, cam, các loại hạt,…
  • Ngoài thực phẩm tốt cho sức khỏe thì một số loại thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm và gây đau đại tràng nhiều hơn như đồ ăn chiên rán, carb tinh chế, đường, rượu, cà phê,… Do đó người bệnh nên tránh ăn những thực phẩm này.
  • Thói quen tập thể dục ngày giúp cơ thể khỏe mạnh và cải thiện được các triệu chứng bệnh.
  • Uống đủ nước từ 2 -3l mỗi ngày để cơ thể không thiếu nước và tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

Để hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa trong đó có đại tràng thì cùng với điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể chọn bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa từ men vi sinh. Nên chọn men vi sinh có chứa hai lợi khuẩn là probiotics và prebiotics, được sản xuất bằng công nghệ lab2pro. Đây là công nghệ hiện đại sẽ giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng. Men vi sinh này sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng, tránh được các bệnh đường tiêu hóa, hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày và giúp cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đặc biệt là viêm đại tràng cấp, mãn tính.

Câu trả lời cho thắc mắc đau đại tràng là đau ở đâu hi vọng sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về bệnh lý phổ biến này và các thể bệnh thường gặp từ đó có cách điều trị thích hợp.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Trả lời