Lên cơn hen suyễn có nguy hiểm không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
22 Tháng Ba 2024

Lần cập nhật cuối:
22 Tháng Ba 2024

Số lần xem:
56

Người bệnh suyễn có thể gặp cơn hen và nếu không kịp thời kiểm soát có thể gây nhiều biến chứng. Muốn biết hen suyễn có nguy hiểm không thì người bệnh có thể tham khảo nội dung sau đây.

1. Tìm hiểu bệnh hen suyễn

Thông tin về bệnh hen suyễn cần chú ý
Thông tin về bệnh hen suyễn cần chú ý

Hen suyễn là bệnh lý mãn tính, viêm đường hô hấp do phản ứng quá mức của niêm mạc đường thở do các tác nhân gây dị ứng. Người bệnh hen suyễn thường gặp khó khăn trong việc hô hấp vì tình trạng viêm mạn tính đường thở sẽ làm tăng độ nhạy của phế quản, cơ trơn phế quản sẽ thường xuyên bị co thắt liên tục, từ đó gia tăng sự tiết dịch nhầy gây bít tắc đường thở. Bệnh được chia thành 2 nhóm:

  • Hen nội sinh: Cơn hen xuất hiện khi đường hô hấp bị nhiễm khuẩn do người bệnh tự bộc phát bệnh hen và không liên quan đến yếu tố di truyền hoặc bệnh lý nền nào khác.
  • Hen ngoại sinh: Cơn hen xảy ra do người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Nhóm này thường gặp nhiều ở trẻ em, người trẻ tuổi, người có cha mẹ bị hen suyễn, có tiền sử mắc bệnh dị ứng.

2. Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Hen suyễn có nguy hiểm không? Hiện nay vẫn chưa có phương pháp giải quyết triệt để bệnh hen suyễn. Người bệnh thường phải duy trì dùng thuốc để kiểm soát bệnh và phòng ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng hoặc gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Giải đáp: Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Giải đáp: Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Nếu không kiểm soát được cơn hen suyễn thì rất nguy hiểm cho người bệnh, đó là:

  • Trẻ em mắc hen suyễn có khả năng đáp ứng thuốc và tiên lượng bệnh thường sẽ tốt hơn nhưng bất cứ lúc nào bệnh cũng có thể tái phát nếu hệ miễn dịch suy giảm và tiếp xúc với các dị nguyên. Đặc biệt là khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích sẽ làm xuất hiện những cơn hen cấp tính, niêm mạc đường thở sẽ bị kích thích quá mức, gây sưng viêm, co thắt ống phế quản và tiết ra quá nhiều dịch nhầy làm thu hẹp đường thở.
  • Người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng thở gấp, thở khó, kèm theo các cơn đau tức ngực và bị gián đoạn quá trình cung cấp oxy cho cơ thể. Nặng hơn là còn có thể bị lịm đi, hôn mê bất tỉnh. Nếu không được can thiệp y tế thông đường thở, nguy cơ tử vong là rất cao.

Qua đây có thể thấy bệnh hen suyễn rất nguy hiểm và có tính chất mãn tính, dễ xảy ra cơn hen suyễn cấp tính. Vì thế mà người bệnh nên chủ động tránh xa những tác nhân gây kích thích đường thở. Người thân cần biết về bệnh tình của người bệnh để có thể kịp thời hỗ trợ và xử lý khi xảy ra cơn hen suyễn cấp tính.

3. Ngăn ngừa cơn hen suyễn bằng cách nào?

Những biện pháp giúp bạn phòng tránh cơn hen suyễn
Những biện pháp giúp bạn phòng tránh cơn hen suyễn

Người bệnh có thể áp dụng các cách sau để ngăn ngừa cơn hen suyễn:

  • Tránh xa bụi bẩn, nấm mốc, khói thuốc, phấn hoa hay lông động vật…
  • Không ăn uống những loại thức ăn đã từng khiến bị dị ứng. Không uống rượu bia và đồ có cồn vì đồ uống này sẽ sinh nhiệt và dễ gây ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp, càng khiến tình trạng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều;
  • Nên làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhất là khi cơ thể mệt mỏi, tránh căng thẳng, stress.
  • Khi ra đường hãy đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, khói xe và mặc ấm khi thời tiết trở lạnh.
  • Hàng ngày nên uống đủ lượng nước giúp làm loãng dịch nhầy, thông thoáng đường thở và còn tốt cho sức khỏe nói chung. Người bệnh hen suyễn nên uống ít nhất từ 2 – 3 lít nước/ngày và chia đều lượng nước cần uống theo các khung thời gian trong ngày, không nên uống quá nhiều nước cùng lúc.
  • Hạn chế hoặc không nên tiêu thụ những đồ ăn và loại thuốc có chứa sulphite: đây là một loại chất hóa học được dùng để bảo quản thức ăn thường được tìm thấy nhiều nhất trong trái cây khô, bia, rượu vang và thức uống có cồn hay mốt số loại thuốc và mỹ phẩm cũng chứa chất hóa học này. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ giải phóng ra một loại khí tên là sulphur dioxide gây phản ứng co thắt và kích ứng niêm mạc đường hô hấp;
  • Chú ý là luôn mang theo thuốc trị hen suyễn và sẵn sàng xử lý nếu xảy ra những cơn hen suyễn cấp tính.
  • Người bệnh cần dùng thuốc đúng cách và nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn thì phải được can thiệp y tế kịp thời, làm giãn đường thở bởi vì nếu chậm trễ thì nguy cơ biến chứng và tử vong sẽ càng lớn.

Ngoài ra thì người bệnh hen suyễn có thể dùng thêm sản phẩm xịt rửa mũi hàng ngày. Với trẻ em có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Người lớn thì dùng sản phẩm xịt rửa có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

Nếu đang băn khoăn hen suyễn có nguy hiểm không thì hy vọng nội dung bài viết này có thể giúp bạn có câu trả lời. Đừng chủ quan với căn bệnh mãn tính này nhé.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời