Đi ngoài ra máu và chất nhầy: Cần điều trị như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
25 Tháng Mười Hai 2023

Lần cập nhật cuối:
2 Tháng Một 2024

Số lần xem:
10985

Đi ngoài ra máu và chất nhầy không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau. Chính vì vậy, khi thấy cơ thể có biểu hiện đi ngoài ra máu kèm chất nhầy người bệnh không nên chủ quan mà cần hiểu rõ để điều trị ngay.

Tìm hiểu đi ngoài ra máu và chất nhầy là biểu hiện của những bệnh gì?
Tìm hiểu đi ngoài ra máu và chất nhầy là biểu hiện của những bệnh gì?

1. Hiện tượng đi ngoài ra máu và chất nhầy

Khi mắc chứng đại tiện ra máu nhầy, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm một vài triệu chứng khác như:

  • Táo bón kéo dài nhiều ngày
  • Phân khô cứng thành cục lớn và khó đi ngoài
  • Bụng xuất hiện những cơn đau âm ỉ. Đôi khi người bệnh sẽ cảm thấy nhói khu vực đại tràng hoặc phần bụng dưới.
  • Hậu môn đau rát, ngứa ngáy.
  • Có thể kèm theo triệu chứng sốt cao ở các trường hợp nặng.

Chứng đi cầu ra máu kèm chất nhầy có thể xuất hiện một vài lần rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài và là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu của tình trạng này người bệnh không nên chủ quan mà nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

2. Nguyên nhân đi ngoài ra máu và chất nhầy

Đi ngoài ra máu kèm chất nhầy nếu kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa mà người bệnh cần hết sức lưu ý. Đó có thể là dấu hiệu của các căn bệnh như:

Tổng hợp những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và chất nhầy
Tổng hợp những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và chất nhầy

2.1. Táo bón

Táo bón được coi là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra chứng đại tiện ra máu kèm chất nhầy. Bệnh táo bón là căn bệnh thông thường mà hầu hết ai trong chúng ta cũng từng gặp phải ít nhất là một lần. Bệnh táo bón có biểu hiện là tình trạng đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần. Kèm theo đó là hậu môn đau rát khi rặn và phân cứng. Bệnh táo bón ở thể nhẹ có thể tự hết nhưng với những trường hợp mắc táo bón lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác mà tiêu biểu nhất là bệnh trĩ.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh táo bón:

  • Đi ngoài ít hơn 3 lần trong tuần.
  • Cảm giác tắc nghẽn ở hậu môn, phải rặn mạnh.
  • Phân cứng, to, đóng thành cục hoặc lổn nhổn.

2.2. Bệnh trĩ

2.3. Polyp đại trực tràng

Bệnh Polyp đại trực tràng có triệu chứng đi ngoài ra máu và dịch nhầy
 Bệnh Polyp đại trực tràng có triệu chứng đi ngoài ra máu và dịch nhầy

Polyp đại trực tràng là tình trạng tăng sinh bất thường của niêm mạc đại trực tràng, dẫn đến hình thành các khối u trong ruột già. Polyp đại tràng là vô hại nhưng nếu chúng phát triển quá mức, kích thước to thì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể chuyển biến thành ung thư.

Bất cứ ai cũng có thể bị polyp đại tràng nên cần nắm được các dấu hiệu nhận biết căn bệnh này:

  • Đau bụng kéo dài.
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Đi cầu ra máu có dịch nhầy.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Hình dạng phân bất thường do khối polyp lớn cản trở phân ra ngoài.

2.4. Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ gây ra tình trạng đi cầu ra máu có chất nhầy
Bệnh kiết lỵ gây ra tình trạng đi cầu ra máu có chất nhầy

Kiết lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn Shigella hay Entamoeba histolytica gây ra. Vị trí tấn công thường ở ruột già, gây ra các viêm nhiễm, tiêu chảy dữ dội và chảy máu. Bệnh kiết lỵ cũng là nguyên nhân thường gặp gây tình trạng đi nặng ra máu và chất nhầy.

Các triệu chứng bệnh kiết lỵ:

  • Sốt.
  • Đau quặn bụng.
  • Đau rát hậu môn, mót rặn.
  • Tiêu chảy.
  • Phân lẫn máu và có dịch nhầy.

2.5. Rò hậu môn

Rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn khiến phân lẫn máu và dịch nhầy
Rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn khiến phân lẫn máu và dịch nhầy

Rò hậu môn là một nhiễm khuẩn mạn tính ở vùng hậu môn trực tràng, chỉ sự xuất hiện của một đường hầm nhỏ ở dưới vùng da hậu môn. Tình trạng này là hậu quả của việc không điều trị kịp thời áp xe quanh hậu môn trực tràng. Các tuyến nhỏ tạo chất nhờn nằm bên trong hậu môn bị tắc và nhiễm trùng gọi là áp xe, để lâu có thể phát triển thành rò hậu môn.

Triệu chứng nhận biết rò hậu môn:

  • Cơ thể nóng sốt.
  • Đau nhức, đỏ rát quanh khu vực hậu môn.
  • Chảy dịch nhầy lẫn máu khi đi ngoài, có mủ ở lỗ hậu môn.

2.6. Ung thư đại tràng

Lý do đi cầu ra máu kèm dịch nhầy là mắc ung thư đại tràng
Lý do đi cầu ra máu kèm dịch nhầy là mắc ung thư đại tràng

Một bệnh lý vô cùng nguy hiểm không thể kể đến khi người bệnh có dấu hiệu đi ngoài ra máu kèm chất nhầy trong phân là căn bệnh ung thư đại tràng. Căn bệnh này mang tỉ lệ tử vong cực cao cho người bệnh khi gặp phải. Ở giai đoạn ban đầu, ung thư đại tràng không có biểu hiện cụ thể mà khi bệnh tiến triển vào giai đoạn nặng hơn người bệnh mới nhận thấy một vài biểu hiện như:

  • Bụng đau âm ỉ hoặc dữ dội đặc biệt là vào những lúc đại tiện.
  • Bụng người bệnh sẽ trở nên căng cứng, chướng rất khó chịu.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, da dẻ xanh xao.
  • Sụt cân đột ngột không rõ lý do.

Lúc này, khi phát hiện ra những dấu hiệu này người bệnh cần kịp thời đến bệnh viện để thực hiện sàng lọc giúp phát hiện tình trạng bệnh nhanh nhất.

2.7. Viêm loét đại trực tràng

Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét đại trực tràng có việc đi ngoài ra máu và chất nhầy
Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét đại trực tràng có việc đi ngoài ra máu và chất nhầy

Đại tràng gặp phải tình trạng viêm loét cũng là một nguyên nhân khiến nhiều người xuất hiện tình trạng đi ngoài có chất chầy và máu. Căn bệnh này xảy ra do ruột già của người bệnh bị nhiễm vi khuẩn, virus độc tố hoặc ảnh hưởng của một số loại thuốc kháng sinh gây nên. Lúc này, lớp lòng lót bên ngoài đại tràng bị tổn thương dẫn đến tình trạng viêm loét. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viêm loét đại tràng có thể biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm hơn như ung thư.

Một số triệu chứng khác như:

  • Đau dưới rốn.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Sốt cao.
  • Cơ thể mệt mỏi, sụt giảm cân nặng nhanh chóng trong thời gian ngắn.

3. Đi ngoài ra chất nhầy có máu có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu và dịch nhầy có nguy hiểm không?
Đi ngoài ra máu và dịch nhầy có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu và chất nhầy xảy ra sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm người bệnh lo lắng đến mất ăn mất ngủ, hoang mang, mệt mỏi. Đi cầu ra máu lẫn chất nhầy kéo dài có thể khiến người bệnh mất máu nhiều nếu ngăn chặn kịp thời và có nguy cơ bị thiếu máu rất cao cũng như có thể có biểu hiện bất thường như chóng mặt, choáng váng, da dẻ xanh xao, sức khỏe suy kiệt, thiếu sức sống.

Tình trạng phân có máu lẫn chất nhầy không chỉ là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hóa phổ biến như trĩ, táo bón… mà còn có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý mà nếu không phát hiện sớm, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nguy hiểm nhất là bệnh ung thư đại tràng. Do đó người bệnh hãy đi khám khi thấy đi ngoài ra máu và chất nhầy để được điều trị kịp thời và đúng cách tránh cho bệnh phát triển nặng nguy hiểm cho sức khỏe.

4. Điều trị đi cầu ra máu kèm theo chất nhầy

Có nhiều cách điều trị bệnh đi ngoài ra máu và chất nhầy mà các bạn có thể áp dụng dưới đây:

4.1. Điều trị đi ngoài ra máu và chất nhầy bằng thuốc

Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc để giúp cải thiện tình trạng phân có máu kèm chất nhầy. Một số loại thuốc đó là:

  • Các loại thuốc kháng sinh thường dùng trong các trường hợp bị nhiễm khuẩn.
  • Dạng thuốc chống viêm.
  • Thuốc làm nhuận tràng, chống nguy cơ gây táo bón và bệnh trĩ.
  • Thuốc giúp làm bền thành mạch.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt.

Các loại thuốc trên được chứng minh rằng mang lại hiệu quả trong việc điều trị chứng đi ngoài ra máu và chất nhầy. Tuy nhiên người bệnh cần uống thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Tránh trường hợp tự mua thuốc về uống khi không được sự đồng ý từ cá bác sĩ chuyên khoa.

Nên điều trị bệnh đi cầu ra máu và chất nhầy như thế nào?
Nên điều trị bệnh đi cầu ra máu và chất nhầy như thế nào?

4.2. Điều trị bằng ngoại khoa

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, trong trường hợp chứng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy ở thể nặng các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp điều trị bằng ngoại khoa. Các y bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho các bệnh nhân xuất hiện tình trạng đi cầu ra máu xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

  • Mắc bệnh trĩ cấp độ 3,4 khiến búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn gây đau đớn, chảy máu thuyên tắc cần phẫu thuật cắt bỏ.
  • Polyp đại trực tràng có kích thước lớn.
  • Viêm loét đại tràng ở mức độ nguy hiểm khiến lượng máu chảy nhiều, ồ ạt.
  • Mắc bệnh rò hậu môn.
  • Những người mắc bệnh ung thư đại tràng trong giai đoạn đầu cũng được tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ đại tràng.

4.3. Phương pháp hỗ trợ điều trị tình trạng phân có máu lẫn chất nhầy tại nhà

Để hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu có dịch nhầy, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và kết hợp dùng thảo dược tự nhiên giúp nhuận tràng, giảm đau hiệu quả. Như:

Tăng cường các thực phẩm có lợi cho tiêu hóa

Những loại thực phẩm chứa nhiều magie, vitamin C, sắt, chất xơ và probiotics sẽ giúp nhuận tràng, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả. Ví dụ: sữa chua, các loại rau xanh, trái cây có múi, thịt bò, gan động vật,… Bên cạnh đó, bạn nên tránh ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ ngọt để tiêu hóa tốt hơn.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu và chất nhầy tại nhà
Các phương pháp hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu và chất nhầy tại nhà

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh

Ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế đứng lâu ngồi nhiều và tránh stress đều là những chế độ sinh hoạt tốt cần được duy trì để phòng tránh hiện tượng đi ngoài ra máu và chất nhầy.

Sử dụng các bài thuốc dân gian trị chứng đi đại tiện ra máu và chất nhầy:

  • Bài thuốc từ ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, cầm máu, rất tốt cho người bị bệnh về tiêu hóa, trĩ. Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, giã nát rồi đắp vào hậu môn, để 30 phút.
  • Bài thuốc từ rau sam: Nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, nhuận tràng, rau sam được sử dụng làm thuốc chữa đi cầu ra máu do táo bón, bệnh trĩ, viêm đại tràng và cả bệnh kiết lỵ. Cách làm: rau sam rửa sạch, giã lấy nước cốt, sau đó thêm chút mật ong vào uống khi đói bụng mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Bài thuốc từ rau diếp cá: Với công dụng cầm máu, kháng khuẩn, kháng viêm, rau diếp cá là vị thuốc quen thuộc trong chữa trị các bệnh về đường ruột, trị trĩ, đi ngoài ra máu. Thực hiện: rau diếp cá xay nước uống, bã lấy đắp vào hậu môn.

Bên cạnh những cách trên, bạn có thể kết hợp bổ sung uống viên hỗ trợ điều trị bệnh trĩ chiết xuất từ thảo dược quý để hiệu quả nhanh hơn, tiện lợi và không lo tái phát.

Viên uống có thành phần cao Diếp cá, cao Đương quy, Magie, Rutin, Meriva giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ như: chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa và các biến chứng của bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm nứt hậu môn. Sản phẩm còn giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch cũng như giúp tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên sử dụng sản phẩm chăm sóc da giúp làm mát và săn se da góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm hậu môn. Nên lựa chọn sản phẩm có chứa nano Curcumin, tinh dầu bạc hà kết hợp với các dược liệu như cao lá nhọ nồi, diếp cá, trầu không, thầu dầu tía để mang lại hiệu quả.

Đi ngoài ra máu và chất nhầy sẽ không còn là chứng bệnh nguy hiểm nếu người bệnh biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu thông tin và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: Đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt là gì? Cách điều trị hiệu quả

Nguồn tham khảo

[1] What causes mucus in stool? Is this a concern? https://www.mayoclinic.org/mucus-in-stool/expert-answers/faq-20058262

[2] Why There Might Be Bloody Mucus In Your Stool. https://www.health.com/bloody-mucus-in-stool-7559519

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA