Đi ngoài ra máu cuối bãi là bệnh gì? Cần phải làm sao?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
20 Tháng mười hai 2023

Lần cập nhật cuối:
2 Tháng Một 2024

Số lần xem:
387

Một dấu hiệu nhiều người mắc bệnh về đường tiêu hóa có thể gặp phải là đi ngoài ra máu cuối bãi. Cùng tìm hiểu về tình trạng này và biết cách nên làm gì để cải thiện được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Biểu hiện đi ngoài ra máu cuối bãi

Đi ngoài ra máu tươi cuối bãi có những biểu hiện nào?
Đi ngoài ra máu tươi cuối bãi có những biểu hiện nào?

Đi ngoài ra máu cuối bãi biểu hiện ở tình trạng có xuất hiện của máu dính ở cuối phân hay chảy máu sau khi đi cầu. Ai cũng có thể gặp phải tình trạng này đặc biệt là trẻ em. Tùy theo lượng máu nhiều hay ít, tần suất xuất hiện mà hiện tượng đại tiện ra máu cuối bãi được chia thành các cấp độ khác nhau:

  • Cấp độ nhẹ: Lượng máu ít, chỉ dính lượng nhỏ ở cuối phân, phải quan sát kỹ mới phát hiện ra. Số lần chảy máu sau khi đi cầu cũng ít, lâu lâu mới bị một lần hoặc chỉ bị vài lần rồi hết.
  • Cấp độ vừa: Lượng máu xuất hiện cuối bãi tăng lên, có thể dính nhiều ngoài cửa hậu môn nếu dùng giấy lau sẽ thấy rất rõ. Đi cùng với máu, tần suất đi cầu trong ngày nhiều bất thường, phân có thể lẫn chất dịch nhầy màu trắng đục. Người bệnh có thể bị đi cầu ra máu cuối bãi liên tục.
  • Cấp độ nặng: Lượng máu mất nhiều và có thể xuất hiện trong mỗi lần đại tiện.

2. Đi ngoài ra máu cuối bãi là bệnh gì?

Lượng máu ít hay nhiều còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, trong đó có những nguyên nhân gây đại tiện ra máu không gây nguy hiểm với sức khỏe nhưng nhiều trường hợp tình trạng này lại là cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 

2.1. Táo bón

Đi cầu ra máu cuối bãi cảnh báo bệnh táo bón
Đi cầu ra máu cuối bãi cảnh báo bệnh táo bón

Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần và kèm theo tình trạng phân khô cứng, phải rặn mạnh khi đi cầu thì được gọi là táo bón. Việc ma sát mạnh giữa phân với niêm mạc hậu môn trực tràng trong quá trình đi ngoài có thể khiến cho các tĩnh mạch bị tổn thương, từ đó gây nên hiện tượng đi cầu ra máu ở cuối bãi.

2.2. Bệnh polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài ra máu cuối bãi. Máu có thể ở dạng máu tươi hoặc máu cục, kèm theo các triệu chứng lâm sàng khác như tiêu chảy, đau quặn bụng, tắc ruột.

2.3. Bệnh trĩ

Bị bệnh trĩ cũng xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu cuối bãi
Bị bệnh trĩ cũng xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu cuối bãi

Do tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng chịu nhiều áp lực nên căng phồng quá mức dẫn đến sự xuất hiện của búi trĩ. Bệnh thường gặp ở dân văn phòng ngồi làm việc ít vận động. Bệnh này chia làm 3 cấp độ với đặc trưng chung là gây đi ngoài ra máu, máu tươi có thể dính bên ngoài khuôn phân hoặc ở cuối bãi. Ngoài dấu hiệu đi ngoài dính máu cuối bãi thì người bệnh còn có triệu chứng khác như táo bón kéo dài, ngứa và ẩm ướt ở hậu môn, có búi trĩ mềm sa ra ngoài giống như cục thịt thừa, đau và có cảm giác vướng víu mỗi khi đi ngoài.

2.4. Viêm hậu môn

Bệnh do các loại vi khuẩn shigella hay salmonella tấn công vào bên trong khi người bệnh vệ sinh hậu môn không đúng cách, mặc quần bó sát… Chúng gây viêm nhiễm lớp mô quanh hậu môn và khiến cho khu vực này dễ bị nứt, rách khi phân đi qua nên người bệnh có thể máu cuối bãi chính.

2.5. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn gây tình trạng đi ngoài kèm ra máu cuối bãi
Nứt kẽ hậu môn gây tình trạng đi ngoài kèm ra máu cuối bãi

Người táo bón lâu ngày hay gặp tình trạng này do phân cứng kèm theo  việc rặn mạnh mỗi khi đi cầu khiến hậu môn bị tổn thương và tạo thành một vết nứt. Vết nứt này thường gây đau, đặc biệt khi người bệnh ngồi xổm và chảy máu khi đi ngoài.

2.6. Bệnh viêm đại tràng

Đại tràng còn gọi là ruột già có thể bị viêm do bị nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài hoặc lạm dụng rượu bia và các thức ăn cay nóng. Đặc trưng của bệnh lý này là đi ngoài ra máu, máu có thể đỏ tươi hoặc máu đen xuất hiện bên ngoài khuôn phân, ở cuối bãi hoặc trộn lẫn trong chất thải khiến phân có màu đen. Ngoài ra người bệnh có thể thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội dọc theo khung đại tràng hoặc ở vùng bụng dưới, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, phân lẫn chất nhầy như mũi, ăn lâu tiêu, chán ăn…

2.7. Bệnh kiết lỵ

Đi ngoài ra máu tươi cuối bãi cảnh báo bệnh kiết lỵ
Đi ngoài ra máu tươi cuối bãi cảnh báo bệnh kiết lỵ

Bệnh do vi trùng amip gây ra và gây nhiễm trùng ở ruột dẫn đến tiêu chảy ra máu cuối bãi kèm theo hiện tượng đau bụng, sốt nhẹ, cảm giác đại tiện xong vẫn còn phân.

3. Đi ngoài ra máu cuối bãi có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi xuất hiện không thường xuyên, lâu lâu mới bị một lần và bạn vẫn tiêu hóa tốt thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây mất máu, thiếu máu và làm cơ thể suy nhược, xanh xao, giảm tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể phát triển nặng gây khó khăn trong điều trị.

4. Bị đi cầu ra máu cuối bãi phải làm sao?

4.1. Thăm khám và điều trị sớm

Bị đi ngoài ra máu cuối bãi cần được thăm khám và điều trị sớm
Bị đi ngoài ra máu cuối bãi cần được thăm khám và điều trị sớm

Người bệnh nên đi khám ngay khi thấy đi cầu ra máu cuối bãi để biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này và điều trị đúng cách. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát và thực hiện các kỹ thuật cần thiết như khám hậu môn trực tràng bằng tay, nội soi đại tràng, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân… để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, mức độ của bệnh tránh nhầm lẫn nguyên nhân gây đi ngoài ra máu cuối bãi từ đó có chỉ định cách điều trị thích hợp. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc làm bền tĩnh mạch hay thuốc nhuận tràng tùy theo triệu chứng và bệnh lý mắc phải. Điều trị ngoại khoa có thể áp dụng với trường hợp đi ngoài ra máu tươi cuối bãi do bị bệnh trĩ, polyp hậu môn trực tràng hay viêm đại tràng nặng.

4.2. Chữa đi ngoài ra máu tươi cuối bãi tại nhà bằng các bài thuốc dân gian

Chữa đi ngoài ra máu cuối bãi tại nhà bằng các bài thuốc dân gian
Chữa đi ngoài ra máu cuối bãi tại nhà bằng các bài thuốc dân gian

Dân gian có một số bài thuốc cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi có tác dụng trong việc cầm máu, kháng khuẩn, chống viêm, đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa cho người bệnh.

  • Dùng rau diếp cá: Loại rau này có tính mát, giúp sát trùng, ngừa táo bón, làm bền thành tĩnh mạch nên được sử dụng để khắc phục tình trạng đại tiện ra máu cuối bãi do bệnh trĩ gây ra. Người bệnh dùng 1 nắm  rau diếp cá đem giã nát với muối rồi đắp vào hậu môn mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Hoặc có thể ăn sống lá diếp cá, phơi khô diếp cá dùng nấu nước uống hàng ngày đều tốt.
  • Bài thuốc từ vỏ cây hồng: Dân gian có cách dùng vỏ cây hồng đem phơi khô, sao vàng rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 60g pha chung với nước vo gạo uống. Thực hiện đều đặn khoảng 2 tuần liên tục sẽ thấy tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn.
  • Chữa đi cầu ra máu cuối phân bằng cây nhọ nồi: Cây nhọ nồi còn gọi là cỏ mực được y học cổ truyền sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc chữa đi ngoài ra máu do bệnh trĩ, viêm hậu môn hay viêm đại tràng. Hàng ngày dùng 1 nắm lá cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, xay rồi lọc lấy nước cốt uống. Có thể dùng phần bã đắp trực tiếp bên ngoài hậu môn khoảng 30 phút với trường hợp trĩ hay nứt kẽ hậu môn.

4.3. Giảm đại tiện ra máu cuối bãi bằng lối sống khoa học

Giảm lượng máu cuối bài khi đi ngoài bằng lối sống khoa học
Giảm lượng máu cuối bài khi đi ngoài bằng lối sống khoa học

Bên cạnh các điều trị trên thì việc thay đổi lối sống sinh hoạt cũng sẽ góp phần cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi. Người bệnh nên chú ý:

  • Tăng cường ăn các thực phẩm có tính mát, giàu chất xơ như trái cây tươi, cà rốt, các loại rau có lá màu xanh, ngũ cốc. Tránh sử dụng các thức ăn gây hại cho tiêu hóa như gà rán, khoai tây chiên, các món chiên xào, gia vị cay.
  • Uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Có thể uống nước lọc và nước hoa quả, sinh tố. Nên kiêng uống bia rượu và hạn chế sử dụng nước ngọt có ga.
  • Nếu phải ngồi làm việc nhiều thì nên đứng dậy vận động sau mỗi 1 tiếng làm việc để máu được lưu thông tốt, tránh mắc bệnh trĩ, táo bón hay nứt kẽ hậu môn.
  • Nên đi ngoài vào một khung giờ cố định trong ngày, không nhịn đại tiện, không đi đại tiện lâu và rặn mạnh.
  • Chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh. Tránh sử dụng các loại khăn giấy thô cứng, kém chất lượng dễ gây nhiễm trùng hậu môn.
  • Tránh mặc quần bó sát khiến hậu môn bị tổn thương, viêm và chảy máu.

Người bệnh có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi bằng cách dùng thêm sản phẩm thảo dược an toàn, hỗ trợ điều trị hiệu quả với công dụng giúp nhuận tràng và phòng ngừa táo bón, trĩ hiệu quả nhờ vào hoạt chất có trong các thành phần sản phẩm như Rutin, Đương quy, Magie. Rutin có chứa vitamin P có tác dụng làm bền thành mạch, tăng sự bền vững ở hồng cầu, chống co thắt, giảm lực cơ trơn. Rutin còn giúp nhuận tràng, điều trị giãn tĩnh mạch. Đương quyMagie cũng tăng cường khả năng giúp làm giảm đau, hoạt huyết, nhuận tràng, thông đại tiện, hạn chế tình trạng táo bón.

Đi ngoài ra máu cuối bãi là tình trạng nhiều người mắc bệnh đường tiêu hóa có thể gặp phải, do đó đừng chủ quan nếu thấy tình trạng này diễn ra trong thời gian dài và liên tục thì nên đi khám ngay nhé.

>> Xem thêm: Đừng để đau bụng đi ngoài ra máu “hành hạ” bạn

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA

     

    Để lại một bình luận