Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không liệu có thực sự tốt?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
21 Tháng ba 2024

Lần cập nhật cuối:
21 Tháng ba 2024

Số lần xem:
15093

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là bài thuốc được dân gian áp dụng nhiều nhờ mang đến hiệu quả điều trị tích cực, an toàn. Bạn sẽ bất ngờ với các bài thuốc chữa trĩ bằng lá trầu không sau đây vì tính hiệu quả cũng như dễ thực hiện.

1. Vì sao có thể dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ?

trầu không là vị thuốc phổ biến, xuất hiện nhiều trong các bài thuốc Đông y cổ truyền. Lá trầu không có tính ấm, vị cay, nồng, mùi thơm. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong lá trầu không có chứa hoạt chất phenol là betel-phenol, chavicol (là thành phần trong tinh dầu), chứa 0,8% – 1,8% tinh dầu, chất chống oxy hóa và một số hoạt chất phenolic khác có tác dụng mạnh trong việc kháng viêm, khử trùng vết thương.

Tác dụng của lá trầu không trong việc điều trị bệnh trĩ
Tác dụng của lá trầu không trong việc điều trị bệnh trĩ

Trong 100g lá trầu không chứa khoảng 2,4% tinh dầu betel phenol, đây là loại tinh dầu có tác dụng cầm máu, sát khuẩn mạnh, hỗ trợ các búi trĩ co lại. Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng ngứa rát, giảm viêm nhiễm, đau rát hậu môn, đi đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài công dụng chữa bệnh trĩ, các hoạt chất chống oxy hóa trong lá trầu không có tác dụng hỗ trợ hoạt động của đường ruột, giảm triệu chứng đau dạ dày, tiêu hóa…

Cụ thể lá trầu không có tác dụng chữa bệnh trĩ là nhờ các công dụng:

  • Làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón: Lá trầu không chứa đựng hàm lượng cao các chất chống oxy hóa sẽ giúp loại bỏ các gốc tự do hình thành trong cơ thể. Điều này mang lại lợi ích tuyệt vời cho cơ thể khi đối mặt với các vấn đề như táo bón.
  • Hỗ trợ giảm cân: Lá trầu không có thể được sử dụng hiệu quả cho những người đang cố gắng giảm cân và giữ không cho cân nặng tăng, giảm áp lực lên hậu môn.
  • Chữa lành vết thương: Lá trầu không được sử dụng để đắp lên vết thương có tác dụng đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
  • Giảm đau và ngăn nhiễm trùng: Lá trầu không được xem như một loại thuốc tự nhiên giúp giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm, khó tiêu, táo bón.
  • Cải thiện tiêu hóa: Lá trầu không có khả năng làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể. Điều này giúp thúc đẩy sự lưu thông và kích thích ruột hấp thu tốt các khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng. Chất thải được loại bỏ dễ dàng thông qua việc cải thiện hiệu suất cơ vòng.

Nhờ những lợi ích này mà lá trầu không được dân gian áp dụng nhiều trong việc chữa trị bệnh trĩ, giúp làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh và cảm giác khó chịu, mất tập trung khi mắc phải căn bệnh này.

2. Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

2.1. Chữa bệnh trĩ bằng cách ngâm hậu môn với lá trầu không

Chữa bệnh trĩ nhanh chóng bằng cách ngâm hậu môn với nước lá trầu không
Chữa bệnh trĩ nhanh chóng bằng cách ngâm hậu môn với nước lá trầu không

Người bệnh nên thực hiện bài thuốc này vào buổi tối sau khi đi vệ sinh xong và đã rửa vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm. Cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, ngâm nước muối khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Cho lá trầu không đun cùng 4 lít nước, đun sôi và đợi nước bớt nóng thì đổ ra chậu ngâm hậu môn tới khi nước nguội. Tinh chất trong lá trầu không dễ thấm vào hậu môn, giúp búi trĩ co lại. Nước ấm sẽ giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, giảm đau rát, viêm nhiễm.

2.2. Bài thuốc đắp lá trầu không chữa bệnh trĩ

Bài thuốc đắp lá trầu không là cách điều trị trực tiếp tại vùng tổn thương giúp sát trùng, kháng khuẩn và làm búi trĩ co lại. Thực hiện đều đặn trọng vòng 1 tuần, ngày 1 lần người bệnh sẽ thấy có hiệu quả.

Để thực hiện bài thuốc này người bệnh cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối để ráo. Sau đó mới đem lá trầu không giã nát cùng 1 chút muối, lọc lấy phần nước chấm lên phần búi trĩ, còn phần lá đem đắp lên phần xung quanh hậu môn, có thể dùng khăn cố định khoảng 20 phút trước khi rửa sạch hậu môn. Thực hiện từ 1-2 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất

2.3. Kết hợp lá trầu không với thảo dược chữa bệnh trĩ

Kết hợp lá trầu không với thảo dược điều trị bệnh trĩ
Kết hợp lá trầu không với thảo dược điều trị bệnh trĩ

Lá trầu không cũng có thể kết hợp với một số loại thảo dược để giúp giảm các triệu chứng co thắt búi trĩ, giảm chảy máu… Người bệnh chuẩn bị lá trầu không, hạt gấc, quả bồ kết 10g mỗi loại đem rửa sạch, giã nát. Cho tất cả vào nồi đun với 3l nước rồi mới cho thêm 1 quả cau đã cắt nhỏ vào đun sôi khoảng 10 phút thì đổ nước ra chậu nhỏ. Người bệnh dùng nước này xông hậu môn trong 20 phút đến khi nước nguội. Người bệnh có thể dùng bã hỗn hợp đắp quanh hậu môn trong 30 phút.

2.4. Xông hơi lá trầu không chữa bệnh trĩ

Người bệnh có thể dùng lá trầu không để xông hơi trực tiếp giúp hấp thụ tinh dầu và các tinh chất để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, đau rát hậu môn. Cần một nắm lá trầu không rửa sạch sẽ, ngâm nước muối rồi đun sôi cùng 2l nước trong 10 phút. Sau đó tắt bếp dùng nước vừa đun xông hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ trước đó cho đến khi nước nguội.

3. Một số lưu ý khi thực hiện chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Nên lưu ý gì để thực hiện tốt việc chữa trị bệnh trĩ với lá trầu không?
Nên lưu ý gì để thực hiện tốt việc chữa trị bệnh trĩ với lá trầu không?

Để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh được những rủi ro khi áp dụng bài thuốc điều trị trĩ bằng lá trầu không, người bệnh cần lưu ý:

  • Nên chọn mua lá trầu không chín, thường có màu xanh đậm và chứa nhiều tinh chất hơn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Nên rửa sạch sẽ lá trầu không trước khi thực hiện bài thuốc, tốt nhất là ngâm rửa với muối.
  • Chỉ nên áp dụng bài thuốc xông rửa và đắp ngoài hậu môn chứ không nên thụt rửa bên trong sẽ có thể dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm trực tràng.
  • Lá trầu không an toàn nhưng dược tính thấp nên sẽ mang đến kết quả điều trị chậm, do đó người bệnh nên khám bệnh ở bệnh viện để được điều trị đúng cách, kịp thời tránh để bệnh trĩ nặng thêm.
  • Người bệnh nên chọn sản phẩm thành phần an toàn nhưng có hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt như viên uống có Diếp cá, cao Đương quy, Magie, Rutin, Meriva… sẽ giúp hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa táo bón, giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Đồng thời viên uống còn có tác dụng phòng bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ như chảy máu, đau rát, ngứa, sa búi trĩ…
  • Người bệnh nên ăn uống hợp lý, đủ chất đặc biệt là tăng cường chất xơ, vitamin… hạn chế ăn thực phẩm cay nóng nhiều gia vị, đồ ăn thô cứng khó tiêu hóa, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ thanh lọc cơ thể và giúp thúc đẩy nhu động ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Mỗi ngày người bệnh nên uống ít nhất 2l nước.
  • Việc điều trị sẽ hiệu quả hơn nữa nếu người bệnh giữ tình thần lạc quan, vui vẻ. Tích cực tập thể dục hàng ngày và ăn ngủ đúng giờ.

Trên đây là 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không an toàn và hiệu quả. tuy nhiên nếu áp dụng các cách trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm, bạn nên đi khám để điều trị trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Bìa viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Top 10 Highly Effective Natural Remedies for Hemorrhoids. https://mytour.vn/vi/blog/bai-viet/top-10-highly-effective-natural-remedies-for-hemorrhoids.html

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA