Bệnh tiêu chảy do virus Rota: Những điều cần biết

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
28 Tháng Sáu 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
6668

Tiêu chảy do virus Rota là bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến. Đây là nguyên nhân gây nên nhiều ca bệnh nguy kịch với các biến chứng khó lường. Vậy tiêu chảy Rotavirus là gì? Các điều trị và phòng ngừa căn bệnh này như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé.

1. Tiêu chảy do virus Rota là gì?

Tiêu chảy do Rotavirus là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm
Tiêu chảy do Rotavirus là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Tiêu chảy do virut Rota là bệnh tiêu chảy cấp tính do nhiễm virus Rota – nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Virus Rota thuộc 1 chi của virus RNA kép trong họ Reoviridae. Chúng có dạng hình khối cầu 20 mặt, đường kính trung bình 65 – 70nm, gồm 7 nhóm A, B, C, D, E, F và G, trong đó chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh cho người. Trong đó, nhóm A hay gặp nhất, gây ra dịch tiêu chảy nặng ở trẻ em, nhóm B và C thường hay gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành.

Virus Rota thường sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trong khoảng từ cuối đông đến đầu xuân. Tuy nhiên, ở các nước nhiệt đới, chúng hoạt động quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa, độ ẩm cao, thời tiết thay đổi thất thường. Chủng Virus này có thể sống lâu trong môi trường nước nên khả năng lây nhiễm rất cao. Vì vậy, dễ bùng phát thành dịch tiêu chảy Rota. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa, gây viêm dạ dày và ruột, tiêu chảy nặng, có thể dẫn đến mất nước và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2. Triệu chứng bệnh Tiêu chảy rota

Những triệu chứng nhận biết bệnh tiêu chảy do virus Rota
Những triệu chứng nhận biết bệnh tiêu chảy do virus Rota

Người bị nhiễm Rotavirus có thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày trước khi các triệu chứng rõ ràng xuất hiện. Các biểu hiện của tiêu chảy Rota phổ biến nhất bao gồm:

  • Nôn mửa: Đây là dấu hiệu đầu tiên khi mắc bệnh tiêu chảy Rota, thường xuất hiện trong vòng 6-12 giờ và có thể kéo dài 2-3 ngày, sau đó giảm dần.
  • Tiêu chảy: Đau bụng, đi ngoài phân lỏng toàn nước, phân có thể có màu xanh lẫn đờm nhớt nhưng không có máu. Người bệnh có thể đi ngoài tới 20 lần trong ngày và kéo dài nhiều ngày.
  • Mất nước: Đây là biến chứng trầm trọng và nguy hiểm nhất của tiêu chảy do Rotavirus. Các biểu hiện của mất nước bao gồm khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, trẻ em thì quấy khóc… Mất nước có thể dẫn đến rối loạn điện giải, trụy mạch, thậm chí là tử vong nếu không bù nước kịp thời.
  • Người xanh xao, ăn uống kém, sụt cân…
  • Một số bệnh nhân còn có dấu hiệu sốt, ho, sổ mũi

>> Xem thêm: Đau bụng tiêu chảy kéo dài làm gì để chấm dứt?

3. Các biến chứng do Rota tiêu chảy

Tiêu chảy cấp do virus Rota nếu không được chữa kịp thời có thể gây tử vong
Tiêu chảy cấp do virus Rota nếu không được chữa kịp thời có thể gây tử vong

Nghe tưởng như đơn giản, thế nhưng tiêu chảy do Rota virus nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm như sau:

  • Mất nước nghiêm trọng: Tiêu chảy nhiều lần kết hợp với nôn mửa sẽ khiến lượng nước trong cơ thể bị hao hụt một cách nghiêm trọng. Nếu tình trạng tiêu chảy tiếp diễn liên tục mà không bù đủ nước cho cơ thể có thể gây rối loạn điện giải, trụy mạch, co giật, nguy hiểm hơn là rơi vào tình trạng hôn mê sâu.
  • Nguy cơ tử vong cao: Theo các chuyên gia y tế, tiêu chảy do virus rota có nguy cơ tử vong cao hơn nhiều lần so với những bệnh tiêu chảy khác. Bởi khi lượng nước trong cơ thể mất đi mà không có biện pháp bù nước kịp thời sẽ khiến người bệnh kiệt sức và dẫn đến tử vong.
  • Đối với trẻ bị tiêu chảy do virus rota, kể cả khi đã khỏi bệnh thì đường tiêu hóa của trẻ vẫn bị ảnh hưởng khiến lượng dưỡng chất hấp thu vào cơ thể khó khăn. Hậu quả là bé sẽ biếng ăn, khó hấp thu, có nguy cơ suy dinh dưỡng.

4. Đường lây truyền bệnh Tiêu chảy rota

Bệnh tiêu chảy do rotavirus rất dễ truyễn nhiễm và bùng thành dịch
Bệnh tiêu chảy do rotavirus rất dễ truyễn nhiễm và bùng thành dịch

 Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng do virus Rota lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng. Loại virus này có thể sống nhiều giờ trên bàn tay và nhiều ngày trên các bề mặt rắn. Thậm chí nó vẫn có khả năng gây bệnh khi sống trong phân 1 tuần. Bạn sẽ bị nhiễm virus Rota nếu tiếp xúc với chất thải hoặc đồ dùng cá nhân của người bệnh. Hoặc thông qua việc ăn thực phẩm, sử dụng nguồn nước bị nhiễm virus.

Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy cấp do virus Rota đó là:

  • Cách xử lý phân và chất thải của người bệnh không đúng cũng dễ làm lây lan bệnh.
  • Vệ sinh kém, không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn.

5. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh Tiêu chảy rota

Ai cũng có thể mắc tiêu chảy do virus rota đặc biệt là trẻ sơ sinh
Ai cũng có thể mắc tiêu chảy do virus rota đặc biệt là trẻ sơ sinh

Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do virus Rota, tuy nhiên bệnh thường tấn công và gây hậu quả nghiêm trọng hơn ở trẻ em, nhất là trẻ nằm trong độ tuổi sơ sinh đến 5 tuổi. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của bé còn yếu nên dễ bị tấn công bởi virus Rota. Bên cạnh đó, các bé ở độ tuổi này chưa ý thức được vệ sinh cá nhân, bé thích khám phá, nô đùa, ngậm đồ chơi hay thích mút tay… khiến virus xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây bệnh.

Bên cạnh đó, những đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ cao bị tiêu chảy do virus Rota:

  • Những người chăm sóc bệnh nhân bị tiêu chảy do virus Rota
  • Những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân, không rửa tay với xà phòng, ăn uống không hợp vệ sinh
  • Khu dân cư sống ở nơi bị ô nhiễm, gần khu chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng xử lý phân và chất thải không đúng cách, nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo…

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy rota

Phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy vì virus rota
Phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy vì virus rota

Để chẩn đoán được chính xác bệnh tiêu chảy rota, các y bác sĩ theo dõi các triệu chứng lâm sàng và các kỹ thuật cận lâm sàng sẽ có kết quả chính xác nhất.

Lâm sàng

Để chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ sẽ xem xét những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, sốt, đau bụng, ho,… Đồng thời đánh giá tình trạng mất nước. Tiêu chảy rota thường có mức độ mất nước nghiêm trọng.

Cận lâm sàng

Có 3 nhóm xét nghiệm chính để chẩn đoán bệnh tiêu chảy rotavirus là:

  • Chẩn đoán nhanh phát hiện virus hoặc kháng nguyên: Bác sĩ sẽ lấy mẫu phân trong tuần đầu của bệnh hoặc hút dịch tá tràng, lấy huyết thanh rồi dùng kỹ thuật hiển vi điện tử, miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, điện di miễn dịch phóng xạ, ELISA…
  • Chẩn đoán phát hiện ARN của virus rota: Phương pháp này cũng phân tích dựa trên mẫu phân trong tuần lễ đầu của bệnh hoặc hút dịch tá tràng, lấy huyết thanh rồi dùng kỹ thuật PCR để thực hiện xét nghiệm.
  • Chẩn đoán huyết thanh học: Lấy máu tĩnh mạch và chắt lấy huyết thanh để làm xét nghiệm. Phương pháp này chỉ sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu.

7. Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus điều trị như thế nào?

Điều trị đúng cách khi bị bệnh tiêu chảy virus Rota
Điều trị đúng cách khi bị bệnh tiêu chảy virus Rota

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Việc sử dụng kháng sinh trong trường hợp này không mang lại hiệu quả. Chính vì thể, phương pháp điều trị cơ bản hiện nay là bù nước, kết hợp với chế độ dinh dưỡng thích hợp. Cụ thể:

Bù nước và điện giải

Điều đầu tiên cần làm khi bị tiêu chảy là bù nước ngay khi bị bệnh. Cách đơn giản nhất là uống nhiều nước lọc hơn. Bệnh cạnh đó, biện pháp thông dụng nhất là dung dịch oresol được pha đúng liều ghi trên bao bì.

Tiêu chảy Rotavirus thường có triệu chứng nặng, gây nôn mửa nhiều nên việc bù nước bằng đường uống sẽ gặp khó khăn. Lúc này, phải cho người bệnh uống từ từ và duy trì đều đặn. Trường hợp không thể bù dịch bằng đường uống thì cần nhập viện để truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Chế độ dinh dưỡng

Người bệnh tiêu chảy không nên quá kiêng khem mà cần có chế độ ăn uống khoa học để cơ thể nhanh hồi phục. Trong khoảng thời gian này, người bệnh chỉ nên ăn những thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp… Điều này sẽ giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa mà cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

  • Các món ăn như cháo, khoai tây, khoai lang nghiền, bột ngũ cốc… là nhóm thực phẩm giàu tinh bột có thể bổ sung trong thực đơn hàng ngày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra bạn cũng thể sử dụng một số thực phẩm giàu protein như trứng, thịt gà, thịt lợn nạc…
  • Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời bù lượng điện giải đã mất.
  • Sữa chua cũng là loại thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy do có chứa các lợi khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột, đồng thời giúp ngăn ngừa các triệu chứng đi ngoài.
Ăn sữa chua, rau xanh, hoa quả tươi giúp cơ thể nhanh phục hồi sau tiêu chảy
Ăn sữa chua, rau xanh, hoa quả tươi giúp cơ thể nhanh phục hồi sau tiêu chảy

Bên cạnh đó, người bị tiêu chảy Rotavirus tuyệt đối không ăn đồ tươi sống, tái, đồ uống có cồn như bia rượu hoặc nước ngọt có ga… để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh là một dạng chế phẩm sinh học chứa các vi khuẩn có lợi Probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Từ đó, giúp phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng, khó tiêu… Đặc biệt, men vi sinh giúp cải thiện các triệu chứng tiêu chảy do virus Rota. Tuy nhiên để lựa chọn được loại men vi sinh tốt và chất lượng, các vị phụ huynh cần chú ý đến thành phần và xuất xứ sản phẩm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại men vi sinh đảm bảo chất lượng phải chứa đủ hai thành phần là các lợi khuẩn Probiotics và các chất xơ hòa tan Prebiotics. Trong đó, chất xơ hòa tan mang nhiệm vụ là “thức ăn” cho lợi khuẩn, tạo môi trường để lợi khuẩn phát triển và hoạt động có lợi cho hệ tiêu hóa. Hiện nay, loại men vi sinh có nguyên liệu chiết xuất từ kim chi Hàn Quốc kết hợp với công nghệ bao kép mới LAB2PRO là sản phẩm giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp phòng ngừa và rút ngắn thời gian bị tiêu chảy cũng như các vấn đề tiêu hóa khác. Chi tiết xem về sản phẩm tại đây

Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy

Nếu bạn muốn sử dụng thuốc cầm tiêu chảy nhất thiết phải có sự đồng ý của các bác sĩ. Không nên quá sốt ruột mà tự ý mua thuốc về điều trị. Bởi việc uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ có thể không trị đúng bệnh, gây tác dụng phụ, kéo dài thời gian điều trị.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm được những thông tin về bệnh tiêu chảy Rotavirus, từ đó có biện pháp phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.