Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ nhỏ như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
13 Tháng sáu 2024

Lần cập nhật cuối:
19 Tháng chín 2024

Số lần xem:
120

Hen phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên các triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác nên ba mẹ rất dễ bỏ qua. Theo dõi bài viết dưới đây để biết cách chẩn đoán hen phế quản trẻ em để không bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất nhé.

1. Tổng quan về bệnh hen phế quản trẻ nhỏ

Những điều cần biết về bệnh hen phế quản ở trẻ em
Những điều cần biết về bệnh hen phế quản ở trẻ em

Bệnh hen phế quản (hen suyễn) ở trẻ nhỏ là bệnh viêm đường hô hấp mạn tính, gây sưng và hẹp ống dẫn khí, đồng thời tạo ra chất nhầy khiến trẻ khó thở, ho, khò khè,… Nguyên nhân gây bệnh thường là do di truyền, cơ địa dị ứng hoặc do các yếu tố dị nguyên từ môi trường như phấn hoa, khói bụi, lông vật nuôi,…

Biểu hiện hen phế quản ở mỗi trẻ cũng khác nhau. Hầu hết trẻ dưới 2 tuổi bị hen phế chỉ có triệu chứng khò khè nhẹ và thoáng qua. Một số trường hợp có thể không có triệu chứng cho đến khi trẻ được 5 tuổi. Hen phế quản khiến trẻ em khó chịu và gây ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi, học tập và nghỉ ngơi của trẻ. Đôi khi một cơn hen phế quản có thể khiến trẻ phải nhập viện.

Hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen phế quản ở trẻ em nhưng phụ huynh có thể đưa trẻ đi thăm khám thường xuyên để kiểm soát bệnh, ngăn ngừa tổn thương cho phổi cũng như những di chứng về đường hô hấp sau này.

2. Cách chẩn đoán hen phế quản trẻ nhỏ

Để chẩn đoán hen phế quản trẻ em chính xáLc, cần dựa vào bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và xem xét chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác. Cụ thể:

2.1. Bệnh sử của trẻ

Chẩn đoán bệnh hen phế quản ở trẻ em như thế nào?
Chẩn đoán bệnh hen phế quản ở trẻ em như thế nào?

Tiến hành khai thác bệnh sử của trẻ như:

  • Trẻ có các triệu chứng hen điển hình như: thở khò khè, ho, khó thở,…
  • Các triệu chứng thường kèm theo khô rát ho và tiếng thở ra ồn ào đặc biệt là trong và sau khi gắng sức (khóc, chạy nhảy, nô đùa,…).
  • Các triệu chứng có xấu đi vào ban đêm hoặc sáng sớm không?
  • Các triệu chứng có xảy ra sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng (phấn hoa, vật nuôi, bụi nhà), nhiễm virus đường hô hấp, tiếp xúc với khói thuốc lá và các chất độc hại khác,
  • Các triệu chứng phụ thuộc vào thời tiết.
  • Trẻ có tiền sử dị ứng (chàm da, viêm mũi dị ứng);
  • Tiền sử gia đình bị hen hoặc dị ứng;

Triệu chứng khò khè ở trẻ cần phải được nhận định chính xác bởi bác sĩ vì cha mẹ của trẻ có thể nhầm lẫn triệu chứng khò khè với các tiếng thở bất thường khác.

2.2. Thăm khám lâm sàng

Chẩn đoán hen suyễn ở trẻ nhỏ qua khám lâm sàng
Chẩn đoán hen suyễn ở trẻ nhỏ qua khám lâm sàng

Thăm khám lâm sàng cần đánh giá nhanh mức độ cơn hen phế quản trẻ nhỏ để kịp thời xử lý:

  • Hen nhẹ: Trẻ tỉnh táo, chỉ khó thở khi hoạt động gắng sức, vẫn có thể nằm được. Trẻ thở nhanh nhưng không có co lõm lồng ngực. Đo SpO2 > 95%.
  • Hen trung bình: Trẻ tỉnh táo, biểu hiện khó thở rõ ràng, có thể không nằm được. Trẻ thở nhanh và có co lõm lồng ngực. SpO2 đo được nằm trong khoảng 92 – 95%.
  • Hen nặng: Trẻ khó thở mức độ nghiêm trọng, vật vã, không ngồi được, phải nằm đầu cao. Khi thở có co lõm lồng ngực. SpO2 giảm còn <92%.
  • Hen nguy kịch: Trẻ tím tái, hôn mê, thở chậm thậm chí bị ngưng thở. Nghe phế quản có tiếng rì rào giảm hoặc có thể không nghe được. Đo SpO2 <92%.

2.3. Các phương pháp đánh giá chức năng hô hấp và một số xét nghiệm khác

Phương pháp đánh giá chức năng hô hấp giúp chẩn đoán bệnh hen
Phương pháp đánh giá chức năng hô hấp giúp chẩn đoán bệnh hen

Các phương đánh giá chức năng hô hấp và xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán hen phế quản trẻ em gồm có:

  • Đo hô hấp ký: Đo chức năng hô hấp với các chỉ số FEV1, FVC, tỉ lệ FEV1/FVC. Kết quả cho thấy hội chứng tắc nghẽn có đáp ứng với kích thích beta 2 nếu FEV1 giảm, tỉ lệ FEV1/FVC <0,8, sau khi dùng thuốc giãn phế quản thì FEV1 tăng lên 200ml hoặc 12%.
  • Đo lưu lượng đỉnh: Bác sĩ sẽ chỉ định đo và theo dõi lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) của trẻ từ 1 – 2 tuần khi trẻ có các triệu chứng hen nhưng đo hô hấp ký cho kết quả bình thường. Ngoài ra, việc đo lưu lượng đỉnh còn giúp đánh giá độ nặng của bệnh hen phế quản trẻ nhỏ, từ đó bác sĩ đưa ra hướng điều trị thích hợp
  • Thử nghiệm dị ứng: Giúp đánh giá tình trạng mẫn cảm với các dị nguyên.
  • Đo nồng độ Oxit Nitric (NO) trong khí thở ra (FENO): Phương pháp này được chỉ định với những trường hợp trẻ bị viêm khi khò khè tái phát. Nồng độ NO thường tăng cao ở người bệnh hen suyễn hoặc trong cơn hen cấp, giảm khi người bệnh điều trị thuốc corticoid.

2.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản trẻ nhỏ

Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ dựa vào 5 tiêu chuẩn sau:

  • Tần xuất tái phát cơn ho và khò khè ở trẻ
  • Sau khi đã loại trừ những nguyên nhân gây ho, khò khè khác
  • Trẻ có các yếu tố nguy cơ hen phế quản
  • Có đáp ứng với thuốc giãn phế quản
  • Thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán cho thấy trẻ bị hen

3. Cách kiểm soát cơn hen phế quản ở trẻ em

Hướng dẫn kiểm soát cơn hen suyễn tại nhà cho trẻ nhỏ
Hướng dẫn kiểm soát cơn hen suyễn tại nhà cho trẻ nhỏ

3.1. Đánh giá và theo dõi điều trị, kiểm soát hen phế quản trẻ nhỏ

Đưa trẻ đi tái khám theo lịch của bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh, đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị, tăng hoặc giảm liều thuốc trong trường hợp cần thiết.

  • Hen phế quản chưa kiểm soát: tái khám 2 tuần/lần.
  • Hen phế quản kiểm soát một phần: tái khám 1 tháng/lần.
  • Hen phế quản kiểm soát triệt để: tái khám 3 tháng/lần.

3.2. Cách xử trí cơn hen phế quản trẻ nhỏ tại nhà

Khi trẻ lên cơn hen tại nhà, ba mẹ hãy xử lý theo cách sau:

  • Khi thấy trẻ có triệu chứng ho, thở khò khè, thở mệt, cho trẻ xịt Salbutamol 100 microgam 2 nhát (với trẻ nhỏ cần 4 nhát xịt kết hợp babyhaler) với liều dùng 20 phút/lần trong 1 giờ đầu nếu trẻ chưa cắt cơn.
  • Nếu trẻ đáp ứng tốt (hết thở khò khè) và xử trí cắt cơn hen kéo dài 4 giờ: Tiếp tục xịt Salbutamol 100 microgam cho trẻ 3 – 4 giờ/lần trong 1 – 2 ngày. Sau đó đưa trẻ đi khám bác sĩ.
  • Trường hợp trẻ đáp ứng không hoàn, chỉ cắt cơn hen trung bình: Tiếp tục cho trẻ hít salbutamol từ 1 – 2 giờ/lần, dùng corticoid dạng uống và đưa trẻ đi khám sớm nhất trong ngày.
  • Nếu trẻ không đáp ứng với thuốc, các triệu chứng thở mệt, thở khò khè không giảm thì tiếp tục cho trẻ hít Salbutamol kết hợp với Ipratropium, dùng corticoid dạng uống. Đồng thời đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Trẻ em bị hen suyễn nên giữ thông thoáng đường thở, làm sạch gỉ mũi, chất nhầy, loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang để giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, từ đó ngăn cơ hen tái phát. Phụ huynh có thể cho bé dùng xịt rửa mũi có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết phòng tránh các bệnh đường hô hấp, trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng.

Ngoài ra, người lớn bị hen suyễn có thể sử dụng thêm sản phẩm xịt rửa mũi chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

Trên đây là thông tin về cách chẩn đoán hen phế quản trẻ em. Đây là căn bệnh có thể lấy đi tính mạng của trẻ nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, ba mẹ hãy đưa trẻ đi thăm khám sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đưa trẻ tái khám định kỳ để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận