Việt Nam là một nước gió mùa nhiệt đới ẩm, thời tiết thay đổi thất thường nên rất dễ gây khởi phát cơn hen ở trẻ. Nếu không biết cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản đúng cách có thể gây biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng trẻ. Vì vậy, để tránh xảy ra tình huống xấu, ba mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ bị hen suyễn sao cho đúng.
1. Các dấu hiệu bệnh hen phế quản ở trẻ
Thông thường, triệu chứng hen phế quản có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, chúng có xu hướng trầm trọng hơn vào đêm khuya hoặc sáng sớm. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của hen phế quản ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý:
- Khó thở, thở khò khè: Hầu hết những trẻ bị hen phế quản đều có biểu hiện thở khò khè, khó thở. Nguyên nhân là do niêm mạc phế quản sưng to làm hẹp đường thở, không khí khi đi qua sẽ gây tiếng khò khè. Đi kèm với hiện tượng này là tình trạng trẻ thở nhanh và gấp, nhất là sau khi tiếp xúc với tác nhân kích tích, sau vận động mạnh hoặc trải qua cơn ho.
- Ho nhiều và tái phát liên tục: Có rất nhiều bệnh lý liên quan đến hô hấp gây ho ở trẻ. Nhưng nếu bé bị ho nhiều, ho khan liên tục, đặc biệt cơn ho nhiều hơn khi về đêm thì có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
- Đau ngực, nặng ngực: Đường thở bị thu hẹp không chỉ khiến trẻ bị khó thở mà còn gây đau tức ngực vì không khí vào phổi không đủ..
2. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị hen suyễn
Cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản bao gồm xử lý cơn hen cấp, dự phòng cơn hen tái phát, kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học để kiểm soát tình trạng bệnh. Cụ thể:
2.1. Xử trí khi có cơn hen cấp tại nhà
Khi trẻ lên cơn hen cấp, việc đầu tiên cần làm là đưa trẻ tránh xa những yếu tố kích thích khởi phát cơn hen (phấn hoa, lông động vật, khói bụi,…) và để trẻ ngồi ở nơi thoáng mát. Sau đó, cha mẹ cần nhanh chóng cho trẻ sử dụng thuốc giãn phế quản dạng hít để cắt cơn hen, đồng thời thực hiện biện pháp sau:
- Xịt họng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh 2 nhát/lần.
- Nới lỏng quần áo của trẻ rồi theo dõi các dấu hiệu xem trẻ có dễ thở hơn không, có giảm ho, giảm khò khè, tức ngực không. Sau 20 phút, nếu cơn hen không giảm thì tiếp tục xịt họng lần 2.
- Theo dõi thêm 20 phút nữa nếu các triệu chứng vẫn không giảm thì xịt họng lần 3 rồi nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu. Trường hợp trẻ đỡ khó thở thì vẫn cần đưa trẻ đến viện để kiểm tra và có phác đồ điều trị hiệu quả hơn.
Điều quan trọng nhất là ba mẹ luôn mang theo thuốc xịt cắt cơn hen suyễn của trẻ bên mình để hạn chế nguy hiểm mà cơn hen suyễn gây ra và kiểm soát tốt tình trạng.
2.2. Điều trị dự phòng
Mục đích của việc điều trị dự phòng là kiểm soát các triệu chứng của bệnh, duy trì chức năng hô hấp bình thường để trẻ có thể sinh hoạt, học tập, vui chơi như những trẻ khác.
Tùy thuộc vào kết quả kiểm soát hen trước đó cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc điều trị dự phòng như thuốc uống, thuốc xịt hoặc xông khí dung. Cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về thời gian và liều lượng thuốc. Đồng thời đưa trẻ đi tái khám đúng hẹn ngay cả khi bệnh hen của trẻ đã được cải thiện.
2.3. Sinh hoạt, dinh dưỡng
Bên cạnh việc dùng thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ, ba mẹ cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của trẻ như:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ để giúp tăng sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe tổng thể. Bố mẹ tích cực bổ sung nhiều vitamin C, vitamin E từ các loại rau xanh, trái cây,… Không cho trẻ ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, nhộng tằm,…
- Tránh các yếu tố khởi phát cơn hen ở trẻ như lông vật nuôi, thảm lông, bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa,…
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thay chăn, ga, gối thường xuyên, vệ sinh điều hòa, máy lọc không khí định kỳ.
- Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người trong mùa dịch, cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ ấm cho bé khi trời lạnh.
- Tiêm phòng cúm cho trẻ mỗi năm một lần nhằm giảm các đợt cấp hen.
3. Các dấu hiệu bố mẹ cần cho trẻ đến viện khám ngay lập tức
Khi thấy trẻ có các biểu hiện dưới đây, ba mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:
Trẻ bị khó thở, da tái nhợt, không thể nói câu dài, thở nhanh và gấp, có biểu hiện rút lõm ở lồng ngực. Cha mẹ có thể đánh giá biểu hiện khó thở bằng cách đếm nhịp thở của trẻ trong vòng 1 phút. Mức độ thở nhanh của trẻ được tính như sau:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở từ 60 lần/phút.
- Trẻ 2 tháng – 12 tháng tuổi: Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên.
- Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.
Trẻ không đáp ứng sau khi sử dụng thuốc xịt.
Trẻ bị ho không ngừng, ho đỏ mặt.
Trẻ em bị hen suyễn nên giữ thông thoáng đường thở, làm sạch gỉ mũi, chất nhầy, loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang để giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, từ đó ngăn cơ hen tái phát. Phụ huynh có thể cho bé dùng xịt rửa mũi có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết phòng tránh các bệnh đường hô hấp, trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng.
Người lớn bị hen suyễn có thể sử dụng thêm sản phẩm xịt rửa mũi chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp phụ huynh biết cách chăm sóc trẻ bị hen suyễn hiệu quả nhất để giúp bé nhanh khỏi bệnh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn