Cảm lạnh mùa hè: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
28 Tháng mười một 2023

Lần cập nhật cuối:
2 Tháng Một 2024

Số lần xem:
1059

Mùa hè nóng nực oi bức cũng là thời tiết khiến nhiều người dễ bị cảm lạnh, không chỉ riêng mùa đông. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng cảm lạnh mùa hè là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết ngay sau đây.

Những điều cần biết về hiện tượng cảm lạnh mùa hè
Những điều cần biết về hiện tượng cảm lạnh mùa hè

1. Thế nào là cảm lạnh mùa hè?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì cảm lạnh mùa hè chính là cảm lạnh thông thường, nhưng lại xảy ra vào những ngày hè nắng nóng, nhiệt độ cao. Do đó, xét về các dấu hiệu và triệu chứng thì cũng không có sự khác biệt so với cảm lạnh thông thường.

2. Triệu chứng điển hình

Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà triệu chứng của bệnh cảm lạnh mùa hè sẽ có đôi chút khác biệt. Tuy nhiên, dưới dây là một số triệu chứng điển hình, cơ bản mà hầu hết người bệnh sẽ đều gặp phải:

  • Người bệnh sẽ bị sổ mũi, nhiều nước mũi, có thể thấy nước mũi chảy ra ngoài.
  • Tình trạng tắc nghẽn mũi, khó thở, cảm giác bị nén ngực
  • Hắt xì liên tục, nhiều lần trong ngày
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Có thể xuất hiện ho, đau rát, ngứa cổ họng.

Trong một số trường hợp các triệu chứng bệnh khác đa phần các triệu chứng kể trên, thì có thể bạn đang mắc một căn bệnh nào khác mà không phải cảm lạnh mùa hè, ví dụ như bị dị ứng theo mùa. Để biết chính xác nhất, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có giải pháp điều trị phù hợp

Hiểu rõ về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tình trạng cảm lạnh mùa hè
Hiểu rõ về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tình trạng cảm lạnh mùa hè

3. Nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh vào mùa hè

Về bản chất, cảm lạnh nói chung đều do virus tấn công vào đường hô hấp trên gây ra bệnh, mà không phải do tác động của yếu tố thời tiết. Tuy vậy, không khí hanh khô đặc trưng của mùa đông sẽ là điều kiện lý tưởng để virus sinh sôi và lây lan mạnh mẽ. Điều đó khiến nhiều người lầm tưởng rằng cảm lạnh thường chỉ xảy ra vào mùa đông. Trên thực tế, cảm lạnh mùa hè vẫn có nguy cơ cao xảy ra thông qua các con đường lây bệnh như:

  • Tiếp xúc với người mắc bệnh cảm lạnh thông qua bắt tay, hay chạm vào mắt, mũi miệng, thông qua tuyến nước bọt… mà sau đó không sát khuẩn tay.
  • Chạm vào những vật hoặc bề mặt có chứa virus gây bệnh cảm lạnh mùa hè.
  • Sinh sống và làm việc tại nơi có môi trường ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều virus – mầm mống gây bệnh.
  • Dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn mặt, cốc, bát đũa, bàn chải….với người bệnh cảm lạnh.

4. Những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh cảm lạnh mùa hè

Mặc dù virus vẫn là tác nhân chính gây ra bệnh cảm lạnh mùa hè. Nhưng song song đó vẫn có các yếu tố khác từ bên ngoài tác động, làm tăng khả năng mắc bệnh như:

4.1. Thời gian tắm kéo dài

Thời gian tắm kéo dài làm tăng khả năng mắc bệnh cảm lạnh mùa hè
Thời gian tắm kéo dài làm tăng khả năng mắc bệnh cảm lạnh mùa hè

Tắm là một cách giải nhiệt hữu hiệu vào mùa hè oi bức, xua tan đi cảm giác khó chịu, nóng nực, lấy lại sự thoải mái và mát mẻ. Tuy nhiên, thói quen tắm quá lâu lại không hề tốt cho sức khỏe, mà ngược lại còn có thể khiến bạn dễ bị cảm lạnh mùa hè. Thân nhiệt của cơ thể bị hạ thấp, do đó dễ bị nhiễm lạnh và gây ra tình trạng cảm lạnh. Đây cũng là nguyên nhân mà nhiều người bị cảm lạnh vào mùa hè.

4.2. Lạm dụng nước đá và đồ ăn lạnh

Sử dụng nhiều nước đá, các đồ ăn lạnh như kem và các thức uống lạnh khác sẽ khiến cổ họng dễ bị tổn thương, sức đề kháng yếu và tạo điều kiện cho virus xâm nhập, tấn công gây ra cảm lạnh. Vì vậy, mặc dù đây là loại đồ uống rất được yêu thích, giúp giải nhiệt ngay lập tức vào những ngày hè nắng nóng, nhưng chỉ nên dùng với tần suất vừa phải, không nên sử dụng quá nhiều.

4.3. Sử dụng quạt nhiều và với công suất lớn

Sử dụng quạt nhiều cũng tăng khả năng bị cảm lạnh mùa hè
Sử dụng quạt nhiều cũng tăng khả năng bị cảm lạnh mùa hè

Quạt là một đồ dùng làm mát không thể thiếu trong mỗi gia đình vào mùa hè nóng nực. Tuy vậy, việc sử dụng quạt liên tục với công suất lớn sẽ khiến cơ thể dễ mất nước, gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải. Đây cũng chính là “thời cơ vàng” để vi khuẩn tấn công và gây nên tình trạng cảm lạnh mùa hè.

4.4. Sử dụng máy lạnh với nhiệt độ thấp

Nguyên nhân gây ra cảm lạnh vào mùa hè còn có thể do việc sử dụng máy lạnh, điều hòa với nhiệt độ thấp. Điều này dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ oi nóng ngoài trời. Khi bước ra khỏi phòng cơ thể chưa kịp thích ứng với nhiệt độ cao, dễ mất cân bằng gây ra cảm lạnh. Nhất là người già và trẻ em, là hai đối tượng rất dễ bị sốc nhiệt. Do đó, nên để nhiệt độ trong phòng điều hòa từ 28 – 30 độ hoặc có thể thấp hơn 1 – 2 đọ để giảm thiểu nguy cơ bị cảm lạnh mùa hè.

5. Cảm lạnh mùa hè kéo dài bao lâu?

Hiện tượng cảm lạnh mùa hè kéo dài trong bao lâu?
Hiện tượng cảm lạnh mùa hè kéo dài trong bao lâu?

Tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng sức khỏe cũng như lứa tuổi và yếu tố di truyền, mà thời gian bị cảm lạnh mùa hè của mỗi người lại không giống nhau. Ngoài ra, nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ hồi phục nhanh hơn và ngược lại.

Thông thường, đối với người lớn, bệnh sẽ kéo dài trong khoảng 10 ngày, từ khi bệnh khởi phát. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm sau 7 ngày phát bệnh. Một số trường hợp, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau 2 tuần. Ở trẻ em, thời gian chúng khỏe mạnh trở lại chưa đến 1 tuần, nhanh hơn so với người lớn.

6. Điều trị cảm lạnh mùa hè bằng cách nào?

Cần xem xét mức độ nặng nhẹ của bệnh mà áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:

6.1. Nghỉ ngơi đầy đủ

Hãy nghỉ ngơi đầy đủ để khắc phục tình trạng cảm lạnh mùa hè
Hãy nghỉ ngơi đầy đủ để khắc phục tình trạng cảm lạnh mùa hè

Khi bị cảm lạnh mùa hè, bạn nên tạm gác lại công việc, những hoạt động thể chất nặng để nghỉ ngơi. Cơ thể cẩn có thời gian để hồi phục, lấy lại năng lượng, sức lực, nâng cao hệ miễn dịch và cân bằng cơ thể, giúp bệnh mau khỏi. Đồng thời, cần có chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh, tránh thức khuya không tốt cho sức khỏe.

6.2. Uống nước

Mất nước sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải và làm cho bệnh cảm lạnh mùa hè thêm nặng hơn. Vì vậy, không được quên bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống các loại nước ép hoa quả, canh, súp… Một tách trà ấm cũng giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn, nhất là với những người bị ho hay đau rát họng thì rất có hiệu quả.

6.3. Dùng thảo dược tự nhiên

Điều trị cảm lạnh mùa hè bằng các thảo dược tự nhiên
Điều trị cảm lạnh mùa hè bằng các thảo dược tự nhiên

Theo các chuyên gia Đông y, một số loại thảo dược như rễ cam thảo, bạc hà, quế, gừng… là thảo dược có tác dụng hỗ trợ nâng cao hệ thống miễn dịch giúp chống lại cảm lạnh mùa hè.

6.4. Thăm khám và điều trị

Nếu tình trạng cảm lạnh kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, thì tốt nhất bạn không nên tự điều trị tại nhà, mà cần đến các trung tâm y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp phù hợp, vừa đảm bảo an toàn, lại giúp bệnh dễ hồi phục hơn.

7. Các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng cảm lạnh vào mùa hè

Các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng cảm lạnh vào mùa hè
Các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng cảm lạnh vào mùa hè

Để giảm thiểu tình trạng cảm lạnh mùa hè, phòng bệnh hiệu quả thì bạn nên thực hiện các giải pháp dưới đây:

  • Rửa tay sạch sẽ: Đây được coi là một trong những giải pháp tốt nhất giúp giảm thiểu sự lây nhiễm của vi khuẩn có hại. Thói quen nên áp dụng hàng ngày chứ không chỉ riêng mùa hè. Bạn nên vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa để khử trùng tay.
  • Bổ sung vitamin: Vitamin rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sức đề kháng tốt thì có thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, các tác nhân bên ngoài gây bệnh. Vitamin có trong thực phẩm ăn hàng ngày hoặc các TPCN, nên hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để biết được lượng vitamin cần nạp vào cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc: Bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh, không bắt tay, chạm vào mũi, miệng người bệnh để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Cảm lạnh là bệnh lý do virus gây ra, virus này thuộc dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Nên người bệnh có thể chọn hỗ trợ điều trị an toàn và phòng bệnh hiệu quả từ viên uống thảo dược. Viên uống này sẽ giảm lượng virus, tăng sức đề kháng, xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh nhờ có các thảo dược như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Khi sử dụng viên uống không chỉ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể mà còn giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Cảm lạnh mùa hè nói riêng hay bệnh cảm lạnh nói chung tuy không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn, do đó hãy phòng bệnh để không bị cảm lạnh nhé.

Bài viết liên quan: Cảm lạnh mùa đông nên phòng ngừa như thế nào?

Nguồn tham khảo

  • [1] Summer Colds: Symptoms, Causes, and Treatment. https://www.verywellhealth.com/why-do-i-have-a-summer-cold-770444
  • [2] Catching a Cold When It’s Warm. https://newsinhealth.nih.gov/2012/06/catching-cold-when-its-warm
  • [3] What to Know About Summer Colds. https://healthmatters.nyp.org/what-to-know-about-the-surge-in-summer-colds/
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.