Bạn đọc quan tâm: Cảm cúm có nên ăn trứng gà không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
17 Tháng Mười Một 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
6423

Trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng thường được lựa chọn khi muốn cung cấp dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên có phải lúc nào trứng gà cũng tốt và người cảm cúm có nên ăn trứng gà không?

Cảm cúm có nên ăn trứng gà không?
Cảm cúm có nên ăn trứng gà không?

1. Cảm cúm ăn trứng gà được không?

Trứng gà có chứa nhiều dinh dưỡng khá cân đối như protein, lipid, glucid, vitamin, chất khoáng, các loại men và hormone. Protein trong lòng đỏ là loại phospho protein có thành phần acid amin tốt nhất và toàn diện nhất. Protein lòng trứng chủ yếu là loại đơn giản và tồn tại dưới dạng hòa tan. Protein của trứng là nguồn cung cấp tốt các acid amin hay thiếu trong các thực phẩm khác như: tryptophan, methionin, cystein, arginin. Trứng gà chứa nhiều dưỡng chất như vậy thì người bệnh cảm cúm có nên ăn không?

Một trong những triệu chứng người bệnh cảm cúm có thể gặp là sốt cao, nhiệt độ cơ thể tăng cao nên có thể phải dùng thuốc hạ sốt. Nếu người bệnh cảm cúm ăn trứng gà thì cơ thể cần nhiều thời gian để tiêu hóa và điều đó sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên. Ngoài việc giải phóng nhiệt năng, khi tiêu thụ thức ăn sẽ kích thích sản sinh nhiều nhiệt lượng hơn cũng như gia tăng hiệu suất chuyển hóa cơ bản. Nếu ăn thực phẩm chứa mỡ thì hiệu suất chuyển hóa cơ bản từ 3% – 4%. Hay khi ăn đường, hiệu suất chuyển hóa cơ bản có khả năng tăng từ 5% – 6%. Hai loại thực phẩm này có thời gian chuyển hóa khoảng 1 giờ thì khi ăn trứng gà thì hiệu suất chuyển hóa cơ bản tăng từ 15% – 30%, kéo dài từ 10 – 12 giờ. Do đó nếu đang cảm cúm mà ăn trứng gà thì sẽ càng làm nhiệt độ tăng lên, không có lợi cho người bệnh.

2. Những thực phẩm nên ăn khi bị cảm cúm

2.1. Súp gà, cháo

Các món ăn như súp gà, cháo… cũng thích hợp để người bị cảm cúm ăn. Cháo hay súp gà đều dễ ăn và tiêu hóa lại có đủ cả thịt lẫn rau củ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và cả nước, muối bị mất khi bị cảm cúm.

>> Xem thêm:Bị cảm cúm có nên ăn thịt gà không?

2.2. Thực phẩm chứa nhiều Kẽm

Thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp người bệnh cảm cúm chóng khỏe. Những thực phẩm chứa nhiều kẽm có thịt bò, tôm, hàu, sò, thịt gà, ngũ cốc, yến mạch… đặc biệt thịt bò là thực phẩm tốt nhất vì không chỉ chứa kẽm, thịt bò còn giàu protein, magie, kali và vitamin B6 giúp người bệnh mau chóng hồi sức và cải thiện hệ miễn dịch.

2.3. Rau, củ, quả

Các loại rau củ quả cũng rất tốt để người bệnh cảm cúm ăn. Cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác có nhiều vitamin C và vitamin E sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch rất tốt để người bệnh cảm cúm ăn. Bông cải xanh có chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E, canxi và chất xơ.

2.4. Tỏi, gừng

Tỏi và gừng giúp giảm đau, tăng khả năng miễn dịch… thích hợp để thêm vào món ăn hàng ngày.

2.5. Sữa chua

Sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt cho người bị cảm cúm
Sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt cho người bị cảm cúm

Sữa chua mềm dễ ăn lại tốt cho tiêu hóa vì cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột. Người bệnh cảm cúm nên ăn để tăng cường hệ miễn dịch và protein thiết yếu cho cơ thể.

>> Xem thêm: Người bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏe?

3. Bị cảm cúm không nên ăn gì?

  • Thức ăn nhanh: Các thực phẩm chế biến sẵn là thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp không tốt cho người bị cảm cúm vì có thể gây đầy bụng và không có nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Người bệnh cảm cúm dễ bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng nếu dùng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Nên những thực phẩm này không thích hợp ăn khi mà hệ tiêu hóa bị suy yếu.
  • Thực phẩm cứng: Những thức ăn cứng như bánh quy giòn, khoai tây chiên… có thể khiến tình trạng ho và đau họng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Phô mai: Dịch nhầy trong phổi sẽ gia tăng nếu người bệnh cảm cúm dùng phô mai. Từ đó, khiến các triệu chứng cảm cúm gia tăng và khó chữa trị hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều muối: Người bệnh nên hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều muối, nhằm gia tăng lượng Lysozyme trong nước bọt. Từ đó, hỗ trợ bảo vệ cổ họng và chống lại bệnh cảm cúm hiệu quả hơn.
  • Trà đặc: Uống trà đặc khi bị cảm cúm khiến não rơi vào trạng thái kích thích và huyết áp tăng lên, nhiệt độ cơ thể vì thế cũng cao lên gây khó chịu. Một số loại thuốc hạ sốt cũng bị giảm hiệu quả nếu người bệnh uống trà.
  • Cà phê: Cà phê có thể là nguyên nhân làm người bệnh cảm cúm mất ngủ, khi mà cần nghỉ ngơi để chóng khỏe.
  • Đồ lạnh: Đồ lạnh như kem, nước đá sẽ làm tình trạng viêm đau họng của người bệnh cảm cúm càng nghiêm trọng hơn.

Người bệnh cảm cúm nên được nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống hợp lý để nhanh chóng bình phục. Bên cạnh đó để tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch và rút ngắn thời gian mắc cúm, người bệnh có thể kết hợp dùng thêm sản phẩm thảo dược. Những thảo dược tốt cho người bệnh đang mắc cúm và cả người khỏe mạnh có thể dùng để phòng bệnh cảm cúm cũng như các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra là Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ. Các thảo dược này lành với người dùng và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Các thảo dược này có trong một viên uống nên tiện sử dụng và thích hợp để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Đồng thời giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.