Bật mí 11 cách chữa viêm phế quản tại nhà hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
6 Tháng chín 2024

Lần cập nhật cuối:
11 Tháng chín 2024

Số lần xem:
29

Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả giúp bạn nhanh chóng hồi phục và giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn những cách chữa viêm phế quản hiệu quả.

Cùng tìm hiểu thông tin về các cách chữa bệnh viêm phế quản hiệu quả
Cùng tìm hiểu thông tin về các cách chữa bệnh viêm phế quản hiệu quả

1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản xảy ra khi phế quản bị vi khuẩn tấn công gây kích ứng. Có 2 dạng viêm phế quản đó là viêm phế quản cấp và mạn tính, trong đó:

  • Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản xảy ra ở người bệnh không có tổn thương trước đó  và nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus hoặc cả hai.
  • Viêm phế quản mãn tính: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ kích thích liên tục các ống phế quản và đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm. Viêm phế quản mãn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

2. Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh

Người bệnh có thể tham khảo các cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh để áp dụng hiệu quả tại nhà.

2.1. Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt

Các thuốc không kê đơn như aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm phế quản như sốt, nhức đầu và đau nhức cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng loại thuốc phù hợp, lưu ý là không nên dùng Aspirin cho trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, do nguy cơ xuất hiện hội chứng Reye. Hay không dùng thuốc chống viêm không steroid như Aspirin và Ibuprofen cho người bệnh bị hen phế quản.

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh viêm phế quản
Sử dụng thuốc để điều trị bệnh viêm phế quản

2.2. Sử dụng thuốc giảm ho, long đờm

Có 2 loại thuốc không kê đơn thường được sử dụng gồm thuốc giảm ho, giúp giảm ho khan bằng cách ngăn chặn phản xạ ho và thuốc long đờm giúp làm loãng, tiết chất nhầy khi bệnh nhân ho có đờm.

Cụ thể là với trường hợp người bệnh ho khan nhiều, gây mất ngủ thì có thể sử dụng 1 trong các thuốc giảm ho là Terpin codein 15 – 30mg/ 24 giờ hoặc thuốc Dextromethorphan liều từ 10 – 20mg/ 24 giờ (ở người lớn). Với trường hợp người bệnh ho có đờm thì sử dụng thuốc long đờm có acetylcystein 200mg x 3 gói/ 24 giờ.

Lưu ý là không nên sử dụng thuốc giảm ho trong trường hợp người bệnh ho có đờm vì khi niêm mạc của phế quản bị viêm sẽ tạo ra đờm trong lòng phế quản và phản xạ ho giúp loại bỏ các chất nhầy ra khỏi đường hô hấp.

Xem thêm: 7 loại thuốc trị viêm phế quản phổ biến nhất hiện nay

2.3. Thuốc giãn phế quản

Khi thấy có co thắt phế quản, xuất hiện triệu chứng thở khò khè thì người bệnh có thể sử dụng:

  • Thuốc giãn phế quản cường β2 dạng phun hít (Terbutryl và Salbutamol).
  • Khí dung Salbutamol liều 5mg x 2- 4 nang/ 24 giờ.
  • Uống Salbutamol 4mg x 2-4 viên/ 24 giờ.

2.4. Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên

Chữa bệnh viêm phế quản bằng các loại thảo dược tự nhiên
Chữa bệnh viêm phế quản bằng các loại thảo dược tự nhiên

Một cách chữa viêm phế quản an toàn, hiệu quả không lo tác dụng phụ là dùng các loại thảo dược. Thảo dược thường được dùng trong bài thuốc Đông y có Tạo giác, Xạ can, Bán liên biên, Xạ đen, Nhũ hương… khi kết hợp thảo dược này với nhau sẽ mang lại công dụng khám viêm, tiêu đờm, bổ phế, giảm ho, đồng thời tăng cường sức khỏe hệ hô hấp từ đó sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Xem thêm: Bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản như thế nào hiệu quả?

2.5. Nghỉ ngơi

Một cách hỗ trợ điều trị viêm phế quản thêm hiệu quả là nghỉ ngơi. Người bệnh viêm phế quản thường gặp triệu chứng là mệt mỏi do nhiễm trùng và ho dai dẳng kèm theo. Và theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ phục hồi sau nhiễm trùng. Giấc ngủ giúp cơ thể sửa chữa mô tổn thương và tái tạo ra mô mới, giải phóng hormone quan trọng và tạo ra năng lượng. Theo khuyến cáo người lớn cần ngủ 7-8 giờ mỗi ngày và trẻ em khoảng 10 -12 giờ mỗi ngày.

2.6. Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm phế quản
Uống đủ nước giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm phế quản

Người bệnh bị viêm phế quản có thể bị mất nước do sốt, thở nhanh, chảy nước mũi, nôn mửa và tiêu chảy. Nếu tình trạng này không được kiểm soát có thể dẫn đến chóng mặt, lú lẫn, nhức đầu và cảm giác khó chịu ở miệng, cổ họng. Do đó người bệnh cần uống đủ nước khi bị viêm phế quản để tránh mất nước, làm loãng đờm và chất nhầy mũi, làm ẩm cổ họng.

2.7. Dùng nước muối sinh lý

Người bệnh viêm phế quản nên dùng nước muối sinh lý để xịt mũi và súc miệng có thể giúp làm sạch đường hô hấp, loại bỏ chất nhầy và làm dịu một số triệu chứng như đau họng, nghẹt mũi. Nước muối sinh lý là một lựa chọn an toàn và không gây tác dụng phụ nếu sử dụng đúng cách. Người bệnh có thể chọn dùng nước muối sinh lý bán tại các tiệm thuốc hoặc các dung dịch làm tại nhà bằng cách pha loại muối không có iodine và không có chất tạo màu vào nước ấm để súc miệng và làm dịu cơn đau họng.

2.8. Sử dụng máy tạo ẩm

Khắc phục viêm phế quản nhờ cách sử dụng máy tạo ẩm
Khắc phục viêm phế quản nhờ cách sử dụng máy tạo ẩm

Máy tạo ẩm sẽ cung cấp hơi nước cho không khí trong phòng từ đó giúp hạn chế tình trạng khô đường hô hấp, giảm kích ứng niêm mạc mũi và cổ họng. Không khí ấm và có đủ độ ẩm sẽ làm dịu cơn ho, loãng chất nhầy và giúp chúng dễ dàng được thoát ra khỏi đường thở.

Lưu ý cần điều chỉnh máy tạo ẩm ở mức vừa phải để không khí không quá ẩm dễ gây kích thích dẫn đến hiện tượng hen suyễn và dị ứng.

2.9. Xông hơi

Xông hơi bằng tinh dầu có thể là một trong những cách trị viêm phế quản tại nhà hiệu quả. Xông hơi giúp làm ẩm và làm sạch đường hô hấp, giúp chất nhầy dễ dàng được thoát ra ngoài, giảm triệu chứng viêm phế quản như ho sâu và làm lỏng chất nhầy trong đường hô hấp. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý:

  • Không nên quá nóng để tránh bỏng mà chỉ nên dùng nước ấm.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với nồi nước sôi hoặc ngọn hơi nóng để tránh bỏng hơi và gây nguy hiểm cho mắt, cho da.
  • Khi xông thì hít hơi một cách nhẹ nhàng và không quá sâu để tránh kích thích đường hô hấp.

2.10. Bỏ thuốc lá

Nếu muốn cải thiện bệnh viêm phế quản thì hãy bỏ thuốc lá
Nếu muốn cải thiện bệnh viêm phế quản thì hãy bỏ thuốc lá

Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính là hút thuốc lá. Việc hút thuốc lá làm tổn thương đường phế quản và giảm khả năng bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hoặc hít phải khói thuốc có thể gây ra cơn ho dữ dội nếu bệnh nhân bị viêm phế quản. Do đó việc bỏ thuốc hay tránh khói thuốc thụ động có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bỏ hoàn toàn hoặc giảm hút thuốc lá sẽ hạn chế tổn thương ống phế quản và giúp vết thương nhanh lành hơn. Nếu người bệnh bỏ thuốc lá sẽ có thể phòng ngừa nguy cơ bị viêm phế quản cấp tính hơn trong tương lai.

2.11. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần cải thiện tình trạng bệnh viêm phế quản, giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Người bệnh nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt cũng như thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, trứng và các loại hạt sẽ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh. Chế độ ăn lành mạnh cần có các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo, hạn chế chất béo bão hòa, cholesterol, muối và đường.

Xem thêm: Bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì?

3. Khi nào thì dùng kháng sinh để điều trị viêm phế quản?

Khi nào cần dùng kháng sinh để chữa trị viêm phế quản?
Khi nào cần dùng kháng sinh để chữa trị viêm phế quản?

Với người bệnh viêm phế quản nhẹ thì có thể áp dụng các cách điều trị trên đây nhưng cũng có trường hợp người bệnh sẽ phải dùng kháng sinh để điều trị nếu có các dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Ho, khạc nhiều đờm, mủ rõ
  • Ho dai dẳng kéo dài trên 1 tuần
  • Người bệnh mạn tính như ung thư, suy tim,… thì cần gặp bác sĩ

Xem thêm: Lựa chọn kháng sinh chữa bệnh viêm phế quản như thế nào?

Kháng sinh được sử dụng tùy thuộc vào mô hình vi khuẩn và tình hình kháng thuốc tại địa phương. Các loại kháng sinh thường dùng để điều trị viêm phế quản gồm:

  • Cefuroxim;
  • Ampicillin dùng đơn lẻ, hoặc phối hợp với Sulbactam;
  • Acid clavulanic dùng kết hợp cùng Amoxicillin;
  • Thuốc nhóm Macrolid: Erythromycin và Azithromycin. Lưu ý là không dùng các thuốc nhóm này chung với nhóm Xanthin (thuốc giãn phế quản) và các thuốc nhóm IMAO.

Viêm phế quản có thể sẽ cải thiện khi người bệnh áp dụng cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh tại nhà trên đây. Tuy nhiên nếu thấy bệnh không thuyên giảm thì người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chỉ định điều trị hiệu quả và kịp thời.

Xem thêm: Chăm sóc người bệnh viêm phế quản tại nhà hiệu quả

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời