Bị cảm cúm nên ăn gì và không nên ăn gì là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Và những món bạn ăn hàng ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe.
1. Người bị cảm cúm nên ăn gì?
Các triệu chứng thông thường khi mắc cảm cúm như sốt cao, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, đau đầu, đau nhức cơ thể, chán ăn, mệt mỏi đuối sức. Với những người sức đề kháng kém có thể bị biến chứng do bội nhiễm vi khuẩn gây viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang.

Hầu hết người bị cảm cúm đều ăn không ngon miệng, ăn kém hơn bình thường, nhưng đây là thời điểm cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ vì tiêu hao năng lượng. Ăn uống đầy đủ sẽ giúp sức khỏe hồi phục nhanh nhất, giảm thời gian điều trị, ngăn ngừa tình trạng trở nặng biến chứng nguy hiểm. Vậy bị cảm cúm nên ăn gì? Một số loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, cải thiện nhanh các triệu chứng cảm khó chịu mà người bệnh nên ăn nhiều như:
Uống đủ nước
Một ngày cơ thể cần được cung cấp từ 1.5 lít- 2 lít, nhưng khi bị cảm cúm, bạn cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường do cơ thể mất nước vì nhiều lý do như đổ mồ hôi, nôn, ăn ít đồ ăn. Nước còn có tác dụng làm loãng dịch gây tắc nghẽn mũi và ngăn ngừa nhiễm trùng cơ thể. Bạn có thể bổ sung nước bằng các cách như uống nước lọc, đây là cách bổ sung nước cho cơ thể nhanh và dễ dàng nhất, uống nước canh hầm xương hay uống các loại trà như trà gừng, trà thảo mộc, đặc biệt là trà xanh do chống oxy hóa trong trà xanh sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Các loại nước trái cây giàu vitamin và khoáng chất tốt bạn cũng có thể uống như nước cam, nước dừa,…. tuy nhiên nên uống lượng vừa phải tránh dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Nếu bị mất nước nghiêm trọng do nôn và tiêu chảy thì nên uống thêm nước điện giải.
Cháo, súp gà

Cháo hay súp gà đều là món ăn phù hợp với người bị cảm cúm do ở đạng mềm lỏng nên dễ ăn, đồng thời dễ tiêu và chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể cung cấp lượng nước và muối đã bị mất trong cơ thể và bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, protein cần thiết. Ăn cháo gà trong thời gian bị cảm cúm sẽ giúp bạn không bị mất nước và lâu đói hơn.
>> Xem thêm: Top 7 món cháo giải cảm cúm cực nhanh và dễ nấu
Các loại thực phẩm giàu kẽm
Cảm cúm ăn gì nhanh khỏi? Kẽm có trong nhiều loại thực phẩm như thịt bò, tôm, hàu, sò, thịt gà, ngũ cốc, yến mạch,… Do đó ăn được thực phẩm nào trong số này thì bạn nên bổ sung thường xuyên. Thịt bò là thực phẩm tiêu biểu trong nhóm kẽm, không chỉ chứa kẽm, thịt bò còn giàu protein, magie, kali và vitamin B6 giúp mau chóng hồi sức và cải thiện hệ miễn dịch.
Rau xanh

Rau củ quả là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp hỗ trợ xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Do đó bạn nên bổ sung đa dạng nhiều loại rau củ trong bữa ăn, nhất các loại rau củ quả có màu đậm như các loại rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn,… Đây là các loại rau có công dụng tăng cường hệ thống miễn dịch vì có chứa cả chất xơ, vitamin C và vitamin E.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là siêu thực phẩm đem lại hàm lượng vitamin C, vitamin E dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngoài ra bcòn giúp bổ sung canxi và chất xơ. Vì vậy ăn gì khi bị cảm cúm thì người bệnh hãy chọn bông cải xanh.
Gừng, tỏi

Đây là các loại củ rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh cảm cúm, đặc biệt trong việc giải quyết một số triệu chứng của cảm cúm như đau đầu, đau họng, ớn lạnh,…. Vì thế, cúm ăn gì cho nhanh khỏi, bạn hãy ăn gừng, tỏi ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm.
Sữa chua
Người bị cảm cúm nên ăn gì? Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm đau họng cùng nhiều chất dinh dưỡng khác cho bạn. Đây là thực phẩm rất tốt để bổ sung khi bị cúm.
Các loại trái cây giàu vitamin C
Vitamin C có trong nhiều loại trái cây như: cam, quýt, bưởi. Bạn ăn thường xuyên sẽ giúp bổ sung vitamin C giúp cơ thể nhận được một nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Các loại hạt ngũ cốc
Ngũ cốc cũng là loại thực phẩm tốt nên ăn khi bạn bị cúm. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, quinoa, gạo và yến mạch,… đều có chứa một lượng chất béo, chất xơ cũng như một số vitamin và các khoáng chất khác đáng kể, hỗ trợ bạn nhanh khỏi cúm. Tuy nhiên, cũng như các loại đậu, ngũ cốc tinh chế có chứa phytate – yếu tố làm giảm khả năng hấp thụ kẽm. Do đó bạn nên chọn ngũ cốc nguyên hạt chứa ít phytate hơn để giúp cơ thể hấp thu kẽm nhiều hơn. Ngũ cốc nguyên hạt còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng tốt cho sức khỏe như chất xơ, vitamin B, magie, sắt, phốt pho, mangan và selen.
Các loại gia vị cay
Các loại gia vị cay như hạt tiêu sẽ giúp người cảm cúm thông mũi, dễ thở hơn. Tuy nhiên nếu bạn còn bị đau họng nữa thì không nên thử ăn gia vị này vì sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
2. Người bị cảm cúm không nên ăn gì?
Để chữa cảm cúm nhanh nhất, người bệnh cần tránh những sai lầm khi bổ sung dinh dưỡng, vì nếu ăn uống không đúng cách sẽ lâu hồi phục sưc khỏe hơn. Dưới đây là một số thực phẩm người bị cúm nên kiêng ăn:

Thức ăn cứng
Khi bị cảm, cổ họng của bạn sẽ bị đau rát, khó chịu. Do đó, việc ăn uống sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là những thực phẩm cứng. Vì vậy, bạn không nên ăn các loại thực phẩm cứng để tránh cơn đau trở nên trầm trọng hơn và chỉ nên ăn thực phẩm mềm lỏng như cháo, súp.
Thực phẩm chế biến sẵn
Bị cảm cúm không nên ăn gì? Các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ có thể sẽ khiến bạn thấy buồn nôn, khó tiêu. Các loại thức ăn này thường không có nhiều chất dinh dưỡng. Do đó bạn nên ăn và chọn những loại thực phẩm tươi và giàu chất dinh dưỡng, chọn cách chế biến đơn giản, thanh đạm như luộc, hấp,… tránh đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
Thức uống chứa cồn
Rượu, bia và các loại thức uống chứa cồn khác có nguy cơ làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy đồ uống có cồn thuốc danh sách bị cúm không nên uống gì.
Cà phê và trà đặc
Ngoài đồ uống có cồn thì trà và cà phê cũng là thức uống mà bạn nên tránh khi bị cúm vì có nguy cơ khiến lượng nước trong cơ thể bạn hao hụt nhiều hơn và làm tăng nhiệt độ cơ thể.

3. Lưu ý một số điều để tránh lây nhiễm bệnh
Khi bị cúm hay có người nhà bị cúm thì bạn nên thực hiện một số lưu ý sau để tránh lây nhiễm bệnh như:
- Luôn sử dụng khẩu trang trong quá trình tiếp xúc, chăm sóc người bệnh cúm và sát khuẩn tay sau khi chăm sóc bằng nước rửa tay hay nước sát khuẩn.
- Cần bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh cảm cúm bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh, 1 ly trà gừng ấm và 1 lý tỏi băm nhuyễn pha nước để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh cảm cúm, tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm.
- Đồ dùng cá nhân của người bệnh cần được khử trùng thường xuyên, không dùng chung đồ cá nhân như bàn chải đánh răng, bát, đũa, thìa, cốc, chén…
- Nếu thấy có các triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy,… trong và sau khi chăm sóc người bệnh thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
Ngoài ra bạn có thể chọn cách hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả từ viên uống thảo dược. Viên uống này sẽ giảm virus, tăng sức đề kháng, xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Viên uống có các thảo dược như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ. Cảm cúm là bệnh lý do virus gây ra, virus này thuộc dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Nên khi sử dụng viên uống không chỉ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể mà còn giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn biết người bị cảm cúm nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện và khắc phục những triệu chứng nhiễm trùng do virus cúm.
Bài viết liên quan:
- [Giải đáp thắc mắc] cảm cúm có nên ăn thịt gà không?
- Bị cảm cúm mùa hè – Những lưu ý không nên bỏ qua
- Thời điểm lý tưởng để tiêm phòng cảm cúm hiệu quả nhất
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn